Bằng n1 tiếng nhật là gì năm 2024

Cách nâng cao trình độ tiếng Nhật lên cấp độ N1, nhiều cơ hội việc làm tuyệt vời cho phiên dịch viên khi bạn sở hữu bằng N1 tiếng Nhật

Bằng tiếng Nhật N1 là gì?

N1 là một loại chứng chỉ mà bạn sẽ nhận được trong kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật JLPT. Trên chứng chỉ tiếng Nhật N1 sẽ có đóng dấu của chủ tịch 2 hiệp hội Japan Educational Exchanges and Services (JEES) và The Japan Foundation. Đây là chứng chỉ được hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản công nhận. Kỳ thi JLPT chia ra làm 5 cấp độ: N1, N2, N3, N4 và N5, trong đó N1 là chứng chỉ có cấp độ cao nhất.

Để đạt được cấp độ JLPT N1, người học cần phải biết khoảng 2.000 từ Kanji (Hán tự), 10.000 từ vựng tiếng Nhật.

Thang điểm đỗ JLPT N1 như sau:

  • Điểm tổng: Trên 100 điểm (Tối đa: 180 điểm)
  • Điểm kiến thức ngôn ngữ ( Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Từ 19 điểm trở lên (Tối đa 60 điểm)
  • Điểm đọc hiểu: Từ 19 điểm trở lên (Tối đa 60 điểm)
  • Điểm nghe hiểu: Từ 19 điểm trở lên ( Tối đa 60 điểm

Bằng n1 tiếng nhật là gì năm 2024

Lượng kiến thức cần có để đạt chứng chỉ tiếng Nhật N1

Để nâng cao trình độ tiếng Nhật lên cấp độ N1 và có cơ hội làm việc như phiên dịch viên, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Xác định mục tiêu: Đầu tiên, hãy đặt mục tiêu của bạn là đạt được cấp độ N1 trong kỳ thi tiếng Nhật. Điều này sẽ giúp bạn tập trung và có một hướng đi rõ ràng.
  • Chuẩn bị cho kỳ thi JLPT N1: Kỳ thi JLPT N1 là bước quan trọng để chứng minh trình độ tiếng Nhật của bạn. Hãy làm quen với cấu trúc và định dạng của kỳ thi, và luyện tập thông qua các tài liệu và đề thi mẫu.
  • Sử dụng tài liệu học phù hợp: Sử dụng sách giáo trình, tài liệu học tiếng Nhật dành riêng cho cấp độ N1. Các sách như "Shin Kanzen Master N1", "So-matome N1" và "Nihongo Sou Matome N1" là những tài liệu phổ biến giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi JLPT cấp độ N1.
  • Học tập chủ đề và từ vựng chuyên ngành: Phiên dịch viên thường phải làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn như kinh tế, y tế, công nghệ, pháp luật, v.v. Hãy tìm hiểu về các chủ đề này và học từ vựng chuyên ngành liên quan.
  • Nắm vững ngữ pháp và cấu trúc ngôn ngữ: Tiếng Nhật có một ngữ pháp phức tạp và cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt. Nắm vững ngữ pháp và cách sử dụng cấu trúc ngôn ngữ sẽ giúp bạn hiểu và diễn đạt ý kiến một cách chính xác.
  • Luyện nghe và nói: Để trở thành một phiên dịch viên tốt, bạn cần có khả năng nghe hiểu và nói lưu loát. Luyện nghe bằng cách nghe các bài hội thoại, tin tức, podcast, và thực hành nói bằng cách tham gia các khóa học hoặc tổ chức thảo luận tiếng Nhật.
  • Tham gia lớp học và khóa đào tạo: Đăng ký vào các khóa học tiếng Nhật chuyên sâu hoặc tham gia các khóa đào tạo dành cho phiên dịch viên. Điều này sẽ giúp bạn nhận được sự hướng dẫn và phản hồi từ các giáo viên có kinh nghiệm.

Nhớ rằng, việc nâng cao trình độ tiếng Nhật lên cấp độ N1 đòi hỏi thời gian, kiên nhẫn và nỗ lực. Tuy nhiên, với sự cống hiến và quyết tâm, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình và có cơ hội làm việc như phiên dịch viên tiếng Nhật cấp độ N1.

Khi bắt đầu học tiếng Nhật, có lẽ mọi người đều từng nghĩ thi đỗ bằng N1 là điều gì đó rất khủng khiếp và em cũng không ngoại lệ.

Không giống như bằng tiếng anh TOEIC, IELTS được tính bằng thang điểm, bằng tiếng Nhật được chia làm 5 level tương ứng với các chứng chỉ N5, N4, N3, N2, N1 . Ở mỗi cấp độ đều cần người học phải dành thời gian “dày công khổ luyện” để có thể đỗ các chứng chỉ. Có người học 1 năm đã đỗ N1, nhưng cũng có người học 4-5 năm, ra trường đi làm có sử dụng tiếng nhật cả chục năm nhưng thi mãi không đỗ. Mỗi người có một phương pháp học khác nhau nhưng cùng chung mục đích duy nhất đó là thi đỗ lấy tấm bằng. Tại đây em xin được chia sẻ hành trình học tiếng Nhật của mình, mong có thể góp phần định hướng và tạo động lực cho những ai đang bước trên con đường chinh phục ngôn ngữ này.

CHẶNG ĐƯỜNG THỰC HIỆN

Chương 1: Bắt đầu từ sơ cấp (初級N5-N4)

Tiếng Nhật có 4 bảng chữ cái Hiragana, Katakana, Kanji và Romaji. Thường mới bắt đầu chỉ cần học 2 bảng Hiragana và Katakana gồm 46 kí tự. Romaji là phiên âm của Hiragana và Katakana theo dạng chữ alphabet, nên khi học 2 bảng trên thì cũng học luôn romaji rồi. Kanji (chữ hán) thì khó hơn, sau khi thuộc mặt chữ nhật đã thì mới chuyển qua học sau. Vậy học 2 bảng chữ cái này trong bao lâu? Em đã học tại trung tâm tiếng Nhật trong khoảng 2 tuần, bằng cách viết ra sau đó luyện tập đọc trên các câu hội thoại chào hỏi thường ngày. Mới đầu khi chưa thuộc thì việc đọc 1 câu văn sẽ rất khó và bị líu lưỡi. Bí quyết là cần phải luyện phát âm đúng và đọc cả câu văn nhiều lần cho quen mặt chữ. Sau 1 tháng chăm chỉ thì sẽ có thể thuộc làu được 2 bảng chữ cái này. Sau 2 bảng chữ cái, thì đến giai đoạn 1, học tiếng Nhật trong giao tiếp thường ngày (trình độ N5~N4). Với lịch học 1 tuần 2 buổi(mỗi buổi 2 tiếng), em đã hoàn thành học khóa học sơ cấp trong khoảng 6 tháng. Giai đoạn này nên học chậm mà chắc. Vì khi có nền tảng tốt, sau này học lên cao sẽ không bị nhầm sang các ngữ pháp cao cấp khác. Và tiếng nhật sơ cấp thì áp dụng rất nhiều trong hội thoại hàng ngày, dễ áp dụng ngoài đời. Theo quan điểm của em, để bắt đầu học tiếng nhật điều quan trọng đó là:

-Đối với bản thân: Tạo mục tiêu học tiếng nhật rõ ràng Tìm hiểu về văn hóa và ngôn ngữ tiếng nhật để cảm thấy yêu thích ngôn ngữ này. -Các yếu tố khác: Tạo môi trường học tập tiếng nhật, học nhóm Dành lời khen đối với bạn học, cùng nhau phấn đấu.

Khi học thì chúng ta cần kết hợp học 4 kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết, không nên tập trung quá nhiều vào ngữ pháp mà ít nghe. Giai đoạn này nên tìm hiểu thêm về văn hóa phẩm nhật bản. Ví dụ phim ảnh, hoạt hình, video youtube có sub kèm theo để tạo thói quen nghe tiếng nhật. Học ngoại ngữ là 1 quá trình dài, nếu có thêm niềm yêu thích văn hóa của quốc gia đó thì sẽ tạo hứng thú cho việc học hơn, không bị chán nản dẫn tới ghét học. Về phương pháp học nhanh nhớ nhanh vào đầu thì mọi người search google, hoặc follow các group trên FB học tiếng Nhật, sẽ ra rất nhiều phương pháp hay được các senpai chia sẻ. Tự chọn cho mình một cách học phù hợp với bản thân là tốt nhất. Bản thân em thì không có bí quyết gì nhiều lắm, vì cái gì cũng đụng một chút, không cố định. Về cơ bản vẫn là học sách giáo khoa, nghe đĩa của sách, và làm bài tập về nhà. Ngoài ra, tải một số app trên điện thoại thuận tiện cho việc học từ hay nghe mọi lúc mọi nơi, và luyện nói tiếng nhật với bạn bè, kết bạn với người Nhật.

Chương 2: Trung cấp (中級N3~N2)

Giai đoạn này theo em là quan trọng nhất trong hành trình của em. Đây là giai đoạn sẽ quyết định ai là người sẽ đi tiếp, và ai là người sẽ từ bỏ dở dang việc học của mình. Sau khi học trình độ sơ cấp xong, sẽ học đến các đầu sách giáo khoa chia theo level (bắt đầu từ N3) và theo kỹ năng: Ngữ pháp, Từ vựng, Đọc hiểu, Nghe hiểu và cả Kanji nữa. Em vẫn học trên lớp theo lịch hàng tuần, và dần đặt ra mục tiêu cho mình là sau khi học xong level N3 sẽ tham dự kỳ thi JLPT. Vì tại Việt Nam, với bằng tiếng nhật N3 là đã có thể giao tiếp tiếng nhật cơ bản và có thể thực hiện một số nghiệp vụ đơn giản bằng tiếng Nhật. Sau 6 tháng học N3, em đã thử sức đi thi JLPT N3, và kết quả là …TRƯỢT. Đề thi rất dài và không hề đơn giản như những gì em tưởng tượng.

Sau 1 năm học tiếng Nhật nhưng không nhận được chứng chỉ nào khiến em có phần chán nản. Lúc đó cũng vào thời điểm năm cuối đại học, em cũng bận rộn với việc đi thực tập tại các công ty, và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Khoảng thời gian nửa năm tiếp theo, do lớp học tiếng đã nghỉ nên em cũng đã bỏ dở không học ôn tiếng Nhật nữa. Em xin việc và vào làm cho phòng kế toán cho một trung tâm ngoại ngữ (tiếng Nhật, tiếng Hàn). Công việc của em không liên quan trực tiếp đến tiếng Nhật, nhưng vào các khoảng thời gian ít task thì sếp có động viên nhân viên trau dồi tiếng Nhật với phần thưởng là tăng lương 😆 .Bởi tính chất công việc liên quan đến giáo dục, phòng ban em chỉ bận rộn vào thời điểm làm đề án và quyết toán cuối năm tài chính.

Bước ngoặt lớn trong giai đoạn này, đó là khi em quyết định đi du học tự túc tại Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp đại học, em đã đi làm tại trung tâm ngoại ngữ, đồng thời tự chuẩn bị hồ sơ du học nộp cho Đại sứ quán Nhật. Năm 2018, đặt chân đến đất nước Nhật Bản, được trực tiếp học tiếng Nhật và học hỏi văn minh văn hóa của người Nhật, là môi trường tốt nhất cho việc học tiếng mà ai cũng mong ước. Ngày ngày chỉ cắp sách đến trường để học tiếng Nhật, tiếng Anh và một số bộ môn văn hóa khác. Trình độ tiếng Nhật của em đã up rất nhiều so với lúc chỉ học 2 buổi/tuần tại Việt Nam. Tại đây, em thường học tại lớp học và đến thư viện của trường để ôn lại kiến thức cũng như làm bài tập về nhà. Kết bạn với các bạn nước ngoài khác cùng trường, luyện nói tiếng nhật giao tiếp và trao đổi giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới. Thời gian cuối tuần rảnh rỗi em cũng đi làm parttime để kiếm thêm tiền ăn tiêu, và cũng kết thêm được nhiều bạn bè đồng nghiệp người Nhật rất dễ thương và đáng mến.

Rút kinh nghiệm từ lần thi trượt N3, em quyết định lần này phải chuẩn bị cho kỳ thi N2 kỹ lưỡng hơn. Lần trước, do không luyện đề thi trước khi thi, đọc đề bài dài và nhiều chữ hán mình không biết, nên em đã bị choáng và không đủ thời gian hoàn thành bài đọc. Nên lần này, em không chỉ chăm chăm ôn ngữ pháp từ vựng nữa, mà dành ra 2 tháng chỉ để luyện đề thi N2. Để quen với đề thi, cấu trúc đề, và… không còn choáng khi đọc đề dài và khó nữa. Kết quả là sau 7 tháng đến Nhật, tháng 12 năm 2018 em đã đỗ chứng chỉ JLPT N2. Sau khi đỗ N2 thì em đã tự tin với năng lực tiếng của bản thân hơn, không còn tự ti là mình năng lực kém nữa. Do sắp tốt nghiệp trường khoa tiếng nhật khóa 1 năm, nên em đã đi xin việc và cho đến nay đang đi làm cho Tổng công ty System Square (SSC) tại Osaka.

Chương 3: Đến với N1(上級)

Ngay sau Tháng 12 thi đỗ N2 xong, thì em cũng mang tinh thần háo hức mà đăng ký luôn thi N1 vào kỳ thi Tháng 7. Do kiến thức N1 rất rộng và khó, học đi học lại cũng khó nạp vào đầu. Bản thân em cũng hơi lười do việc đạt chứng chỉ N1 không quá cần thiết vào thời điểm này. Quyết tâm kém cùng sự ì lại chểnh mảng học tập. Điều gì cũng phải đến và em lại …TRƯỢT. Ở tất cả các kỹ năng em chỉ đạt 50% số điểm. Trong khi để đỗ N1 thì cần điểm cao hơn so với các chứng chỉ khác (N3,N2). Sau khi đi làm, tập trung làm quen với công việc mới, tạo dựng các mối quan hệ mới thì em đã không còn dành nhiều thời gian học N1 nữa. Mà thay vào đó là học nghiệp vụ, học tiếng nhật chuyên ngành IT để sử dụng cấp thiết trong công việc.

Tại SSC, em được các chị trong bộ phận COMTOR đã chỉ dạy rất nhiều. Từ các lỗi dịch sai cơ bản, cách sử dụng kính ngữ hay cách dịch họp sao cho có thể truyền tải rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu cho team và bên khách hàng(SSC). Hàng ngày dịch tài liệu tiếng Nhật, cũng khiến em quen dần với việc đọc tài liệu tiếng nhật, tăng khả năng đọc nhanh hơn. Hàng tuần họp tiến độ, dịch nói cho team và bác K. Bác K nói rất bé và dài, bác hay dùng cách nói giảm nói tránh, nói lịch sự nên lúc đầu em nghe thấy rất khó hiểu. Do thiếu kinh nghiệm và trình độ còn kém, nên ban đầu em đã gây ảnh hưởng đến team ít nhiều. Sau này khi đã quen, mọi người cũng hiểu nhau hơn thì công việc tiến triển tốt hơn. Sau khi đã làm quen với công việc, thì em lại quyết định thử sức tiếp tục thi chứng chỉ N1. Do lười học, nên em chỉ luyện đề thi N1 trong 1 tháng và xách dép đi thi. Nhưng thần linh phù hộ, em đã đỗ kỳ thi N1 tuy số điểm không được cao cho lắm. Riêng phần Nghe hiểu em đã đạt số điểm rất cao. Em nghĩ công này thuộc về bác K. Ngày ngày nghe bác comment bug và giải thích specs, trình độ nghe hiểu của em đã cải thiện vượt bậc. Nếu hỏi bằng cách nào em đã thi đỗ N1 mà không cần phải học ôn nhiều, em xin tự tin trả lời rằng, nhờ việc em được sống và làm việc tại Nhật và SSC&WFC đã giúp em rất nhiều trong quá trình nâng cao khả năng tiếng Nhật.

Trên đây là toàn bộ hành trình đạt chứng chỉ N1 của em kéo dài 3 năm. N1 không phải là mốc cuối cùng trong tiếng Nhật, còn rất nhiều cái phải học tiếp để có thể đảm nhiệm tốt vai trò biên phiên dịch. Có N1 nhưng không biết vận dụng, không giỏi chuyên môn thì cũng không làm được việc, nên em vẫn đang cố gắng trau dồi học hỏi kiến thức thêm hàng ngày. Rất mong với những chia sẻ của em, mọi người có thể hiểu rõ hơn về cách học tiếng Nhật và tạo cho mình một hành trang để phát triển bản thân sau này. Em xin hết.

Do N1 cần bao nhiêu điểm?

Cách tính thời gian và điểm số bài thi JLPT.

tiếng Nhật N1 N2 N3 là gì?

– N2, N1: Trình độ cao cấp. Tiếng Nhật tăng dần từ cấp độ N5 đến N1, từ N5 đến N3 được coi là các kiến thức cơ bản nhất, N2 được gọi là cao thủ bạn có thể sử dụng để giao tiếp thành thạo như người bản xứ, còn N1 nghĩa là bạn đã rất thành thạo rồi, bạn có thể sử dụng tiếng Nhật một cách thuần thục.

N1 cần biết bao nhiêu Kanji?

Tiếng Nhật ở trình độ N1 tương đương với khả năng đọc báo chí, các tin tức trên truyền hình, nghe các cuộc hội thoại đàm thoại và viết về đa dạng các đề tài từ thông thường cho đến chuyên môn. Các bạn sẽ phải học thêm khoảng 100 mẫu ngữ pháp nâng cao, 800 chữ Kanji và khoảng 10.000 từ vựng.

JLPT N1 cần bao nhiêu từ vựng?

Tóm lại: Những người sở hữu chứng chỉ N1 JLPT cần phải biết khoảng 2000 từ Kanji (hán tự), 10.000 từ vựng tiếng Nhật và tham gia khoảng 900 giờ học tiếng Nhật (tương đương học 24/24 trong vòng 1 năm).