Bằng phương pháp Hóa học hãy nhận biết các chất sau NH3

Tính giá trị của V (Hóa học - Lớp 9)

2 trả lời

Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng (Hóa học - Lớp 9)

1 trả lời

Viết phương trình phản ứng xảy ra (Hóa học - Lớp 8)

2 trả lời

Đâu không phải là ứng dụng của metan (Hóa học - Lớp 9)

1 trả lời

Tính thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc (Hóa học - Lớp 8)

1 trả lời

Câu hỏi: Nhận biết NH3

Lời giải:

Thuốc thử để nhận biết khí NH3 là quỳ tím ẩm vì NH3 làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh

Cùng Top lời giải tìm hiểu về NH3- Amoniac nhé.

1. Amoniac là gì ? Cấu tạo phân tử của NH3

Amoniac bắt nguồn từ tiếng Pháp ammoniac và được phiên dịch ra tiếng việt là a-mô-ni-ắc. Đây là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử là NH3. Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo thành liên kết kém bền.

Theo như hình trên, Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp, với nguyên tử nitơ ở đỉnh liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử hidro ở đáy tam giác. Do nitơ có ba electron độc thân nên có thể tạo 3 liên kết cộng hóa trị trên với hidro (Ba liên kết N – H đều là liên kết cộng hóa trị có phân cực: Ở N có dư điện tích âm, ở các nguyên tử H có dư điện tích dương).

2. Các tính chất của NH3

Amoniac (NH3) cũng như nhiều hóa chất khác đều mang trong mình tính chất hóa học và cả tính chất vật lý.

a. Tính chất vật lý của Amoniac

Amoniac thường tồn tại ở dạng khí, không màu, có mùi hôi khó chịu. Nồng độ Amoniac lớn có thể gây chết người.

Amoniac có độ phân cực lớn do phân tử NH3 có cặp electron tự do và liên kết N–H bị phân cực. Do đó NH3 là chất dễ hoá lỏng.

Dung dịch Amoniac là dung môi hoà tan tốt: NH3 hoà tan các dung môi hữu cơ dễ hơn nước do có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Kim loại kiềm và các kim loại Ca, Sr, Ba có thể hòa tan trong NH3 lỏng tạo dung dịch xanh thẫm.

b. Tính chất hóa học Amoniac

– Amoniac có tính khử

– Amoniac kém bền bởi nhiệt, nó có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao theo phản ứng hóa học:

2NH3 → N2 + 3H2 N2 + 3H2 → 2NH3

– Amoniac tác dụng với ion kim loại chuyển tiếp tạp ion phức:

2NH3 + Ag+ → [Ag(NH3)2]+

– Amoniac Nguyên tử hidro trong amoniac có thể bị thế bởi nguyên tử kim loại kiềm hoặc nhôm:

2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2 (350 °C)

2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2 (800-900 °C)

– Amoniac tác dụng với dung dịch muối: Dung dịch amoniac có khả năng tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại khí tác dụng.

– Amoniac do tính bazơ nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng. Do đó để phát hiện amoniac, người ta dùng quỳ tím ẩm để nhận biết.

– Amoniac tan trong nước

– Amoniac tác dụng với axit tạo thành muối amoni

3. Amoniac có nguồn gốc từ đâu

Amoniac cũng được sinh ra trong trong tự nhiên thông qua:

- Con người : Cơ quan thận cũng sản sinh ra một lượng nhỏ khí nh3, chính vì vậy mà nước tiểu thường có mùi khai đặc trưng của khí amoniac.

- Sinh vật : Được hình thành từ xác động vật hay thực vật sau một thời gian phân hủy dưới tác động của các vi sinh vật tạo thành khí NH3.

Amoniac còn được điều chế trong công nghiệp và phòng thí nghiệm. Cách điều chế sẽ được đề cập dưới đây.

4. Điều chế

NH3 được điều chế theo 2 cách đó là:

  • Trong phòng thí nghiệm:

2NH4Cl + Ca(OH)2 → NH3 + CaCl2 + H2

  • Trong công nghiệp:

CH4 + H2O < == > CO + 3H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ cao)

N2 + 3H2 < == > 2NH3 (ΔH = –92 kJ/mol)

5. Ứng dụng

Amoniac được dụng rộng rãi trong đời sống cũng như ứng dụng trong công nghiệp. Dưới đây sẽ là một vài ví dụ điển hình về ứng dụng của Amoniac

  • Phân bón

Trên thực tế có đến khoảng 83% amoniac lỏng được dùng làm phân bón vì trong tất cả các hợp chất Nito đều có nguồn gốc từ NH3, rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng.

Năm 2004, của amoniac được sử dụng như phân bón hoặc như là các muối của nó hoặc là giải pháp. Khi áp dụng cho đất, giúp cung cấp năng suất gia tăng của các loại cây trồng như ngô và lúa mì.

Tiêu thụ nhiều hơn 1% của tất cả các năng lượng nhân tạo, sản xuất amoniac là một thành phần quan trọng của ngân sách năng lượng thế giới.

  • Dùng làm thuốc tẩy

Amoniac được dùng trong hộ gia đình là dung dịch NH3 trong nước được sử dụng làm chất tẩy rửa cho nhiều bề mặt. Amoniac lỏng tạo ra ánh sáng rực rỡ.

Trong đó, amoniac được dùng để làm sạch thủy tinh, đồ sứ và thép không gỉ, hay được sử dụng để làm sạch lò nướng và ngâm đồ để làm sạch bụi bặm…

  • Trong ngành dệt may

Amoniac lỏng được sử dụng để điều trị nguyên liệu bông, cung cấp cho một tài sản kiềm bóng sử dụng chất kiềm. Đặc biệt, nó được sử dụng để rửa tiền len.

  • Xử lý môi trường khí thải

Amoniac lỏng được sử dụng trong xử lý môi trường nhằm loại bỏ các chất như Nox, Sox trong các khí thải khí đốt các nguyên liệu hóa thạch như than, đá…

  • Là chất chống khuẩn trong thực phẩm

Amoniac là một chất khử mạnh, Amoniac khan hiện được sử dụng với mục đích thương mại để giảm hoặc loại bỏ nhiễm khuẩn của thịt bò.

  • Trong công nghiệp chế biến gỗ

Amoniac lỏng được sử dụng trong chế biến gỗ, làm cho màu sắc đậm hơn bởi khí Amoniac phản ứng với tự nhiên trong gỗ và làm thay đổi màu sắc đẹp hơn.

  • Sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí

Sử dụng Amoniac trong trung hòa acid, thành phần của dầu thô và bảo vệ các thiết bị khỏi bị ăn mòn.

  • Trong ngành công nghiệp khai thác mỏ

Amoniac được sử dụng để khai thác các kim loại như đồng niken và molypden từ quặng của họ.

Chuyên đề nhận biết các chất giành cho quý thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích được phần nào cho các em trong quá trình học thêm và tham khảo tài liệu này. Chuyên đề nhận biết các chất

Chuyên đề nhận biết các chất

1. Lý thuyết

a. Với chất khí.

  • CO2: Nước vôi trong dư -> Đục nước vôi trong.
  • SO2 (Mùi hắc): Dung dịch brom(Br2) -> mất màu vàng của dung dịch brom. (SO2 + Br2 +2H2O-> HBr + H2SO4)
  • NH3 (mùi khai): Quỳ tím ẩm hóa xanh.
  • Cl2 (màu vàng): Dung dịch KI và hồ tinh bột -> Dung dịch màu xanh; Quỳ tím ẩm -> Đỏ, sau đó mất màu.
  • H2S (mùi trứng thối): Dung dịch Pb(NO3)2 -> Kết tủa đen.
  • HCl: Quỳ tím ẩm -> Hóa đỏ; Dung dịch AgNO3 -> Kết tủa trắng.
  • N2: Que diêm có tàn đỏ -> Tắt.
  • NO: Để ngoài không khí hóa màu nâu đỏ.
  • NO2: Màu nâu đỏ, quỳ tím ẩm hóa đỏ.

b. Dung dịch bazơ.

  • Ca(OH)2: Dùng CO2, SO2: Có kết tủa trắng ( Nếu sục đến dư kết tủa tan ra).
  • Ba(OH)2: Dùng dịch H2SO4 -> Kết tủa màu trắng.

c. Dung dịch axit.

  • HCl: Dùng dung dịch AgNO3 -> Kết tủa trắng.
  • H2SO4: Dùng dung dịch BaCl2 -> Kết tủa trắng.
  • HNO3: Dùng bột Cu và đun ở nhiệt độ cao -> Dung dịch màu xanh, khí màu nâu đỏ thoát ra.

d. Dung dịch muối.

  • Muối clorua(-Cl): Dùng dung dịch AgNO3 -> Kết tủa trắng
  • Muối sunfat: Dùng dung dịch BaCl2 -> kết tủa trắng.
  • Muối cacbonat(=CO3):Dùng dung dịch axit (HCl, H2SO4 -> Khí
  • Muối sunfua (=S): Dùng dung dịch Pb(NO3)2 -> Kết tủa màu đen.
  • Muối photphat (PO4): Dùng dung dịch AgNO3 -> Kết tủa màu vàng

e. Các oxit của kim loại

Thường hòa tan vào nước-> Chia làm 2 nhóm: Tan trong nước và không tan trong nước.

– Nhóm tan trong nước cho tác dụng với CO2(Nếu thử bằng quỳ tím ->Đỏ)

+ Nếu không có kết tủa: Kim loại tring oxit là kim loại kiềm (Hóa trị I).

+ Nếu có kết tủa: kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ (Hóa trị II).

– Nhóm không tan trong nước cho tác dụng với dung dịch bazơ (NaOH).

+ Nếu tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là Al, Zn, Cr.

+ Nếu không tan trong dung dịch kiềm thì là kim loại khác.

Các oxit của phi kim: Cho vào nước thử bằng quỳ tím -> Xanh.

Bằng phương pháp Hóa học hãy nhận biết các chất sau NH3
Bằng phương pháp Hóa học hãy nhận biết các chất sau NH3
Bằng phương pháp Hóa học hãy nhận biết các chất sau NH3

Bằng phương pháp Hóa học hãy nhận biết các chất sau NH3

Chuyên đề nhận biết các chất

2. Bài tập

Vần đề 1: Nhận biết các chất dựa vào tính chất vật lý.

– Loại bài tập này có thể dựa vào tính chất vật lý khác nhau như: màu, mùi vị, tính tan.

– Các đặc trưng của các chất như: CO2 không cháy, sắt bị nam châm hút, Khí NH3 có mùi khai, khí H2S có mùi trứng thối,..

Bài 1: Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt 2 chất bột: AgCl và AgNO3.

BL: + Lấy một ít mỗi chất trên làm mẫu thử.

+ Cho 2 mẫu thử trên vào nước, chất bột nào tan trong nước là AgNO3, chất nào không tan trong nước là AgCl.

Bài 2: Phân biệt các chất bột: AgNO3, Fe và Cu dựa vào tính chất vật lý.

Bài 3: Phân biệt 3 chất khí: Cl2, O2, CO2 dựa vào tính chất vật lý của chúng.

Bài 4: Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt các chất chứa trong lọ mất nhãn:

  1. a) Bột sắt, bột lưu huỳnh, bột đồng oxit. b) Khí CO2, khí H2S, khí NH3.
  2. c) Khí H2, Cl2, H2S d) Các chất bột trắng là: Đường, muối ăn, tinh bột.
  3. e) Khí O2, Khí Cl2, khí N2. f) Khí NH3, O2, Cl2, CO2

Chuyên đề nhận biết các chất

Vấn đề 2: Nhận biết các chất dựa vào tính chất hóa học.

Dạng 1: Nhận biết bằng thuốc thử tùy chọn.

a) Nhận biết các chất rắn: Thường cho các chất rắn hòa tan vào nước sau đó nhận biết sản phẩm thu được.

Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn sau:

a) CaO và Na2O b) CaO và CaCO3 c) CaO và MgO d) CaO và P2O5

e) Al và Fe. f) Al, Fe và Ag g) NaCl, NaNO3, BaCO3,BaSO4. h) Na2CO3, MgCO3, BaCO3

Bài 2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất bột trắng sau:

a) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

b) Tinh bột, glucozơ, saccarozơ.

b) Nhận biết các chất khí: Thường dẫn các khí đó vào thuốc thử để nhận biết.

Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí sau:

a) CO2 và O2 b) SO2 và O2 c) CO2 và SO2.

d) Cl2, HCl, O2. e) CO2, Cl2, CO, H2 f) CO2, SO2, O2, NH3, C2H2, C2H4

Bài 2: Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học:

a) CO2, CH4 và C2H2 b) CH4 và C2H4. c) CH4, C2H4, C2H2 d) CH4, CO2, C2H2, O2

c) Nhận biết các chất trong dung dịch: Thường lấy các chất đó cho vào thuốc thử.

Bài 1: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau:

a) HCl và H2SO4 b) HCl, H2SO4, HNO3. c) HCl, H2SO4, HNO3, H2

d) HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4. e) HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4, H2O

Bài 2: Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:

a) NaCl và Na2SO4.

b) NaCl, Na2SO4, NaNO3.

c) Na2SO4 và CuSO4.

d) Na2SO4, CuSO4, NaCl.

e) CuSO4, AgNO3, NaCl

f) K2SO4 và Fe2(SO4)3.

g) K2SO4. FeSO4, Fe2(SO4)3

h) MgSO4, Na2SO4, FeSO4, CuSO4

i) FeSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4

Bài 3: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau:

a) Na2SO4 và H2SO4

b) Na2SO4, H2SO4, NaCl.

c) NaCl, Na2SO4, H2SO4

d) NaCl, HCl, H2SO4

e) Na2SO4, H2SO4, HCl

f) Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl

Bài 4: Hãy nhận biết các ống nghiệm mất nhãn chứa một các dung dịch sau:

a) Na2CO3, NaOH, NaCl, HCl.

b) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl, NaNO3.

c) NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

d) Na2CO3, NH4NO3, HCl, FeCl2

e) NaCl, NaNO3, Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na2SO3

f) FeSO4; Fe2(SO4)3 và MgSO4

Bài 5: Nêu phương pháp hóa học để phân biệt 2 dung dịch: Glucozơ và rượu etylic.

Bài 6: Có 2 lọ mất nhãn đựng 2 dung dịch không màu: CH3COOH , C2H5OH. Hãy trình bày

Bài 7: Có 3 chất lỏng là: Rượu etylic, axit axetic, và dầu ăn tan trong rượu. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 2 chất lỏng trên phương pháp hóa học để nhận biết chúng.

Bài 8: Có 3 chất lỏng là: Rượu tylic, axit axetic và glucozơ. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 2 chất lỏng trên.

Bài 9: Có các chất lỏng (dung dịch) đựng riêng biệt trong mỗi lọ: CH3COOH , C6H6 , C2H5OH , C6H12O6. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết chất lỏng, viết phương trình phản ứng xảy ra.

Chuyên đề nhận biết các chất

Dạng 2: Nhận biết bằng thuốc thử quy định

– Trường hợp này không dùng nhiều thuốc thử mà chỉ dùng thuốc thử theo quy định của đề bài.

– Muốn vậy, ta dùng thuốc thử đó để tìm ra một trong số các lọ đã cho, lọ tìm được này chính là thuốc thử cho các lọ còn lại.

Bài 1: Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các ống nghiệm mất nhãn chứa các dung dịch sau:

a) H2SO4, Na2SO4, BaCl2.

b) H2SO4, Na2SO4, BaCl2, NaCl.

c) NaOH, HCl, H2O d) HCl, H2SO4, BaCl2

e) Na2SO4, H2SO4, NaOH f) Na2SO4, Na2CO3, H2SO4, BaCl2

g) NaCl, H2SO4, NaOH h) HCl, NaCl, Na2CO3, BaCl2.

Bài 2: Chỉ dùng thêm quỷ tím hãy phân biệt các dung dịch chứa tròn các lọ riêng biệt sau:

a) NaOH, AgNO3, HCl, HNO3, H2

b) Na2CO3, NaOH, HCl, Ba(OH)2.

c) H2SO4,NaOH, BaCl2, (NH4)2SO4

d) CuCl2, NaOH, NaCl, AlCl3.

e) Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH.

f) HCl, Na2CO3, AgNO3, BaCl2.

g) NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S

h)BaCl2,NH4Cl;(NH4)SO4;NaOH;Na2CO3

Bài 3: Chỉ được dùng thêm 1 thuốc thử khác, hãy nhận biết các chất sau:

a) Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2

b) Na2SO4, Na2CO3, H2SO4, BaCl2.

c) Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2, Na2SO4

d) Ba(OH)2, NH4Cl, HCl, (NH4)2SO4

e) FeCl2, FeCl3, NaOH, HCl.

f) Na2CO3, BaCl2, H2SO4.

g) H2SO4, Ba(NO3)2, KCl, Na2

h) HCl, NaOH, AgNO3, CuSO4.

i) MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3

j) H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4

k) HCl , H2SO4 , BaCl2

l) NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl và H2SO4

Bài 4: Chỉ dùng dung dịch HCl hãy phân biệt các chất sau:

a) NaCl, Na2CO3, BaSO4, BaCO3

b) Fe, FeO, Cu

c) Cu, CuO, Zn.

d) NaCl, Na2CO3, MgSO4, NaOH

Bài 5: Chỉ dùng dung dịch brom hãy nhận biết các khí sau:

a) CH4 vàC2H4.

b) CH4 và C2H2

c) C2H4 và C2H2.

d) CO2, C2H4, C2H2

Bài 6: Chỉ dùng dung dịch NaOH hãy phân biệt các dung dịch:

a) NaCl, NH4Cl, MgCl2, FeCl3, AlCl3.

b) FeSO4; Fe2(SO4)3 và MgSO4

c) K2CO3, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4)3

Bài 7: Chỉ dùng dung dịch H2SO4 hãy phân biệt các chất sau:

a) NaCl, Na2S, Na2SO3, Na2CO3.

b) Ba, BaO, Al, Al2O3

c) Mg, Zn, Fe, Ba.

Bài 8: Chỉ dùng một kim loại hãy phân biệt các dung dịch sau: Na2SO4, Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2

Bài 9: Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết các chất sau: Na, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3.

Bài 10: Nhận biết các dung dịch sau NaHSO 4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2, bằng cách đun nóng và cho tác dụng lẫn nhau.

Bài 11: Trình bày cách nhận biết các chất sau đây bằng 2 thuốc thử: C2H4, C2H2, C2H6, CO2, SO2.

Dạng 3: Nhận biết không có thuốc thử khác.

– Trường hợp này bắt buộc phải lấy cho phản ứng với các lọ còn lại.

– Để tiện so sánh ta nên kẻ bảng phản ứng. Khi ấy ứng với mỗi lọ sẽ có những hiện tượng phản ứng khác nhau. Đây chính là cơ sở để phân biệt từng lọ.

Bài 1: Không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các ống nghiệm mất nhãn đựng các dung dịch:

a) Na2CO3, HCl, BaCl2.

b) MgCl2, BaCl2, H2SO4, K2CO3.

c) Na2SO4, MgSO4, CuSO4,Ba(OH)2

d) NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH

e) NaOH, FeCl2, HCl, NaCl

f) CaCl2, HCl, Na2CO3, (NH4)2CO3

g) HCl, NaCl, Ba(OH)2, Ba(HCO3)2, Na2CO3

h) Cu(NO3)2, Ba(OH)2, HCl, AlCl3, H2SO4

n) HCl , NaOH , Na2CO3 , MgCl2 .

m) HCl , H2SO4 , Na2SO4 , BaCl2 .

Chuyên đề nhận biết các chất, Chuyên đề nhận biết các chất

Để xem tài liệu đầy đủ và chi tiết, mời các bạn CLICK vào ô tải về…..

Tải về – Chuyên đề nhận biết các chất: TẢI VỀ

Các bài viết khác:

Đề thi HSG môn Hóa 12 Tỉnh Vĩnh Phúc 2017-2018

Tuyển tập 100 đề thi HSG môn Hóa THCS

Đề thi HSG môn Hóa 9 huyện Gia Lộc-Hải Dương

Chuyên đề nhận biết các chất

Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách

Fanpage: PageHoahocthcs

♥Cảm ơn bạn đã xem: Chuyên đề nhận biết các chất, Chuyên đề nhận biết các chất, Chuyên đề nhận biết các chất, Chuyên đề nhận biết các chất, Chuyên đề nhận biết các chất, Chuyên đề nhận biết các chất, Chuyên đề nhận biết các chất, Chuyên đề nhận biết các chất, Chuyên đề nhận biết các chất, Chuyên đề nhận biết các chất