Bản fat là gì, các dạng fat đang sử dụng để cài đặt windows

Bản fat là gì, các dạng fat đang sử dụng để cài đặt windows

Một số kiến thức cơ bản về FAT32 và NTFS

  • Thread starter phantuannam
  • Ngày gửi 1/8/06

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

Bản fat là gì, các dạng fat đang sử dụng để cài đặt windows

phantuannam

Altria Tax

  • #1

Trước khi cài đặt, Windows XP luôn đòi hỏi format lại đĩa cứng theo định dạng FAT32 hoặc NTFS. Sử dụng các chương trình format đời mới hiện nay nó cũng đưa ra lựa chọn giữa FAT32 và NTFS. Vậy hệ thống FAT32 và NTFS trên đĩa cứng là gì, tác dụng của nó thế nào, nên chọn loại nào cho máy tính?

Khái niệm về FAT và NTFS

FAT16: Với HĐH MS-DOS, hệ thống tập tin FAT (FAT16 – để phân biệt với FAT32) được công bố vào năm 1981 đưa ra một cách thức mới về việc tổ chức và quản lý tập tin trên đĩa cứng, đĩa mềm. Tuy nhiên, khi dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng nhanh, FAT16 đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với không gian địa chỉ 16 bit, FAT16 chỉ hỗ trợ đến 65.536 liên cung (clusters) trên một partition, gây ra sự lãng phí dung lượng đáng kể (đến 50% dung lượng đối với những ổ đĩa cứng trên 2 GB).

FAT32: được giới thiệu trong phiên bản Windows 95 Service Pack 2 (OSR 2), được xem là phiên bản mở rộng của FAT16. Do sử dụng không gian địa chỉ 32 bit nên FAT32 hỗ trợ nhiều cluster trên một partition hơn, do vậy không gian đĩa cứng được tận dụng nhiều hơn. Ngoài ra với khả năng hỗ trợ kích thước của phân vùng từ 2GB lên 2TB và chiều dài tối đa của tên tập tin được mở rộng đến 255 ký tự đã làm cho FAT16 nhanh chóng bị lãng quên. Tuy nhiên, nhược điểm của FAT32 là tính bảo mật và khả năng chịu lỗi (Fault Tolerance) không cao.

NTFS (New Technology File System): được giới thiệu cùng với phiên bản Windows NT đầu tiên (phiên bản này cũng hỗ trợ FAT32). Với không gian địa chỉ 64 bit, khả năng thay đổi kích thước của cluster độc lập với dung lượng đĩa cứng, NTFS hầu như đã loại trừ được những hạn chế về số cluster, kích thước tối đa của tập tin trên một phân vùng đĩa cứng.

NTFS sử dụng bảng quản lý tập tin MFT (Master File Table) thay cho bảng FAT quen thuộc nhằm tăng cường khả năng lưu trữ, tính bảo mật cho tập tin và thư mục, khả năng mã hóa dữ liệu đến từng tập tin. Ngoài ra, NTFS có khả năng chịu lỗi cao, cho phép người dùng đóng một ứng dụng “chết” (not responding) mà không làm ảnh hưởng đến những ứng dụng khác. Tuy nhiên, NTFS lại không thích hợp với những ổ đĩa có dung lượng thấp (dưới 400 MB) và không sử dụng được trên đĩa mềm.

So sánh giữa FAT32 và NTFS

NTFS là hệ thống file tiên tiến hơn rất nhiều so với FAT32. Nó có đầy đủ các đặc tính của hệ thống file hiện đại và FAT32 không hề có. Bạn nên dùng NTFS để thay thế cho FAT32 vì các lý do sau:

- FAT32 không hỗ trợ các tính năng bảo mật như phần quyền quản lý, mã hoá.. như NTFS. Vấn đề này đặc biệt hiệu quả đối với Windows. Với NTFS, bạn có thể không cần sử dụng các tiện ích mã hoá hay đặt mật khẩu giấu thư mục v.v, vì đây là đặc tính đã có sẵn của NTFS, chỉ cần bạn biết khai thác. Việc xài các tiện ích không nằm sẵn trong hệ điều hành để thao tác trực tiếp với đĩa vẫn có ít nhiều rủi ro.

- FAT32 có khả năng phục hồi và chịu lỗi rất kém so với NTFS. Có một số ý kiến cho rằng NTFS không tương thích nhiều với các chương trình kiểm tra đĩa hay sửa đĩa mà người dùng đã quen thuộc từ lâu, như vậy sẽ vô cùng bất tiên trong trường hợp đĩa bị hư sector. Nên yên tâm vì NTFS là hệ thống file có khả năng ghi lại được các hoạt động mà hệ điều hành đã và đang thao tác trên dữ liệu, nó có khả năng xác định được ngay những file bị sự cố mà không cần phải quét lại toàn bộ hệ thống file, giúp quá trình phục hồi dữ liệu trở nên tin cậy và nhanh chóng hơn. Đây là ưu điểm mà FAT 32 hoàn toàn không có.

Khi mà mất điện đột ngột thì Windows 98, 2000, XP… đều phải quét lại đĩa khi khởi động lại nếu đĩa đó được format bằng chuẩn FAT32. Trong khi format đĩa cứng bằng NTFS thì lại hoàn toàn không cần quét đĩa lại, bởi vì hệ thống dùng NTFS có được những thông tin về tính toàn vẹn dữ liệu ghi trên đĩa và nó mất rất ít thời gian để biết được về mặt logic đĩa của mình có lỗi hay không và nếu có thì hệ thống cũng tự phục hồi một cách cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Với FAT32 thì nó phải rà quét toàn bộ lâu hơn nhiều. Một hệ thống Windows 2000, XP sẽ ổn định hơn nhiều nếu cài trên phân vùng được format bằng NTFS. Ngoài ra NTFS còn được trang bị công cụ kiểm tra và sửa đĩa rất tốt của Microsoft.

- NTFS có khả năng truy cập và xử lý file nén ngon lành hệt như truy cập vào các file chưa nén, điều này không chỉ tiết kiệm được đĩa cứng mà còn gia tăng được tuổi thọ của đĩa cứng.

- Nhiều người phàn nàn rằng không thể truy cập vào các đĩa cứng được format bằng NTFS khi đang ở DOS, Windows 98 hoặc WinME… Thực ra thì DOS, Windows 98 và Windows ME đã quá cũ và các phần mềm còn hữu dụng của chúng cũng không còn bao nhiêu.

- NTFS đặt được quota sử dụng cho người dùng, vô cùng tiện dụng cho các hệ thống máy ở công ty. Đặc biệt tiện dụng khi “âm thầm” cấm được con cái sao chép những phim ảnh độc hại vào các thư mục “bí mật” của chúng trong đĩa cứng.

Ngoài ra, NTFS còn có rất nhiều tiện ích tuyệt chiêu chuyên sâu khác cho giới người dùng cao cấp khác như “mount partition”, tạo “hard link” tới một file, hỗ trợ dùng RAID v.v

- Nếu bạn đã thực sự quyết định chọn NTFS làm “duyên giai ngẫu” thì bạn có thể từ bỏ hẳn FAT 32 kể từ nay. Hiện có rất nhiều tiện ích chuyển đổi từ FAT 32 sang NTFS tùy bạn lựa chọn. Tiện hơn cả là dùng bộ tiện ích có sẵn trong các đĩa CD khởi động bằng Hirenboot đang rất phổ biến hiện nay.

Tuy thế, FAT32 vẫn còn tỏ ra hữu dụng trên các máy tính cấu hình quá yếu ớt, chỉ có thể chạy được Windows 98. FAT16 và FAT32 vẫn được dùng để định dạng cho các loại thẻ nhớ, vì các thiết bị chấp nhận thẻ nhớ như máy ảnh số, máy nghe nhạc vẫn chưa thấy loại nào tương thích với NTFS cả. FAT16 luôn là lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn copy dữ liệu của mình từ một máy tính chạy Windows sang máy chạy hệ điều hành khác như Mac chẳng hạn. Hầu hết các máy Mac hiện nay đều không thể nhận dạng các thẻ nhớ USB được định dạng bằng FAT 32.

(Theo TTO)

P/s đầu nhức như búa bổ, tự nhiên muốn spam bài chơi... :freddy:

Bản fat là gì, các dạng fat đang sử dụng để cài đặt windows

adam_tran

Guitar inspiration

  • #2

Ké vô 1 tí:
FAT: File Allocation Table, là chuẩn đầu tiên về cách quản lý tập tin trên ổ đĩa cứng. Theo chuẩn FAT, dữ liệu sẽ được ghi trên các liên cung (Clusters), các liên cung này được quản lý trên 1 bảng (table) của đĩa cứng, kiểu như ta quản lý số nhà vậy. Như vậy trên ổ cứng có 2 vùng: Vùng dữ liệu và vùng FAT.
Dữ liệu của 1 file có thể được ghi trên nhiều cluster không liền nhau. Cuối mỗi cluster sẽ có 1 đoạn mã thông báo dữ liệu còn tiếp tại 1 cluster nào đó ghi tại FAT, cứ thế cho đến khi cluster cuối cùng có mã báo kết thúc, FAT cũng ghi nhận cluster nào được dùng rồi, cluster nào chưa dùng.
Điều này dẫn đến hạn chế là:
Thứ nhất, cho dù ổ cứng có nhiều cluster đi chăng nữa thì FAT cũng không quản lý hết, có nghĩa là dung lượng ổ cứng phải hạn chế tối đa ở mức nào đó.
Thứ 2, nếu dữ liệu bị phân mảnh, ghi trên nhiều cluster thì gây nên tình trạng lảng phí, (cho dù dữ liệu ghi không hết cluster thì cluster đó vẫn bị lấy hết) vừa chiếm không gian đĩa vừa làm chậm tốc độ đọc, ghi.
Thứ 3, nếu cúp điện đột ngột, FAT chưa kịp ghi nhận được mã kết thúc file vào FAT thì dẩn đến tính trạng file ghi chồng nhau=> lỗi cross... gì đó. Ông A cũng nói đất XXX của tôi, ông B cũng nói đất XXX của tôi, thế là Windows phải rà lại toàn bộ => mất thời gian.
Thứ 4, bảo mật: Nếu anh rà được 1 cluster của file thì anh sẽ biết được những gì còn lại sau đó. Tức là, nếu bảo mật thì toàn bộ file phải được bảo vệ, mà file thì thay đổi liên tục, các cluster thay đổi liên tục => không bảo mật được.

NTFS: MS đưa ra chuẩn quản lý tập tin mới đầu tiên cho hệ điều hành quản trị mạng Windows NT, mãi cho đến Windows 2000 thì M$ mới "gộp" win NTvà Win 98 lại...
NTFS ra đời khắc phục các nhược điểm của FAT. Nó ổ chức "FAT" thành 1 ổ đĩa luận lý riêng (Volume), tổ chức như 1 cơ sở dữ liệu tham chiếu - CSDL quan hệ của các file trong ổ cứng, sử dụng đồng nhất các mẫu tin có kích thước không đổi là 2048 bytes để quản lý thông tin file....

ntan50

Trung cấp

  • #3

Đúng là chúng ta không thể phủ nhận ưu điểm vượt trội về bảo mật, sự thông minh trong quản lý, sắp xếp dữ liệu của chuẩn NTFS. Nhưng có những điểm mà người ta cần đến FAT32 không chỉ là do cấu hình máy yếu hay giao tiếp với các chuẩn phần cứng khác nhau. Đó là DOS thực.
Một số phần cứng hiện nay vẫn cần môi trường DOS mà DOS thực chỉ có trên FAT thôi. Khi ra đời Windows XP, người ta đã tính đến chuyện chia tay môi trường này bằng khả năng tuyệt vời của hệ điều hành mới. Tuy nhiên điều này chưa thể diễn ra trong ngày một ngày hai được. DOS vẫn được nhiều người hoài niệm ưa thích và vẫn còn có tác dụng trong việc điều chỉnh hệ thống. Ví dụ khi cần flash bios của mainboard hay main của card màn hình, các chương trình luôn đòi hỏi chạy trong môi trường DOS thực. Tôi đã sử dụng định dạng NTFS mà đành phải chuyển về FAT32 mới sử dụng được. Gần đây người ta cũng đã phát triển DOS tương thích với NTFS và hỗ trợ tên tập tin dài nhưng đó chỉ là môi trường DOS giả lập.
Theo tôi những nhược điểm còn lại của định dạng NTFS đã được chính ưu điểm của nó che khuất.

nguoiconxunui

Khách vãng lai

  • #4

copy 1 file cở 10GB lên hai phân vùng này có khác nhau không nhỉ?
slow>>>error>>>fast?
DOS thì chỉ cần CD boot là đủ, có vài điều hơi bất tiện khi tiến hành ghost trên NTFS.

ntan50

Trung cấp

  • #5

Định dạng FAT32 chỉ hỗ trợ dung lương tập tin tối đa là 4Gb.
Mình chưa thử nghiệm copy 1 file lớn trên 10Gb bao giờ. Trên lý thuyết chuẩn NTFS gần như không giới hạn dung lượng tập tin (một con số khổng lồ xxx Tb, 1Tb=1024Gb), do đó nếu có một ổ đĩa đủ lớn như thế thì các cá nhân khó có tiền mà mua được.
Các CD boot hiện nay đều sử dụng tốt trong việc cứu hộ (có cả DOS thực lẫn DOS for NTFS). Nhưng cho mình hỏi Ghost cho phân vùng NTFS có gặp trục trặc không? Mình chưa thử vì chuyển sang FAT32 rồi ngại chuyển lại quá.

Bản fat là gì, các dạng fat đang sử dụng để cài đặt windows

adam_tran

Guitar inspiration

  • #6

Chắc nguoiconxunui làm ở công ty SX phim, cần mấy ổ cứng cỡ 500Gb thậm chí 1Tb. Nhưng cũng chỉ là nhiều phân cảnh mà thôi, chứ 1 file 10Gb thì chưa thấy bao giờ. Dung lượng tối đa của DVD cũng chỉ 7Gb mà mấy phim như... Titanic cũng chỉ 1 đĩa thôi.

Nói mới nhớ, công ty có cái ổ cứng 500Gb thấy rõ ràng trên sổ mà tìm hoài chẳng thấy....

nguoiconxunui

Khách vãng lai

  • #7

@anh ntan50: ghost thì chạy phà phà nhưng khi dùng DOS thực thì không thấy phân vùng NTFS nên hơi bất tiện
@anh adam_tran: thế đấy, chơi nguyên bộ phim QH (7-8Gb ) FAT32 ngáp.
=======================
Còn dung lượng 1 file 10GB thì chuyện thường khi backup and restore mấy cái server á.

Bản fat là gì, các dạng fat đang sử dụng để cài đặt windows

congvinh

Guest

  • #8

- NTFS có khả năng truy cập và xử lý file nén ngon lành hệt như truy cập vào các file chưa nén, điều này không chỉ tiết kiệm được đĩa cứng mà còn gia tăng được tuổi thọ của đĩa cứng.


Ý này không hoàn toàn đúng. Do khi làm việc trên file nén trên đĩa NTFS thì windows (dòng NT: 2000, XP, 2003) sử dụng cơ chế nén và bung (giải nén) "trong suốt" - tức là nén và bung nén âm thầm không hay biết gì cả nên ta cảm thấy là bình thường nhưng thực tế là nó phải bung ra khi thao tác chỉnh sửa ... và khi đóng lại thì nó cũng âm thầm nén lại. Nếu các bạn để ý thì thấy khi mở các file nén trên NTFS sẽ chậm hơn mở các file bình thường do phải tốn thời gian bung, rõ rệt hơn đối với những file lớn.

Nói gì thì nói NTFS là tối ưu nhất hiện nay của Windows rồi, nếu trong DOS không thấy nó thì dùng tiện ích mà kèm theo mà đọc (NTFS for Dos).
Nhưng cũng không thể bỏ FAT và FAT32 vì bữa nay đang nở rộ "trào lưu" dùng USb thay cho đĩa mềm.
:beer:

Similar threads