Bảng đánh giá kết quả mô hình năm 2024

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ LƯU KHÁNH LINH SKA 0 0 0 0 4 7 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2022 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ
  • 2. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022 -- LƯU KHÁNH LINH MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ
  • 3. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - LƯU KHÁNH LINH MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Phan Long 2. PGS. TS. Võ văn Lộc Phản biện 1: PGS. TS. Dương Minh Quang Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Văn Hạnh Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Y
  • 4. xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả luận án Lưu Khánh Linh
  • 5. hết tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phan Long và PGS. TS. Võ Văn Lộc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô là các nhà khoa học; Ban giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị phòng ban, lãnh đạo các khoa chuyên môn và giảng viên đang công tác tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Tài chính – Marketing đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình khảo sát nghiên cứu thực trạng và kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu, đồng thời đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận án một cách tốt nhất. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý đồng nghiệp và các em sinh viên thân thương ở các trường đại học đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến gia đình đã tạo điều kiện về tinh thần để tôi an tâm nghiên cứu, hoàn thành luận án./.
  • 6. KQHT theo CĐR có vai trò và tầm quan trọng trong quá trình đào tạo, nhất là hiện nay giáo dục đại học đang chuyển sang hướng tiếp cận năng lực. KQHT là thành quả đạt được của SV trong quá trình học tập, nó phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu học tập theo định hướng CĐR. Đánh giá KQHT theo CĐR là quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin về KQHT để xác định mức độ đạt CĐR. Kết quả đánh giá đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy, phản ánh được mức độ kỳ vọng về CĐR, về trình độ năng lực thực tế và sự tiến bộ trong học tập của SV. Đánh giá KQHT theo CĐR phải đảm bảo đo lường được mức độ đạt CĐR, đảm bảo tính khách quan công bằng, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính phát triển của một CTDH. Đánh giá KQHT theo CĐR đảm bảo sự liên kết có định hướng với CĐR chương trình đào tạo, CĐRHP. Khảo sát thực trạng về đánh giá KQHT của SV ngành kinh tế cho thấy hoạt động này còn nhiều bất cập, chưa đánh giá được mức độ SV đạt CĐR. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là quy trình đánh giá KQHT theo CĐRHP chưa được thực hiện bài bản, đầy đủ các bước. Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP được xem là một cấu trúc thể hiện sự liên kết giữa thành tố đánh giá KQHT và thành tố CĐRHP. Mô hình khái quát quy trình triển khai thực hiện đánh giá KQHT trong mối liên hệ với CĐRHP nhằm đo lường mức độ SV đạt CĐRHP, đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ của SV khi hoàn thành học phần. Do vậy, CĐRHP cần được chi tiết hơn nữa thông qua việc xác lập các chỉ số đánh giá CĐRHP. Các chỉ số này cụ thể hóa đến từng nội dung cốt lõi của bài học. Qui trình triển khai đánh giá KQHT theo Mô hình mà tác giả luận án đề xuất gồm 5 bước. Qua kiểm nghiệm Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP cho thấy khi thực hiện các bước quy trình nêu trên, GV có thể đánh giá mức độ SV đạt hoặc chưa đạt CĐRHP qua kết quả của các chỉ số. Qua kiểm nghiệm và lấy ý kiến của chuyên gia cho thấy Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP hoàn toàn khả thi và hiệu quả khi vận dụng vào thực tiễn đánh giá KQHT trong giảng dạy đại học.
  • 7. results using course learning outcomes plays an important role in teaching a course, especially as higher education is shifting towards a competency-based approach. Learning results refer to students’ achievements during the learning process, reflecting the level of learning requirements that have been met in accordance with the course learning outcomes. Assessment of learning results using course learning outcomes refers to the process in which information about the learning results of a course in the curriculum is collected, processed, and analyzed to determine the extent that the course learning outcomes have been reached. Assessment results ensure validity and reliability, reflecting the expectations of the course learning outcomes as well as students’ actual competency levels and academic progress. Assessment of learning results using course learning outcomes must be able to measure the extent to which the course learning outcomes have been met, ensuring the objectivity, fairness, comprehensiveness, systematicity, and development of a curriculum. Assessment of learning results using course learning outcomes must ensure a proper alignment with the lesson objectives. Surveys on the actual assessment of learning results of students majoring in economics reveal several shortcomings. For many reasons, establishing the connections between elements during the teaching process to implement effective learning result assessment, in other words, assessment of the extent to which students have met the course learning outcomes remains impractical. The learning result assessment model based on course learning outcomes is considered a structure showing the connections between the elements of learning result assessment and course learning outcomes. This model provides an overview of the process of implementing learning result assessment in relation to course learning outcomes to measure the extent to which students have met the course learning outcomes, evaluating their knowledge, skills, and attitude upon completion of the course. Therefore, course learning outcomes should be further elaborated by
  • 8. assessing the learning outcomes of particular courses. These indicators are specific to each core lesson content. The process for implementing learning result assessment based on the model proposed by the author of this dissertation includes 5 steps. Through experimenting with this model for assessing learning results using course learning outcomes, it shows that when implementing the steps mentioned above, teachers can assess the extent to which students have or have not met the course learning outcomes by results from the indicators. Opinions of teachers and education experts have confirmed that this model for assessing learning results using course learning outcomes is highly feasible and appropriate when applied to the actual assessment of learning results in higher education.
  • 9. ĐOAN ...............................................................................................i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................ii TÓM TẮT.........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................xii DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................xiii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.........................................................................xvi DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................xvii MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................3 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ..................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................4 5. Giới hạn đề tài ..............................................................................................4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................4 7. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................4 8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu........................................4 8.1. Phương pháp tiếp cận ...................................................................................5 8.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc ..................................................................5 8.1.2. Tiếp cận mục tiêu..................................................................................5 8.1.3. Tiếp cận thực tiễn..................................................................................5 8.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................5 8.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết........................................................5 8.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................6 8.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu.....................................................................7 8.2.3. Phương pháp kiểm nghiệm kết quả........................................................7 9. Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................8 10. Cấu trúc luận án............................................................................................8
  • 10. QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC.................................................................9 1.1.Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa đánh giá kết quả học tập với chuẩn đầu ra và mục tiêu chương trình.....................................................................................9 1.2. Các nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập ở trình độ đại học...................15 1.3. Các nghiên cứu về mô hình đánh giá kết quả học tập ở trình độ đại học ...................................................................................................................20 Kết luận Chương 1 ............................................................................................26 CHƯƠNG 2 .....................................................................................................27 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ .........................................................................................................27 2.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu .........................................27 2.1.1. Chuẩn đầu ra học phần ........................................................................27 2.1.2. Kết quả học tập ...................................................................................28 2.1.3. Đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần..........................28 2.1.4. Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần.............30 2.2.Lý luận về chuẩn đầu ra học phần...............................................................30 2.2.1. Cấu trúc của chuẩn đầu ra học phần.....................................................31 2.2.2. Yêu cầu của chuẩn đầu ra học phần.....................................................31 2.2.3. Vai trò của chuẩn đầu ra học phần.......................................................31 2.2.4. Mối liên hệ giữa chuẩn đầu ra học phần với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra bài học.....................................................................32 2.2.5. Mối liên hệ giữa chuẩn đầu ra học phần với mục tiêu học phần...........35 2.3. Lý luận về đánh giá kết quả học tập............................................................36 2.3.1. Mục đích của đánh giá kết quả học tập................................................36 2.3.2. Chức năng của đánh giá kết quả học tập..............................................36 2.3.3. Yêu cầu của đánh giá kết quả học tập..................................................38
  • 11. cơ bản của quá trình đánh giá kết quả học tập......................41 2.4. Lý luận về đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ................42 2.4.1. Tầm quan trọng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần 42 2.4.2. Yêu cầu của đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần......43 2.4.3. Nội dung đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ..........44 2.4.4. Công cụ và tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ...........................................................................................................45 2.4.5. Hình thức đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần .........48 2.4.6. Phương pháp đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ....51 2.4.7. Các bước triển khai đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ...........................................................................................................57 2.4.8. Quy trình thiết kế bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ...................................................................................................58 2.5. Lý luận về mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần thuộc chương trình đào tạo ngành kinh tế....................................................................63 2.5.1. Cơ sở thiết kế mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần chương trình đào tạo ngành kinh tế.......................................................63 2.5.2. Các yếu tố cấu trúc Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ngành kinh tế .................................................................................66 Kết luận Chương 2 ............................................................................................69 CHƯƠNG 3 .....................................................................................................71 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ.................71 3.1. Tổ chức khảo sát ........................................................................................71 3.1.1. Mục đích khảo sát ...............................................................................71 3.1.2. Nội dung khảo sát................................................................................71 3.1.3. Phương pháp khảo sát..........................................................................75 3.1.4. Công cụ và thang đo kết quả khảo sát..................................................75 3.1.5. Phương pháp chọn mẫu và đối tượng khảo sát.....................................76
  • 12. khảo sát.........................................................................................78 3.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần...........................................................................78 3.2.2. Thực trạng đáp ứng các yêu cầu của đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần.............................................................................................80 3.2.3. Thực trạng nội dung đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ...........................................................................................................80 3.2.4. Thực trạng công cụ đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ...........................................................................................................82 3.2.5. Thực trạng hình thức đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ...........................................................................................................84 3.2.6. Thực trạng phương pháp đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ...........................................................................................................85 3.2.7. Thực trạng quy trình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ...........................................................................................................86 3.2.8. Thực trạng thiết kế bài kiểm tra, bài thi đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần...................................................................................92 3.3. Phân tích, đánh giá chung về thực trạng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần.................................................................................................93 3.3.1. Phân tích, đánh giá chung....................................................................93 3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế.........................................................96 Kết luận Chương 3 ............................................................................................97 CHƯƠNG 4 .....................................................................................................99 MÔ HÌNH VÀ KIỂM NGHIỆM MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ..........................................................................................99 4.1. Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần thuộc chương trình đào tạo ngành kinh tế................................................................................99
  • 13. hệ các thành tố của Mô hình đánh giá kết quả hoc tập theo chuẩn đầu ra học phần chương trình đào tạo ngành kinh tế....................................101 4.1.2. Qui trình triển khai Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ngành kinh tế ...............................................................................103 4.2. Kiểm nghiệm Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần thuộc ngành kinh tế......................................................................................... 109 4.2.1. Mục tiêu kiểm nghiệm.......................................................................109 4.2.2. Nội dung kiểm nghiệm......................................................................109 4.2.3. Thang đo đánh giá kết quả kiểm nghiệm ...........................................109 4.2.4. Phạm vi kiểm nghiệm........................................................................109 4.2.5. Đối tượng tham gia kiểm nghiệm ......................................................111 4.2.6. Phương pháp tiến hành kiểm nghiệm.................................................111 4.2.7. Tổ chức kiểm nghiệm Mô hình..........................................................111 4.3. Kết quả lấy ý kiến của chuyên gia về tính khả thi, hiệu quả của Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ngành kinh tế......................... 129 4.3.1. Kết quả lấy ý kiến qua phiếu hỏi .......................................................129 4.3.2. Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia.....................................................132 Kết luận chương 4...........................................................................................136 KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ....................................................................138 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............149 PHỤ LỤC ......................................................................................................151 Phụ lục 1: Phiếu lấy ý kiến giảng viên về thực trạng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần..................................................................................... 152 Phụ lục 2: Phiếu lấy ý kiến cán bộ quản lý về thực trạng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ............................................................................. 161 Phụ lục 3: Phiếu lấy ý kiến sinh viên về thực trạng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần..................................................................................... 170
  • 14. Phiếu tiêu chí đánh giá (rubric) bài tập cá nhân, học phần Luật thương mại quốc tế...................................................................................................... 174 Phụ lục 5: Phiếu tiêu chí đánh giá (rubric) bài tập nhóm học phần Luật thương mại quốc tế...................................................................................................... 176 Phụ lục 6: Bộ câu hỏi kiểm tra, thi học phần Luật thương mại quốc tế ........... 179 Phụ lục 7: Kết quả đánh giá học phần Luật thương mại quốc tế...................... 193 Phụ lục 8: Thống kê số lượng sinh viên đạt yêu cầu đối với tất cả các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chuẩn đầu ra học phần Luật thương mại quốc tế............. 200 Phụ lục 9: Thống kê các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chuẩn đầu ra học phần có sinh viên chưa đạt yêu cầu.......................................................................... 203 Phụ lục 10: Phiếu lấy ý kiến chuyên gia về tính khả thi, hiệu quả của Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra ngành kinh tế................................ 206 Phụ lục 11: Phiếu phỏng vấn chuyên gia về tính khả thi, tính hiệu quả của Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần thuộc chương trình đào tạo ngành kinh tế............................................................................................. 210 Phụ lục 12: Biên bản phỏng vấn sâu chuyên gia về tính khả thi và tính hiệu quả của Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần.................. 213 Phụ lục 13: Kết quả xử lý SPSS dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý về thực trạng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần............................................... 221 Phụ lục 14: Kết quả xử lý SPSS dữ liệu khảo sát giảng viên về thực trạng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần............................................... 238 Phụ lục 15: Kết quả xử lý SPSS dữ liệu khảo sát sinh viên về thực trạng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần..................................................... 252 Phụ lục 16: Kết quả xử lý SPSS dữ liệu khảo sát tổng hợp (CBQL-GV-SV) về thực trạng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần...................... 259 Phụ lục 17: Kết quả xử lý SPSS dữ liệu lấy ý kiến chuyên gia về tính khả thi, tính hiệu quả của Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần.... 273
  • 15. TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải AUN-QA Asian University Network-Quality Asurrance Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CBQL Cán bộ quản lý CĐR Chuẩn đầu ra CĐRHP Chuẩn đầu ra học phần CTDH Chương trình dạy học ĐBCL ĐCHP Đảm bảo chất lượng Đề cương học phần ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn GV Giảng viên KQHT Kết quả học tập TNKQ Trắc nghiệm khách quan PI Performance Indicator – chỉ số đánh giá SV Sinh viên SVTN Sinh viên tốt nghiệp
  • 16. BẢNG Bảng 2.1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo theo các khối kiến thức ...................33 Bảng 2.2. Ma trận mối liên hệ giữa chuẩn đầu ra học phần với chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ..........................................................................................................34 Bảng 2.3. Ma trận mối liên kết giữa chuẩn đầu bài học với chuẩn đầu ra học phần 35 Bảng 2.4. Ma trận giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần ...................................35 Bảng 2.5. So sánh sự khác nhau giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết .......49 Bảng 2.6. So sánh phương pháp trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan...54 Bảng 2.7. Các hoạt động kiểm tra đánh giá theo cấp độ tư duy..............................56 Bảng 2.8. Khung ma trận đề thi đánh giá tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan.....59 Bảng 2.9. Khung ma trận đề thi đánh giá tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan ..............................................................................................................................60 Bảng 3.1. Thông tin về cơ sở giáo dục tham gia khảo sát.......................................76 Bảng 3.2. Cỡ mẫu khảo sát đối với giảng viên, sinh viên.......................................76 Bảng 3.3. Đặc tính cơ bản của mẫu giảng viên ......................................................77 Bảng 3.4. Đặc tính cơ bản của mẫu sinh viên.........................................................78 Bảng 3.5. Đặc tính cơ bản của mẫu cán bộ quản lý................................................78 Bảng 3.6. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần...........................................................................................78 Bảng 3.7. Thực trạng đáp ứng các yêu cầu của đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần .....................................................................................................80 Bảng 3.8. Thực trạng nội dung đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ..............................................................................................................................81 Bảng 3.9. Thực trạng công cụ đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ..............................................................................................................................82 Bảng 3.10. Thực trạng hình thức đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ..............................................................................................................................84
  • 17. trạng phương pháp đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ......................................................................................................................85 Bảng 3.12. Thực trạng quy trình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần ..............................................................................................................................86 Bảng 3.13. Thực trạng thực hiện Bước 1 của quy trình đánh giá đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần..............................................................................87 Bảng 3.14. Thực trạng thực hiện Bước 2 của quy trình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần...........................................................................................88 Bảng 3.15. Thực trạng thực hiện Bước 3 của quy trình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần...........................................................................................89 Bảng 3.16. Thực trạng thực hiện Bước 4 của quy trình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần...........................................................................................91 Bảng 3.17. Thực trạng thiết kế bài kiểm tra, bài thi ...............................................92 Bảng 4.1. Ma trận mối liên hệ giữa chuẩn đầu ra học phần, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo và các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chuẩn đầu ra học phần ..............104 Bảng 4.2. Mối liên kết giữa các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chuẩn đầu ra với nội dung cụ thể của bài học .................................................................................105 Bảng 4.3. Thống kê kết quả học tập của sinh viên theo các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chuẩn đầu ra học phần..........................................................................107 Bảng 4.4. Thống kê, đánh giá mức độ sinh viên đạt chuẩn đầu ra học phần.........108 Bảng 4.5. Các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chuẩn đầu ra học phần Luật thương mại quốc tế..........................................................................................................112 Bảng 4.6. Nội dung chủ đề học tập đáp ứng các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chuẩn đầu ra học phần Luật thương mại quốc tế..................................................114 Bảng 4.7. Nội dung, phương pháp, công cụ, hình thức đánh giá phù hợp với các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chuẩn đầu ra học phần Luật thương mại quốc tế....121 Bảng 4.8. Hệ thống bài đánh giá KQHT theo các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chuẩn đầu ra học phần Luật thương mại quốc tế..................................................122
  • 18. kê chuẩn đầu ra học phần và nội dung học phần chưa đạt yêu cầu ............................................................................................................................126 Bảng 4.10. Mức độ đạt chuẩn đầu ra học phần của sinh viên ...............................126
  • 19. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Nhận định chung về thực trạng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần............................................................................................................93 Biểu đồ 4.1. Số lượng, tỷ lệ sinh viên đạt điểm học phần và đạt chuẩn đầu ra học phần ............................................................................................................................124 Biểu đồ 4.2. Kết quả các chi số đánh giá kết quả thực hiện chuẩn đầu ra học phần Luật thương mại quốc tế......................................................................................124 Biểu đồ 4.3. Thống kê số sinh viên chưa đạt các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chuẩn đầu ra học phần Luật thương mại quốc tế..................................................125 Biểu đồ 4.4. Kết quả lấy ý kiến chuyên gia qua phiếu hỏi về tính khả thi, tính hiệu quả của Mô hình..................................................................................................131
  • 20. HÌNH Hình 1.1. Mối liến hệ giữa 3 yếu tố trong quá trình dạy học....................................9 Hình 1.2. Mối liên hệ đánh giá kết quả học tập với hoạt động dạy – học, chuẩn đầu ra học phần............................................................................................................10 Hình 1.3. Nguyên tắc tương thích có định hướng..................................................11 Hình 1.4. Quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra ....................................12 Hình 1.5. Mối liên kết giữa chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo...................................13 Hình 1.6. Tác động giữa 2 chủ thể thực thi chương trình.......................................14 Hình 1.7. Mô hình giáo dục dựa trên chuẩn đầu ra ...............................................15 Hình 1.8. Mô hình đánh giá kết quả học tập tích hợp với đánh giá rà soát chương trình dạy học..........................................................................................................21 Hình 1.9. Mô hình quá trình đánh giá kết quả học tập qua phản hồi từ các bên liên quan ......................................................................................................................22 Hình 1.10. Chu trình đánh giá kết quả học tập.......................................................22 Hình 1.11. Các yếu tố cấu trong mô hình đánh giá kết quả học tập theo năng lực..23 Hình 1.12. Mô hình đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực sinh viên trong đào tạo tín chỉ................................................................................24 Hình 2.1. Các cấp độ chuẩn đầu ra........................................................................33 Hình 2.2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập..............................51 Hình 2.3. Sự gắn kết giữa chuẩn đầu ra chương trình đào tạo và học phần, chuẩn đầu ra học phần............................................................................................................65 Hình 2.4. Các yếu tố cấu trúc trong Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần............................................................................................................66 Hình 4.1. Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra học phần chương trình đào tạo ngành kinh tế...........................................................................................100 Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức kiểm nghiệm.................................................................111
  • 21. do lựa chọn đề tài Từ một thập niên trở lại đây, nền giáo dục và đào tạo Việt Nam được sự quan tâm rất lớn từ xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ trong Nghị quyết 29-NQ/TW ban hành ngày 04/11/2013 là: “đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là khoa học giáo dục và khoa học quản lý”. Đây là nội dung quan trọng, định hướng việc đổi mới giáo dục, đào tạo. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cũng chỉ rõ “đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học (sau đây gọi là sinh viên - SV); đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Quán triệt thực hiện nội dung chỉ đạo của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã có những đột phá trong khâu quản lý, điều hành, triển khai đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học. Theo đó, Thủ tướng chính phủ và Bộ GD&ĐT đã ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, điều hành và văn bản hướng dẫn cho cơ sở giáo dục đại học làm hành lang pháp lý cho việc đổi mới giáo dục theo định hướng năng lực, chú trọng giáo dục đáp ứng được chuẩn đầu ra (CĐR) của chương trình đào tạo. Thực tiễn giáo dục đại học hiện nay đang theo xu thế tất yếu đó là chuyển sang mô hình giáo dục theo năng lực mà cụ thể hơn là giáo dục định hướng CĐR. Với định hướng giáo dục CĐR, việc xây dựng nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá SV đáp ứng các yêu cầu của CĐR được xem là một sự đổi mới nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Đồng thời, với cơ chế tự chủ trong giáo dục đại học, yêu cầu các cơ sở giáo dục không chỉ minh bạch, công khai CĐR chương trình đào tạo cho SV và các bên liên quan biết mà còn phải cung cấp minh
  • 22. nghiệp đạt được những CĐR nào của chương trình đào tạo đã tuyên bố với xã hội. Trong thực tiễn cơ sở giáo dục triển khai đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực ngành kinh tế nói riêng cần đảm bảo hai vấn đề cơ bản đó là đánh giá được chất lượng đào tạo thể hiện qua mức độ SV đạt CĐR chương trình đào tạo và tình hình việc làm, thu nhập của SV sau khi tốt nghiệp ra trường. Thực trạng đang diễn ra là số lượng SV tốt nghiệp ngành kinh tế khá nhiều nhưng không được nhà tuyển dụng đánh giá cao về kiến thức, kĩ năng chuyên môn và khả năng thích ứng nghề nghiệp; SV ra trường không có việc làm hoặc có việc làm không đúng ngành đào tạo. Theo số liệu khảo sát của Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực - Bộ GD&ĐT, báo cáo năm 2020 tổng hợp tình hình việc làm SV tốt nghiệp của 220/236 cơ sở giáo dục đại học cho thấy tỉ lệ SV có việc làm trên tổng số SV tốt nghiệp ra trường chỉ là 68,0%. Trong đó, xét về mối liên quan giữa đào tạo và việc làm, số SV làm việc đúng ngành đào tạo là 95.219 tương đương 56%, số SV có việc làm liên quan đến ngành đào tạo là 44.044 tương đường 25%, số SV có việc làm không liên quan đến ngành đào tạo là 32.748 tương đương 19%. Bên cạnh đó, những năm qua đánh giá kết quả học tập (KQHT) của SV đã được cơ sở giáo dục chú trọng đổi mới, tạo sự chuyển biến toàn diện cả về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành, bước đầu chuyển sang đánh giá năng lực của SV; song đánh giá SV trong quá trình dạy học vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa thật sự tạo bước đột phá. Nội dung, tiêu chí, hình thức, phương pháp đánh giá KQHT còn rời rạc; kế hoạch đánh giá, quy trình đánh giá còn sơ sài. Hiện nay các cơ sở giáo dục đã triển khai đánh giá KQHT theo CĐR, song việc đánh giá KQHT của SV chưa được thực hiện một cách hệ thống trong quá trình dạy học. Kết quả đánh giá chưa thật sự tin cậy, đảm bảo độ giá trị và nhất là chưa đánh giá được mức độ SV đạt CĐR. Hơn nữa, việc đánh giá KQHT chưa theo một mô hình cụ thể, chưa hiệu quả dẫn đến kết quả đánh giá chưa thể hiện mức độ SV đạt CĐR. Theo Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, khoản 2 Điều 5 “CĐR chương trình
  • 23. đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá KQHT và cấp văn bằng cho người học”; khoản 2 Điều 9 “đánh giá KQHT của người học phải dựa trên CĐR, phải làm rõ mức độ đạt được của người học theo các cấp độ tư duy quy định trong CĐR của mỗi học phần…”; khoản 3 Điều 9 “đánh giá KQHT của người học phải dựa trên đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; làm cơ sở để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập…”. Từ các chỉ đạo của Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó chỉ rõ việc đổi mới đánh giá KQHT; sự chỉ đạo điều hành của Bộ GD&ĐT về việc đổi mới giáo dục bậc đại học, trong đó đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển, vận hành chương trình đào tạo theo định hướng đảm bảo CĐR; đồng thời xuất phát từ thực tiễn đánh giá SV trong quá trình dạy học các học phần thuộc lĩnh vực ngành kinh tế, tác giả luận án nhận thấy cần phải nghiên cứu sâu hơn về đánh giá KQHT của SV, xây dựng một mô hình đánh giá KQHT với các bước quy trình sao cho khi vận dụng vào thực tiễn có thể đánh giá được mức độ đạt CĐR học phần (CĐRHP) thuộc chương trình. Đó là lý do tác giả luận án lựa chọn đề tài nghiên cứu “Mô hình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra cho sinh viên khối ngành kinh tế”. Trong bối cảnh hiện nay, với yêu cầu SV ngành kinh tế cần đáp ứng CĐR chương trình đào tạo thì vận dụng kết quả công trình nghiên cứu vào quá trình dạy học của từng học phần mang tính cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, luận án xây dựng và kiểm nghiệm hiệu quả của Mô hình đánh giá KQHT theo CĐR cho SV khối ngành kinh tế. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đánh giá KQHT của SV trong quá trình dạy học. - Đối tượng nghiên cứu: Mô hình đánh giá KQHT theo CĐR ở cấp độ học phần (sau đây gọi là CĐRHP) thuộc chương trình đào tạo ngành kinh tế.
  • 24. nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP thuộc chương trình đào tạo ngành kinh tế. - Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát thực trạng đánh giá KQHT theo CĐRHP thuộc chương trình đào tạo ngành kinh tế tại Trường Đại học Cần Thơ (Khoa Kinh tế) và Trường Đại học Tài chính - Marketing (khoa Thương mại, Tài chính-Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh tế-Luật). Tiến hành kiểm nghiệm Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP tại Trường Đại học Tài chính – Marketing. - Về khách thể khảo sát: SV, GV, CBQL, chuyên gia. 5. Giới hạn đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu trong giới hạn sau: - Đánh giá KQHT được thực hiện ở cấp độ CĐR học phần, không thực hiện ở cấp độ CĐR bài học, cấp độ CĐR chương trình đào tạo. - Đánh giá KQHT theo CĐRHP thuộc chương trình đào tạo ngành kinh tế, trình độ đại học. - Kiểm nghiệm Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP đối với học phần Luật thương mại quốc tế, thuộc chương trình đào tạo chuyên ngành Thương mại quốc tế, ngành Kinh doanh quốc tế trình độ đại học. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về đánh giá KQHT theo CĐRHP. - Phân tích và đánh giá thực trạng về đánh giá KQHT theo CĐRHP. - Đề xuất mô hình và kiểm nghiệm Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP. 7. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện nội dung đề tài, tác giả luận án tập trung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau: Hiện nay, việc đánh giá KQHT của SV được triển khai như thế nào? Cách thức triển khai như hiện nay có giúp GV đánh giá mức độ SV đạt chuẩn đầu ra học phần không? Thực hiện một cách đồng bộ các bước của Mô hình do tác giả đề xuất sẽ giúp GV như thế nào trong công tác đánh giá KQHT? 8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
  • 25. tiếp cận 8.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc Đánh giá KQHT theo CĐRHP là một hệ thống gồm các thành tố: nội dung đánh giá, tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá, công cụ đánh giá; mô hình đánh giá KQHT của SV theo CĐRHP là một hệ thống gồm các thành tố: CĐRHP, đánh giá KQHT. Khi xây dựng và triển khai mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP sẽ tác động đồng bộ tất cả các thành tố nêu trên. 8.1.2. Tiếp cận mục tiêu Mục tiêu dạy học hướng đến đảm bảo SV đạt được trình độ năng lực tối thiểu theo quy định của cơ sở giáo dục đại học. Các năng lực tối thiểu được tuyên bố ở CĐR chương trình đào tạo và tích hợp trong CĐR từng học phần, do vậy đo lường mức độ đạt CĐRHP là mục tiêu tất yếu, chi phối tất cả các thành tố của quá trình dạy học trong đó có đánh giá KQHT của SV. Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP giúp đạt mục tiêu tất yếu này. 8.1.3. Tiếp cận thực tiễn Các cơ sở giáo dục đại học đã triển khai xây dựng và công bố CĐR chương trình đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT; việc đánh giá CĐR của từng học phần là một tiêu chí để đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT hay của các tổ chức quốc tế. Trong thực tiễn, việc đánh giá KQHT đã được GV triển khai trong quá trình dạy học, nhưng nhìn chung quy trình đánh giá chưa thực hiện bài bản, đầy đủ các bước, chưa hiệu quả, dẫn đến KQHT từng học phần và KQHT toàn khóa học của SV chưa là một cơ sở xác đáng để cho biết SV đạt hay không đạt CĐR. 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Trong phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tác giả luận án sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. - Mục đích: Thu thập, phân tích, hệ thống, tổng hợp thông tin từ các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu chuyên sâu, bài báo, báo cáo khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; đối chiếu về mặt lý luận, thực tiễn đánh
  • 26. tìm ra những vấn đề còn khuyết cần tiếp tục nghiên cứu và xây dựng khung mô hình lý thuyết ban đầu. - Nội dung thực hiện: Hệ thống hóa cơ sở lý luận từ công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về đánh giá KQHT nói chung và đánh giá KQHT theo CĐRHP nói riêng. - Cách thức thực hiện: Đọc, phân loại, sắp xếp các tài liệu đã thu thập thành một hệ thống chặt chẽ, theo từng vấn đề khoa học cụ thể về đánh giá KQHT. Phân tích nội dung và đối chiếu, tìm ra các lỗ hổng nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 8.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Mục đích: Tìm hiểu, phân tích thực trạng đánh giá KQHT theo CĐRHP tại các cơ sở giáo dục đại học; đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP. - Nội dung thực hiện: Thiết kế phiếu hỏi để thăm dò ý kiến của SV, GV, CBQL cấp bộ môn/khoa/phòng ban về thực trạng hoạt động đánh giá KQHT theo CĐRHP. Thiết kế phiếu hỏi để lấy ý kiến của chuyên gia về tính khả thi và hiệu quả của Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP. Các bước thiết kế phiếu hỏi như sau: Bước 1, xác định các mục tiêu mà phiếu hỏi hướng đến; bước 2, xác định đối tượng và mẫu điều tra khảo sát; bước 3, xác định phương pháp thu thập thông tin; bước 4, xác định các câu hỏi trong bảng hỏi; bước 5, sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi; bước 6, tham khảo ý kiến chuyên gia; bước 7, chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi. - Cách thức thực hiện: Phiếu hỏi được phát đồng thời cho các đối tượng điều tra khảo sát. Tác giả luận án trực tiếp phát và thu phiếu hỏi, sau đó rà soát tính hợp lệ của phiếu hỏi, loại bỏ những phiếu hỏi không hợp lệ và tiến hành nhập liệu, thống kê mô tả, phân tích số liệu. Đối với các câu hỏi đóng mang tính định lượng, phân tích mô tả các nhận định bằng phương pháp thống kê toán học. Đối với các câu hỏi mở mang tính định tính, tổng hợp ghi nhận các ý kiến đa số, khách quan. 8.2.2.2. Phương pháp chuyên gia - Mục đích: Đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP.
  • 27. thực hiện: Triển khai lấy ý kiến của chuyên gia là các GV có kinh nghiệm, thâm niên giảng dạy đại học ngành kinh tế từ 10 năm trở lên; các GV, CBQL có chuyên môn lĩnh vực giáo dục về các thành tố của Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP, các bước triển khai quy trình đánh giá KQHT theo CĐRHP, về tính khả thi, tính hiệu quả của Mô hình. - Cách thức thực hiện: Lấy ý kiến của chuyên gia qua phiếu hỏi và qua phỏng vấn sâu để xem xét mối liên hệ giữa các thành tố đánh giá KQHT theo tiếp cận CĐRHP, quy trình đánh giá KQHT từ đó nhận định tính khả thi, tính hiệu quả của Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP trong quá trình dạy học nói chung và quá trình đánh giá KQHT nói riêng. Các ý kiến của chuyên gia được ghi chép thành biên bản hoặc thu âm kỹ lưỡng. Thông tin cá nhân chuyên gia được mã hóa. Tất cả các ý kiến của chuyên gia được tổng hợp, các ý kiến trùng nhau hay gần nhau của đa số chuyên gia sẽ là kết luận chung nhận định về tính khả thi, tính hiệu quả của Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP. 8.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu - Mục đích: thống kê mô tả, phân tích các số liệu định lượng thu thập được qua phiếu hỏi hoặc qua điểm số KQHT của SV. - Nội dung thực hiện: Sử dụng phần mềm SPSS và MS. Excel tiến hành thống kê số liệu điều tra thực trạng và ý kiến chuyên gia để đưa ra nhận định về thực trạng đánh giá KQHT theo CĐRHP, về tính khả thi và hiệu quả của Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP. - Cách thức thực hiện: Tiến hành nhập liệu, mã hóa số liệu, xử lý, thống kê số liệu thu thập từ phương pháp điều tra bảng hỏi. Phân tích các số liệu thống kê để đưa ra các nhận định đánh giá. 8.2.3. Phương pháp kiểm nghiệm kết quả - Mục đích: Kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu, tính khả thi, tính hiệu quả của Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP. - Nội dung thực hiện: Thiết kế và thực hiện theo các giai đoạn kiểm nghiệm các bước quy trình của Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP.
  • 28. thực hiện: Lựa chọn một học phần cụ thể thuộc chương trình đào tạo ngành kinh tế để tiến hành kiểm nghiệm. 9. Những đóng góp mới của đề tài Về ý nghĩa khoa học, luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá KQHT theo CĐRHP và sự liên kết giữa các thành tố của một Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án đã đánh giá được: (1) Thực trạng về đánh giá KQHT theo CĐRHP đối với ngành kinh tế như xác định, nội dung, phương pháp, công cụ, hình thức và quy trình đánh giá KQHT theo CĐRHP. (2) Xây dựng được một Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP với đầy đủ các bước quy trình triển khai hoạt động đánh giá KQHT học phần. Vận dụng Mô hình vào thực tiễn dạy học chương trình đào tạo ngành kinh tế trình độ đại học giúp GV đánh giá được mức độ đạt CĐR của tất cả học phần thuộc chương trình. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình liên quan đến luận án và Phụ lục, luận án được chia thành 04 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về đánh giá KQHT theo CĐR trong giáo dục đại học. Chương 2: Cơ sở lý luận về Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP chương trình đào tạo ngành kinh tế. Chương 3: Thực trạng đánh giá KQHT theo CĐRHP chương trình đào tạo ngành kinh tế. Chương 4: Mô hình và kiểm nghiệm Mô hình đánh giá KQHT theo CĐRHP chương trình đào tạo ngành kinh tế.
  • 29. VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1.Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa đánh giá kết quả học tập với chuẩn đầu ra và mục tiêu chương trình Theo Tyler, R. W. (1949), đánh giá KQHT của SV là trọng tâm của quá trình dạy học. KQHT cung cấp thông tin cho GV biết về mức độ SV đạt mục tiêu của chương trình đào tạo. Nghiên cứu của ông khẳng định thành tố đánh giá KQHT cần được đặt trong mối liên kết chặt chẽ với 2 thành tố còn lại của quá trình dạy học là mục tiêu của chương trình đào tạo và tổ chức các trải nghiệm học tập. Để chuẩn bị cho quá trình dạy học, với mỗi học phần GV thiết kế các trải nghiệm học tập, lựa chọn nội dung dạy học và tích hợp các nội dung dạy học vào các trải nghiệm học tập dành cho SV. Trong quá trình dạy học, GV đánh giá SV đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo qua việc SV thực hiện các hoạt động trải nghiệm học tập. Mô hình này cho thấy đánh giá KQHT theo định hướng mục tiêu. Hình 1.1. Mối liến hệ giữa 3 yếu tố trong quá trình dạy học (Nguồn: Tyler, 1949) Một nghiên cứu khác của tác giả Wiggins & McTighe (1998), cho rằng CĐR được xác định từ việc cụ thể hóa mục tiêu của chương trình đào tạo đã tuyên bố trước đó và đánh giá KQHT được đặt trong mối tương quan có mục đích giữa hoạt động dạy Mục tiêu của chương trình đào tạo Trải nghiệm học tập (Lựa chọn các trải nghiệm học tập, lựa chọn nội dung, tích hợp các nội dung vào các trải nghiệm học tập) Đánh giá KQHT (Đánh giá các trải nghiệm học tập của SV đáp ứng mục tiêu)
  • 30. CĐR. Mối tương quan này thể hiện rõ thông qua các giai đoạn triển khai xây dựng chương trình đào tạo, chương trình dạy học, đề cương học phần: (1) Từ mục tiêu chương trình đào tạo đã tuyên bố, CĐR chương trình đào tạo được xác định và phê duyệt hay nói cách khác CĐR chương trình đào tạo được cụ thể hóa từ mục tiêu của chương trình đào tạo. (2) Hình thành ý tưởng và triển khai thiết kế chương trình đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo bao gồm các khối kiến thức thể hiện qua học phần cụ thể, các hoạt động tổ chức dạy - học và các hình thức đánh giá KQHT học phần. Mỗi học phần có mục tiêu riêng phù hợp với mục tiêu chương trình đào tạo. (3) Thiết lập ma trận đóng góp của học phần đối với việc đạt CĐR chương trình đào tạo. (4) Thiết kế chương trình dạy học và đề cương học phần; trong mỗi đề cương học phần cần thiết lập rõ mối liên hệ giữa CĐRHP với hoạt động dạy – học và đánh giá KQHT của học phần đó. Hình 1.2. Mối liên hệ đánh giá kết quả học tập với hoạt động dạy – học, chuẩn đầu ra học phần (Nguồn: Wiggins & McTighe, 1998) Hai chủ thể thực thi chương trình đào tạo liên quan đến hoạt động đánh giá KQHT đó là: GV và SV. Đối với GV, hoạt động đánh giá cung cấp các thông tin phản hồi giúp GV nhận biết sự tiến bộ, thành tích hoặc điểm yếu của SV, từ đó GV đổi mới phương pháp dạy học nhằm có giải pháp tác động kịp thời đến SV, giúp SV thay đổi phương pháp học để đạt mục tiêu học tập (Carless D., 2006; Irons A., 2007). Đối với SV, qua hoạt động đánh giá, SV có cơ hội đánh giá lẫn nhau hoặc tự đánh giá KQHT Xây dựng và phê duyệt CĐR CTĐT Tuyên bố mục tiêu CTĐT Hình thành ý tưởng xây dựng CTĐT Thiết kế CTĐT Mục tiêu môn học trong CTĐT Thiết lập ma trận CĐRHP Thiết kế CTDH/ĐCHP CĐR Dạy – học Đánh giá
  • 31. SV phát huy năng lực tự học, năng lực tư duy phản biện, năng lực đánh giá; nhiệm vụ của GV là cung cấp các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn SV tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau (Steve F., 2007; Brookhart S. M., 2017). Theo Biggs J. & Tang C. (2009), quá trình dạy học một học phần diễn ra theo nguyên tắc tương thích có định hướng (constructive alignment) xoay quanh 3 thành tố chính đó là: CĐRHP mà SV phải đạt được, tổ chức hoạt động dạy - học, đánh giá KQHT. Mối liên hệ giữa 3 thành tố này rất chặt chẽ, nếu đánh giá KQHT làm trọng tâm của việc học tập thì các tiêu chuẩn đánh giá SV như sau: Một là, SV có khả năng tích hợp các kiến thức đã học; hai là, SV có khả năng phát triển và chọn lọc kiến thức mới; ba là, SV có khả năng sử dụng kiến thức một cách có ý nghĩa; bốn là, SV có thái độ tích cực và nhận thức việc học tập; năm là, SV hình thành thói quen tư duy phản biện. Xét dưới góc độ SV, ông cho rằng để đánh giá SV đạt CĐRHP, nội dung đánh giá phải là những nội dung cốt lõi trong chương trình dạy học; các hình thức đánh giá được lồng ghép trong quá trình diễn ra các hoạt động dạy - học để SV có thể chứng tỏ việc đạt thành quả học tập; các tiêu chí đánh giá cần xây dựng và công bố cho SV trước khi thực hiện các hoạt động dạy - học. Xét dước góc độ GV, ông cho rằng CĐRHP là cơ sở để GV thiết kế hoạt động dạy - học, là nội dung mà GV cần phải đánh giá. Đối với từng CĐRHP, GV sử dụng các hình thức, phương pháp đánh giá khác nhau. Hình 1.3. Nguyên tắc tương thích có định hướng (Nguồn: Biggs J. & Tang C., 2009). Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cụ thể hóa từ mục tiêu đào tạo của chương trình. CĐR tập trung phản ánh những kỳ vọng, yêu cầu về khả năng làm việc, năng lực nghề nghiệp của người tốt nghiệp theo yêu cầu thị trường lao động. SV đạt CĐR Chuẩn đầu ra (SV cần biết gì và có thể làm được gì sau khi hoàn thành học phần/chương trình/khóa học) Hoạt động dạy và học (các hoạt động dạy và học nào phù hợp để SV đạt CĐR) Phương pháp đánh giá (SV nên thể hiện như thế nào để chứng tỏ đã đạt được CĐR)
  • 32. tạo là cơ bản đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động về năng lực hành nghề, trình độ chuyên môn, năng lực thích ứng nghề nghiệp (Trần Khánh Đức, 2011). Hình 1.4. Quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra (Nguồn: Trần Khánh Đức, 2011) Chuẩn đầu ra/kết quả đào tạo thể hiện năng lực của SV qua kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đánh giá năng lực của SV qua mức độ SV đạt CĐR. Có mối quan hệ tương ứng giữa các cấp độ mục tiêu đào tạo và các cấp độ CĐR. Mục tiêu học phần phục vụ mục tiêu chương trình đào tạo, mục tiêu chương trình đào tạo lại phục vụ mục tiêu của trường. Tương tự như vậy, CĐRHP đóng góp đạt CĐR chương trình đào tạo, CĐR chương trình đào tạo lại đóng góp đạt CĐR của trường. Nhìn chung, CĐR tại cấp độ nào được sắp đặt tương ứng với mục tiêu đào tạo ở cấp độ đó. Tuy nhiên, mục tiêu đào tạo và CĐR ở cùng cấp độ có sự khác nhau ít nhất 3 thuộc tính (Nguyễn Lộc & cộng sự, 2015, trang 23), như sau: Một là, về mức độ tổng quát: Mục tiêu đào tạo có phạm vi rộng hơn (đạt được sau khi kết thúc học tập một vài năm) so với CĐR (đạt được tại thời điểm kết thúc học tập). Người tốt nghiệp Mục tiêu đào tạo Chuẩn đầu ra/Kết quả đào tạo Quá trình đào tạo • Đặc trưng, giá trị nhân cách, xã hội, nghề nghiệp • Giá trị sức lao động • Năng lực hành nghề • Trình độ chuyên môn nghề nghiệp (kiến thức, kĩ năng, thái độ...) • Năng lực thích ứng với thị trường lao động • Năng lực phát triển nghề nghiệp (theo chuẩn nghề nghiệp và nhu cầu xã hội) 1) Kiến thức 2) Kĩ năng 3) Thái độ (theo chương trình đào tạo)
  • 33. CĐR: Mục tiêu đào tạo đề cập đến những kết quả mà cơ sở giáo dục, chương trình hoặc học phần được kì vọng thực hiện, trong khi phát biểu CĐR đề cập đến những gì SV được kì vọng là đạt tới. Ba là, về các bên liên quan: Liên quan đến mục tiêu đào tạo là những người bên ngoài tiến trình dạy và học gồm phụ huynh, chuyên gia giáo dục, người sử dụng lao động, cộng đồng còn liên quan đến CĐR là những người bên trong tiến trình dạy và học gồm SV, GV. Hình 1.5. Mối liên kết giữa chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo (Nguồn: Nguyễn Lộc & cộng sự, 2015) Đánh giá CĐR ở cấp độ chương trình đào tạo bao gồm một hoặc nhiều tiến trình để xác định, thu thập dữ liệu, để đánh giá việc đạt CĐR và mục tiêu đào tạo. Đánh giá CĐR ở cấp chương trình đào tạo/học phần thì dựa theo mục tiêu của chương trình đào tạo/học phần đó. Chương trình đào tạo bao gồm nội dung của nhiều học phần được tích hợp, liên kết các khối kiến thức của chương trình một cách có trình tự, do vậy đánh giá CĐR chương trình được tiến hành thông qua đánh giá việc đạt CĐR của từng học phần. Đánh giá CĐR cấp chương trình không thể hoàn thành nếu không được hỗ trợ hoặc không khớp với các CĐRHP. Triết lý/tầm nhìn của cơ sở giáo dục Mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục Chuẩn đầu ra cấp cơ sở giáo dục Tầm nhìn/sứ mạng của chương trình Mục tiêu đào tạo của chương trình Chuẩn đầu ra cấp chương trình Mục tiêu đào tạo của học phần Chuẩn đầu ra cấp học phần
  • 34. (2016), nguyên tắc tương thích có định hướng thể hiện sự liên hệ giữa 2 chủ thể thực thi chương trình đào tạo là GV và SV; đòi hỏi mỗi yếu tố trong quá trình dạy học đều hướng đến mục tiêu chung của chương trình đào tạo, có sự nhất quán giữa mục tiêu của GV khi giảng dạy học phần so với mục tiêu của SV khi học tập học phần. Mối liên hệ giữa GV và SV trong quá trình dạy học phản ánh hoạt động dạy học của GV và hoạt động học tập của SV đều hướng về cùng một mục tiêu là đạt CĐRHP. Đối với GV, mục tiêu dạy học là giúp SV đạt CĐR. CĐRHP là cơ sở GV thiết kế nội dung dạy học, tổ chức hoạt động dạy - học và thiết lập các tiêu chí, nội dung, phương pháp, công cụ đánh giá. Đánh giá KQHT là hoạt động cuối cùng của quá trình dạy học một học phần. Đối với SV, mục tiêu học tập là đạt CĐRHP. Khi bắt đầu học phần, SV cần biết những thông tin liên quan đến đánh giá KQHT như: tiêu chí, nội dung, phương pháp, hình thức đánh giá qua đó chủ động thực hiện các hoạt động học tập cá nhân sao cho đáp ứng mục tiêu đạt CĐRHP. Hình 1.6. Tác động giữa 2 chủ thể thực thi chương trình (Nguồn: Michael Mc., 2016) Theo Mô hình giáo dục dựa trên CĐR của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, đánh giá SV là một thành tố quan trọng, liên hệ chặt chẽ với CĐR các cấp độ (chương trình, học phần, bài học) và phương pháp tiếp cận dạy học. Để đánh giá mức độ SV đạt CĐR, nội dung đánh giá phải bám sát các yêu cầu CĐR. Kết quả đánh giá là một trong những cơ sở để GV rà soát CĐR, cải tiến hoạt động dạy - học, cải tiến nội dung CTDH, cải tiến phương pháp đánh giá SV. Sinh viên Mục tiêu học phần Chuẩn đầu ra học phần Hoạt động dạy học Đánh giá kết quả học tập học phần Giảng viên Đánh giá kết quả học tập Hoạt động học tập Chuẩn đầu ra học phần
  • 35. hình giáo dục dựa trên chuẩn đầu ra (Nguồn: AUN, 2020) Qua các nghiên cứu về mối liên hệ giữa đánh giá với các thành tố khác của quá trình dạy học trình độ đại học đã khẳng định mối liên kết chặt chẽ giữa CĐR, hoạt động dạy – học và đánh giá KQHT của SV trong quá trình dạy học. Các nghiên cứu cũng chỉ rõ mối liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và CĐR chương trình. Mục tiêu chương trình đào tạo hướng đến kết quả mà cơ sở giáo dục đại học phải đạt được sau quá trình đào tạo, còn CĐR chương trình đào tạo hướng đến kết quả mà SV phải đạt được sau quá trình học tập. Đối với một học phần, mục tiêu dạy học của GV là giúp SV đạt CĐRHP, mục tiêu học tập của SV là đạt CĐRHP. Để đạt mục tiêu dạy học, trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, GV lựa chọn dạy những nội dung cốt lõi của học phần hình thành CĐR, lựa chọn phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá phù hợp với từng CĐRHP. Hay nói cách khác, CĐR là cơ sở để GV thiết kế quá trình dạy học. Để đạt mục tiêu học tập, SV quan tâm đến nội dung đánh giá liên quan đến nội dung cốt lõi hình thành CĐRHP. Để việc đánh giá KQHT khách quan, các tiêu chí đánh giá được công bố cho SV biết trước. 1.2. Các nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập ở trình độ đại học Đánh giá SV có hiệu quả khi hoạt động này diễn ra trong quá trình tổ chức hoạt động dạy - học. Hoạt động đánh giá thúc đẩy động cơ học tập của SV, khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường (Joughin G. & Macdonald R., 2003). Đánh giá theo Sứ mạng, tầm nhìn, triết lý giáo dục Sứ mạng, tầm nhìn, triết lý giáo dục Mục tiêu chương trình đào tạo Chuẩn đầu ra Tổ chức hoạt động dạy và học Đánh giá Nội dung CTDH Sinh viên Các bên liên quan: nhà tuyển dụng, phụ huynh, cơ sở giáo dục… Môi trường giáo dục và các nguồn lực Môi trường giáo dục và các nguồn lực
  • 36. năng lực cho phép SV cá nhân hóa việc học tập, tự bổ sung kiến thức, kĩ năng thiếu hụt của bản thân để thực hiện nhiệm vụ học tập GV giao, xác định mục tiêu cần đạt và những tiêu chuẩn đo lường thành quả học tập. Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực tập trung vào CĐR chương trình đào tạo. Các yêu cầu của CĐR được tích hợp vào nhiệm vụ học tập và nhiệm vụ đánh giá. Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực, cần quan tâm 5 đặc điểm cơ bản như sau: Một là, đánh giá dựa trên mức độ đáp ứng tiêu chuẩn/tiêu chí; hai là, đánh giá theo năng lực thực tế; ba là, tiêu chuẩn đánh giá năng lực rõ ràng; bốn là, đánh giá một cách linh hoạt; năm là, đánh giá lấy SV là trung tâm (Allen M. J., 2004). Công cụ đánh giá thường sử dụng là bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, bài trắc nghiệm tự luận (Airasian P. W., 2005). Để đánh giá mức nhận thức cấp độ cao hơn theo thang Bloom, những phương pháp đánh giá thường được vận dụng đó là đánh giá xác thực (authentic assessment), đánh giá hiệu suất thực hiện (performance assessment). Đánh giá xác thực đòi hỏi SV thực hiện những nhiệm vụ học tập mang tính thực tiễn, qua đó SV bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức lí thuyết chuyên môn vào giải quyết tình huống thực tế, bộc lộ quá trình tư duy thực hiện kiến tạo một sản phẩm cụ thể (Jon M., 2005). Đánh giá xác thực đo lường quá trình thực hiện và sản phẩm của quá trình đó, nó đánh giá được cấp độ tư duy kiến thức và quá trình vận dụng kiến thức đó giải quyết các vấn đề thực tiễn (Gulikers J. T. M. & Bastiaens Th. J. & Kirschner P. A., 2006). Chiến lược đánh giá SV phải được xác định, có sự giao thoa đặc điểm cá nhân SV, mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục, mục tiêu chương trình, yếu tố bên ngoài, thách thức của tương lai và nhân tố khác (Yorkovich S., 2007). Các hoạt động đánh giá được triển khai tại lớp học xem như một phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy - học, hình thành động cơ tích cực ở SV, nâng cao hiệu quả học tập và đánh giá mức nhận thức cấp độ biết, hiểu kiến thức (Steve F., 2007). Đánh giá KQHT cần được lập kế hoạch trước khi triển khai học phần. Kế hoạch đánh giá SV phải cụ thể và đảm bảo các yêu cầu sau đây: Một là, sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động dạy - học và các mục tiêu học tập; hai là, có hệ thống phản hồi KQHT đến cán bộ phụ trách chương trình, lãnh đạo bộ môn và SV; ba là, tư vấn cho SV đạt mục tiêu học tập, giúp SV phát triển kĩ năng tự đánh giá; bốn là, đánh giá phải kết hợp
  • 37. đào tạo của cơ sở giáo dục; năm là, phương pháp đánh giá đa dạng và công cụ đánh giá KQHT qua hồ sơ học tập (portfolio/e-portfolio) của SV (Crystal B., 2008). Đánh giá KQHT của SV phải bảo đảm độ tin cậy, khách quan, công bằng. Kết quả đánh giá có độ tin cậy khi áp dụng nhiều hình thức đánh giá để thu thập thông tin dữ liệu đánh giá. Đánh giá KQHT của SV phải được thực hiện thường xuyên theo tiến trình với nhiều phương pháp, có sự phản hồi từ SV, doanh nghiệp, sự quan sát của GV (Edstrom K., 2008). Đánh giá KQHT của SV gồm đánh giá tiến trình/quá trình học tập (formative assessment) và đánh giá kết thúc học phần (summative assessment) nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ về KQHT, xác định mức độ SV đạt mục tiêu, đạt CĐR chương trình (Suskie L., 2009 & 2010). Đánh giá KQHT của SV qua tiến trình học tập cần chú trọng đánh giá sự tiến bộ của SV trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập tại lớp, còn đánh giá hiệu suất thực hiện nhằm đánh giá mức nhận thức cấp độ lập luận, vận dụng, sáng tạo kiến thức (Bennett R. E., 2011), hướng đến đánh giá kĩ năng tư duy, kiến tạo sản phẩm và kĩ năng xã hội khác của SV (James H. MacMillan, 2014). Tại Việt Nam trong một thập niên gần đây, rất nhiều công trình nghiên cứu đánh giá KQHT trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học. Trong giáo dục nghề nghiệp, để đánh giá năng lực thực hành nghề nghiệp cần phân tích rõ về bản chất kĩ năng, cấu trúc kĩ năng và những điều kiện tâm sinh lí tối thiểu để hình thành kĩ năng. Đánh giá kĩ năng theo 5 tiêu chí như sau: Tính đầy đủ của nội dung, cấu trúc kĩ năng; tính hợp lí về logic; mức độ thành thạo; mức độ linh hoạt; hiệu quả của kĩ năng (Đặng Thành Hưng, 2010). Các tác giả nghiên cứu đánh giá KQHT học phần theo định hướng triển năng lực (Nguyễn Thành Nhân, 2010; Đặng Bá Lãm, 2011; Đinh Văn Đệ, 2017) đều đề cập đến đặc điểm, nhiệm vụ kiểm tra đánh giá, một số phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT học phần ở bậc đại học (Trần Thị Thanh Phương, 2012). Xét về trình độ chuyên môn nghề nghiệp, đánh giá kĩ năng thực hành căn cứ trên chuẩn nghề nghiệp và CĐR quy định cho chương trình (Nguyễn Cẩm Thanh, 2012). Đánh giá được thực hiện với đầy đủ các học phần thuộc chương trình đào tạo, đối với các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá bằng cách sử dụng hình thức vấn đáp có tính chất mở (Hoàng Phúc, 2012).
  • 38. lực SV căn cứ trên chuẩn kĩ năng nghề nghiệp và một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá chuẩn kĩ năng cho học phần (Đinh Thị Thu Thủy, 2013). Bộ công cụ đánh giá năng lực của SV gồm bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi, phiếu đánh giá sản phẩm của SV và câu hỏi/bài tập (Cao Thị Thặng & Đinh Thị Hồng Minh, 2013). Để quản lý các hoạt động đánh giá KQHT, các nội dung quản lý gồm: Quản lý việc xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT; quản lý việc tổ chức triển khai hoạt động đánh giá KQHT và chỉ đạo thực hiện hoạt động đánh giá KQHT; kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT (Đặng Lộc Thọ, 2012, 2014). Theo quan điểm hiện đại, đánh giá vừa là hình thức tổ chức vừa là phương pháp dạy học. Đánh giá KQHT thay đổi trọng tâm từ đánh giá kết thúc học phần sang đánh giá tiến trình học tập. Nâng cao chất lượng dạy - học cần chú trọng đến việc cải tiến đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện (Võ Thị Ngọc Lan, 2014). Đổi mới đánh giá KQHT theo năng lực thực hiện không chỉ xác định được sự tiến bộ của SV mà còn xác định những gì SV lĩnh hội được theo tiêu chuẩn/tiêu chí của trình độ năng lực nghề nghiệp do thực tiễn đặt ra (Bùi Minh Hải & Vũ Thị Hà, 2014). Xét về mặt xã hội, cần đánh giá kĩ năng giao tiếp của SV. Xét về khía cạnh lao động, đánh giá được năng lực phối hợp, chịu trách nhiệm, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lý công việc. Xét về khía cạnh giáo dục, đánh giá kĩ năng tư duy giải quyết vấn đề thực tiễn nghề nghiệp (Nguyễn Quang Việt, 2012). Đánh giá KQHT định hướng năng lực cần được thực hiện theo những nguyên tắc, nội dung và phương pháp phù hợp (Hoàng Thị Minh Phương, 2015). Theo định hướng tiếp cận năng lực, cần xác định rất rõ từ vị trí, vai trò của đánh giá trong quá trình dạy học, quan niệm về chủ thể, đối tượng, mục tiêu, tiêu chí đánh giá cho đến hình thức, phương pháp, phương tiện và trình độ, kĩ thuật đánh giá (Vũ Lệ Hoa, 2015). Đối với ngành có tính đặc thù như ngành sư phạm, đánh giá được thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng phát triển năng lực dạy học của SV ngành sư phạm (Nguyễn Thu Hằng & Cao Thị Thặng, 2012). Đánh giá một học phần mà nó có sự ảnh hưởng rất quan trọng đến nhận thức nghề nghiệp sư phạm như môn Giáo dục học, thì hoạt động đánh giá KQHT được mô hình hóa theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
  • 39. sư phạm (Nguyễn Thị Liễu, 2015). Đánh giá năng lực dạy học của SV ngành sư phạm dựa trên mục đích đánh giá, xây dựng qui trình đánh giá năng lực dạy học gồm 6 giai đoạn: 1) Xây dựng kế hoạch đánh giá, 2) Thiết kế công cụ đánh giá, 3) Thử nghiệm bộ công cụ đánh giá, 4) Xin ý kiến chuyên gia, (5) Thu thập thông tin, xử lí, (6) Phân tích kết quả viết báo cáo và giải thích nguyên nhân kết quả (Phạm Thị Hương & Đặng Quang Báo, 2016). Tổ chức cho SV ngành sư phạm tự đánh giá KQHT của chính mình và đánh giá KQHT lẫn nhau trong quá trình học tập môn Giáo dục học theo hướng tiếp cận năng lực, qua đó SV nhận ra được những ưu, nhược điểm trong học tập, đồng thời biết cách bổ sung, điều chỉnh những thiếu sót để nâng cao năng lực học tập, hình thành và phát triển năng lực tự đánh giá khi học tập học phần (Nguyễn Thị Thanh Trà, 2015, 2016). Khi thiết kế công cụ đánh giá cần có bảng tiêu chí hướng dẫn đánh giá/tự đánh giá bao gồm các tiêu chí thực hiện và mô tả cụ thể chỉ số hành vi để đánh giá mức độ đạt kĩ năng dạy học của SV ngành sư phạm. Sử dụng rubric đánh giá theo hướng tiếp cận này cho phép thu thập những thông tin cần thiết để xác định kĩ năng và đánh giá chính xác mức độ đạt kĩ năng dạy học của SV tại các cơ sở đào tạo GV (Dương Tiến Sỹ, Trương Thị Thanh Mai, 2016). Thí nghiệm là phương pháp dạy học hiệu quả để truyền tải kiến thức và hình thành kĩ năng cho SV ngành sư phạm; Đối với các môn thí nghiệm, qui trình và công cụ đánh giá kĩ năng làm thí nghiệm dựa trên thang đo mức độ phát triển kĩ năng, dựa trên tiêu chí là sự thành thạo của kĩ năng và mức độ giám sát của người hướng dẫn (Đỗ Thị Loan, 2017). Hoạt động kiểm tra đánh giá hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thể đánh giá năng lực của SV sau khi hoàn thành chương trình, khó đo lường chất lượng chương trình. Đánh giá chất lượng SV thông qua KQHT, khi đó mối liên hệ giữa CĐR, phương pháp dạy - học và nội dung kiểm tra đánh giá cần phải thể hiện rõ. Một số giải pháp đổi mới khâu đánh giá là đánh giá trình độ năng lực của SV (Phạm Đỗ Nhật Tiến, 2015, 2016); cần đổi mới cách thức xây dựng công cụ đánh giá và triển khai phương pháp đánh giá sao cho đánh giá được năng lực thích ứng của SV (Đỗ Đình Thái & Lê Chi Lan, 2017); cần xây dựng công cụ đo lường mức độ đạt CĐR chương trình theo quan điểm tiếp cận đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Lê Thái Hưng & Phạm Thị Ánh Phượng, 2018).
  • 40. về đánh giá KQHT ở trình độ đại học đã cho thấy đánh giá được tiếp cận với định hướng khác nhau. Trước yêu cầu đổi mới khâu đánh giá SV, trong những năm gần đây, đánh giá KQHT chủ yếu được tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực. Các công trình nghiên cứu về xây dựng công cụ đánh giá KQHT, xây dựng tiêu chí đánh giá KQHT, phương pháp đánh giá KQHT, hình thức đánh giá KQHT, quy trình đánh giá sao cho đánh giá được kĩ năng nghề nghiệp của SV. Hiện nay, việc SV đạt CĐR là một quy định bắt buộc đối với cơ sở giáo dục đại học, nhưng từ các công trình trên cho thấy chưa có nghiên cứu nào đề cập đến quản lý việc đánh giá CĐR cũng như quy trình đánh giá mức độ đạt CĐR của SV. 1.3. Các nghiên cứu về mô hình đánh giá kết quả học tập ở trình độ đại học Đánh giá CTDH là một cái nhìn toàn diện liên quan đến các thành tố của quá trình dạy học trong đó có đánh giá KQHT (Anderson & cộng sự, 2001). Theo Mô hình đánh giá KQHT tích hợp đánh giá CTDH (Fink, 2003), đánh giá KQHT được tích hợp vào quá trình thiết kế, triển khai CTDH nhằm đảm bảo mục tiêu chương trình và là cơ sở phản hồi khi rà soát CTDH. Mô hình mô tả sự liên kết tổng thể giữa: 1) Sứ mạng/mục tiêu chương trình; 2) Các thành tố của CTDH; 3) Đánh giá KQHT; 4) Xác định nhu cầu điều chỉnh CTDH. Sứ mạng/mục tiêu chương trình là tuyên bố chiến lược tổng thể cho khóa học, sứ mạng/mục tiêu xác định rõ ràng. Các thành tố của CTDH bao gồm bài giảng, bài tập, thực tập và các hoạt động học tập chính khóa, ngoại khóa có liên quan. Đánh giá KQHT làm cơ sở cho việc xếp loại SV. Sự phát triển công nghệ, ngành nghề dẫn đến CTDH và mục tiêu chương trình phải thay đổi, vì vậy phải định kỳ xác định sự phù hợp giữa mục tiêu chương trình và CTDH. Tiếp đến là xem xét sự phù hợp giữa đánh giá SV (nội dung, phương pháp, công cụ, hình thức đánh giá) với mục tiêu chương trình và CTDH. Sử dụng kết quả đánh giá SV là một trong những cơ sở đánh giá CTDH, rà soát mục tiêu chương trình. Các mục tiêu, đặc điểm của CTDH được rà soát bởi các chuyên gia trong cùng lĩnh vực. Mục tiêu chương trình, CTDH và phương pháp giảng dạy có những tác động khác nhau đến nhu cầu điều chỉnh chương trình. Nếu coi Mô hình trên như một chu trình thì một chương trình phải có bước đánh giá KQHT, đánh giá CTDH và rà soát cải tiến liên tục.
  • 41. hình đánh giá kết quả học tập tích hợp với đánh giá rà soát chương trình dạy học (Nguồn: Fink, 2003) Theo Mô hình quá trình đánh giá KQHT qua phản hồi từ các bên liên quan (Nicol, 2004), quá trình đánh giá KQHT của SV được nhìn nhận ở 2 góc độ như sau: - Góc độ thứ nhất là đánh giá từ bản thân SV (quá trình đánh giá qua phản hồi từ bên trong hoặc SV tự đánh giá): Để đạt được KQHT tốt, chính SV phải tự xác định cho mình những kiến thức cần phải lĩnh hội, xác định động cơ học tập, xác định mục tiêu học tập, thiết lập chiến lược học tập (bao gồm kế hoạch, phương pháp, thời gian…), đồng thời SV tự đánh giá hạn chế của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV giao, từ đó tự xác định năng lực/khả năng thực hiện. Quá trình đánh giá KQHT nhìn dưới góc độ này vẫn chưa có đầy đủ cơ sở để xác định trình độ năng lực của SV. - Góc độ thứ hai là đánh giá từ GV, SV cùng lớp, nhà tuyển dụng (quá trình đánh giá qua phản hồi từ bên ngoài): Để khách quan, quá trình đánh giá KQHT phải được nhìn nhận qua sự phản hồi của các bên liên quan, khi đó căn cứ nhiệm vụ học tập do GV thiết lập cho SV, các bên liên quan đánh giá khả năng SV thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao. Từ đó, các bên liên quan có cơ chế phản hồi những hạn chế cần khắc phục để SV đạt mục tiêu học tập. Xác định sứ mạng/nhiệm vụ đào tạo của chương trình đào tạo Xác định mục tiêu chương trình đào tạo Đánh giá KQHT Xác định các thành tố ch/trình dạy học Rà soát CTDH Rà soát mục tiêu Xác định sự liên kết giữa mục tiêu và CTDH Xác định nhu cầu điều chỉnh Xác định sự liên kết giữa đánh giá KQHT, mục tiêu khóa học và CTDH
  • 42. hình quá trình đánh giá kết quả học tập qua phản hồi từ các bên liên quan (Nguồn: Nicol, 2004) Theo Đoàn Thị Minh Trinh (2012), chu trình đánh giá KQHT bắt đầu bằng việc xác định CĐR dự kiến. Đánh giá KQHT bao quát nội dung chuyên ngành, đánh giá kĩ năng chuyên môn, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xây dựng qui trình, khả năng kiến tạo sản phẩm. Phương pháp và công cụ đánh giá đa dạng để thu thập đầy đủ chứng cứ về KQHT của SV. Mục đích của chu trình này nhằm cung cấp các thông tin làm cơ sở cải tiến hoạt động dạy và học định hướng theo CĐR. Hình 1.10. Chu trình đánh giá kết quả học tập (Đoàn Thị Minh Trinh, 2012) Xác định CĐR dự kiến Nhất quán phương pháp đánh giá với từng CĐR Dùng nhiều phương pháp đánh giá để thu thập dữ liệu Dùng thông tin đánh giá KQHT để cải tiến dạy và học SV tự đánh giá hạn chế của bản thân GV thiết lập các nhiệm vụ học tập (mục tiêu, tiêu chí) Kiến thức Động cơ Mục tiêu của SV Chiến lược học tập của SV Kết quả học tập Khả năng thực hiện Quá trình đánh giá từ bên trong SV Phản hồi bên ngoài (GV, SV, NTD) Quá trình đánh giá từ bên ngoài
  • 43. Trần Khánh Đức (2011), mô hình đánh giá KQHT theo năng lực bao gồm các yếu tố cấu trúc như sau (Hình 1.11): Hình 1.11. Các yếu tố cấu trong mô hình đánh giá kết quả học tập theo năng lực (Nguồn: Trần Khánh Đức, 2011) - Yếu tố cấu trúc 1: Đề cương học phần nêu rõ mục tiêu. Từ mục tiêu học phần xác định KQHT mong đợi đối với SV và xác định các nội dung cụ thể của học phần. Nội dung học phần phù hợp với KQHT mong đợi. - Yếu tố cấu trúc 2: Hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của SV được tích hợp trong các nhiệm vụ học tập mà GV giao cho SV thực hiện. Các hoạt động giảng dạy và học tập phù hợp và hướng đến đạt mục tiêu học phần. - Yếu tố cấu trúc 3: Đánh giá KQHT theo hướng phát triển năng lực. Xác định chuẩn đánh giá, mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá. Theo Mô hình đánh giá KQHT học phần theo định hướng phát triển năng lực SV trong đào tạo tín chỉ (Nguyễn Thành Nhân, 2014), cấu trúc Mô hình gồm 4 thành tố: đầu vào (inputs), các quy trình hoạt động (processes), kết quả đầu ra (outcomes) và bối cảnh (context), trong đó thành tố bối cảnh tác động lên 3 thành tố còn lại. Các yếu tố Đề cương chi tiết học phần (Syllabus) Mục tiêu học phần Kết quả học tập mong đợi đối với SV Nội dung cụ thể của học phần (tích hợp – liên thông) Các nhiệm vụ học tập Giảng dạy (G) Học tập/Tự học (H) Chuẩn đánh giá KQHT theo định hướng phát triển năng lực Nội dung đánh giá KQHT Mục tiêu đánh giá KQHT Đánh giá KQHT theo định hướng phát triển năng lực SV
  • 44. nhân lực (GV, CBQL, SV), tài chính và cơ sở vật chất, quy chế đào tạo. Các quy trình hoạt động giảng dạy và học tập thể hiện đầy đủ 3 giai đoạn (giai đoạn thiết kế, giai đoạn thực thi, giai đoạn tổng kết). Các quy trình bao gồm: Quy trình xây dựng chuẩn đánh giá năng lực, quy trình xây dựng đề cương chi tiết, quy trình xây dựng tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá sản phẩm học tập. Kết quả đầu ra bao gồm: (1) Kết quả ngắn hạn: phản hồi và xác nhận KQHT của SV theo tiến trình học phần, có thể gọi là KQHT trong quá trình, (2) Kết quả trung hạn: đánh giá mức độ đạt KQHT học phần theo định hướng phát triển năng lực SV trong đào tạo tín chỉ, có thể gọi là KQHT tổng kết học phần, (3) Kết quả dài hạn: góp phần đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình đào tạo đó là phát triển năng lực SV, đảm bảo chất lượng đào tạo theo CĐR. Bối cảnh là đào tạo theo tín chỉ và đảm bảo chất lượng đào tạo theo CĐR. Tác giả Nguyễn Thành Nhân cho rằng đánh giá KQHT được thể hiện trong đề cương chi tiết học phần và được triển khai trong quá trình dạy học. Hình 1.12. Mô hình đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực sinh viên trong đào tạo tín chỉ (Nguồn: Nguyễn Thành Nhân, 2014) Đề cương học phần Tiêu chí đánh giá KQHT Chuẩn đánh giá theo năng lực Sản phẩm học tập Thông tin về đánh giá KQHT Đào tạo theo tính chỉ Đảm bảo chất lượng đào tạo theo CĐR Đầu vào Kết quả đầu ra Bối cảnh Các quy trình hoạt động
  • 45. về mô hình đánh giá KQHT ở trình độ đại học cho thấy đánh giá KQHT là một yếu tố không thể tách rời của quá trình dạy học; do đó đánh giá KQHT được thiết kế, rà soát trong quá trình thiết kế, rà soát chương trình dạy học. Khi mục tiêu của chương trình đào tạo thay đổi thì chương trình dạy học cập nhật theo, dẫn đến việc xem xét sự phù hợp giữa nội dung đánh giá, công cụ đánh giá, hình thức/phương pháp đánh giá với chương trình dạy học. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình đánh giá SV không chỉ được thực hiện bởi GV mà còn có các đối tượng khác tham gia như chính bản thân SV, SV cùng lớp, nhà tuyển dụng. Trong bối cảnh đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay, đánh giá KQHT theo định hướng phát triển năng lực SV được triển khai tại các cơ sở giáo dục. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, các cơ sở giáo dục đại học ban hành chuẩn đánh giá năng lực, GV xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa trên chuẩn năng lực, SV yêu cầu thể hiện năng lực của mình qua sản phẩm học tập cụ thể và đơn vị chức năng của cơ sở giáo dục có trách nhiệm thông tin về đánh giá KQHT. Chuẩn đánh giá năng lực, tiêu chí đánh giá, sản phẩm học tập, các thông tin về đánh giá KQHT được thể hiện đầy đủ trong đề cương chi tiết. Để có thể đánh giá KQHT theo hướng phát triển năng lực của SV, cơ sở giáo dục đảm bảo các yếu tố đầu vào phục vụ cho chương trình đào tạo, các yếu tố đầu ra và các quy trình hoạt động như: Quy trình xây dựng chuẩn đánh giá năng lực, quy trình xây dựng đề cương chi tiết, quy trình xây dựng tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá sản phẩm học tập. Đánh giá tiếp cận theo CĐR được thực hiện bởi một chu trình gồm 4 bước: xác định CĐR dự kiến, nhất quán phương pháp đánh giá với từng CĐRHP, dùng nhiều phương pháp đánh giá để thu thập dữ liệu, dùng thông tin đánh giá KQHT để cải tiến dạy học. Song chu trình này chỉ thể hiện thứ tự các bước và mục đích của chu trình nhằm cải tiến hoạt động dạy – học. Các nghiên cứu về mô hình đánh giá KQHT chủ yếu chỉ ra mối liên hệ giữa đánh giá KQHT của SV với các yếu tố khác trong một bối cảnh đào tạo hoặc một chu trình đánh giá hoặc một định hướng tiếp cận. Các Mô hình đánh giá KQHT đã nghiên cứu trước đây chưa thể hiện mối liên hệ của các thành tố và cụ thể hóa các bước quy trình việc đánh giá được mức độ SV đạt CĐR.