Bằng trung cấp có chức danh là gì năm 2024

Học trung cấp công an ra trường được phong hàm Trung sĩ, nếu tốt nghiệp xuất sắc thì được phong hàm Thượng sĩ.

Công an không chỉ đơn thuần là một ngành nghề giống như bao ngành nghề khác trong xã hội. Ngành công an mang trên vai sứ mạng bảo vệ và gìn giữ trật tự an ninh xã hội. Đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội vững mạnh, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân.

Ngành công an luôn là mơ ước của biết bao nhiêu người. Ngoài hệ chính quy ra thì các trường trung cấp công an cũng là lựa chọn tốt cho tất cả mọi người.

Học trung cấp công an ra trường được phong hàm gì?

Theo Khoản 1 Điều 22 quy định hàm được phong đối với sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân sau khi tốt nghiệp, cụ thể như sau:

– Đại học: Thiếu úy;

– Trung cấp: Trung sĩ;

– Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc.

Như vậy, các học viên trường trung cấp công an nhân dân sau khi tốt nghiệp sẽ được phong quân hàm Trung sĩ, nếu tốt nghiệp xuất sắc thì được phong hàm Thượng sĩ.

Bằng trung cấp có chức danh là gì năm 2024

Học viên công an nhân dân (Hình từ internet)

Hệ thống cấp bậc quân hàm công an nhân dân

Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được quy định cụ thể như sau:

(i) Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:

– Sĩ quan cấp tướng có 4 bậc: Đại tướng; Thượng tướng; Trung tướng; Thiếu tướng;

– Sĩ quan cấp tá có 4 bậc: Đại tá; Thượng tá; Trung tá; Thiếu tá;

– Sĩ quan cấp úy có 4 bậc: Đại úy; Thượng úy; Trung úy; Thiếu úy;

– Hạ sĩ quan có 3 bậc: Thượng sĩ; Trung sĩ; Hạ sĩ.

(ii) Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:

– Sĩ quan cấp tá có 3 bậc: Thượng tá; Trung tá; Thiếu tá;

– Sĩ quan cấp úy có 4 bậc: Đại úy; Thượng úy; Trung úy; Thiếu úy;

– Hạ sĩ quan có 3 bậc: Thượng sĩ; Trung sĩ; Hạ sĩ.

(iii) Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:

– Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 3 bậc: Thượng sĩ; Trung sĩ; Hạ sĩ;

– Chiến sĩ nghĩa vụ có 2 bậc: Binh nhất; Binh nhì.

Quy định thăng cấp bậc quân hàm trong công an nhân dân

(i) Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:

+ Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:

Đại học: Thiếu úy;

Trung cấp: Trung sĩ;

Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;

+ Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;

+ Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.

(ii) Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:

Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

Chứng chỉ hàng nghề Dược là một trong số những giấy tờ vô cùng quan trọng để các Dược sĩ sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng có thể hành nghề. Đây là một loại giấy tờ được kiểm soát hiện tại vô cùng chặt chẽ bởi Bộ Y Tế. Chính vì thế để có thể lấy được chứng chỉ hành nghề Dược, các Dược sĩ phải trải quá khá nhiều khâu cũng như yêu cầu thì mới được cấp loại giấy tờ này.

Chứng chỉ hành nghề Dược là loại giấy tờ hợp pháp để chứng minh Dược sĩ sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng có thể hành nghề trong lĩnh vực Dược. Chứng chỉ hành nghề Dược chỉ được cấp 1 lần duy nhất cho những người có đủ điều kiện, và có hiệu lực trên toàn quốc.

Bằng trung cấp có chức danh là gì năm 2024

Chứng chỉ hành nghề Dược có nội dung gì?

Chứng chỉ hành nghề Dược được cấp cho các Dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược, Cao đẳng Dược khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tại Điều 18 hoặc Điều 19 trong Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009.

Trong nội dung của chứng chỉ hành nghề Dược sẽ bao gồm các nội dung như sau:

- Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn.

- Hình thức hành nghề.

- Phạm vi hoạt động chuyên môn.

Chứng chỉ hành nghề Dược được cấp một lần, có giá trị hiệu lực trên Toàn Quốc. Trong trường hợp chứng chỉ hành nghề Dược bị mất, bị hỏng thì có thể được cấp lại chứng chỉ hàng nghề Dược.

Những loại văn bằng chuyên môn, chức danh nghề nghiệp được cấp chứng chỉ hàng nghề Dược.

Theo Điều 17, Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược 2016 quy định các văn bằng chuyên môn và chức danh nghề nghiệp được cấp Chứng chỉ hành nghề dược gồm:

  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Dược sĩ”, “Dược sĩ đại học” hoặc “Dược sĩ cao cấp”.
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành y đa khoa do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Bác sĩ” hoặc “Bác sĩ đa khoa”.
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành sinh học do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành hóa học do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Dược sĩ trung cấp” hoặc “Dược sĩ trung học”.
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y là bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp ngành y do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền là bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược là chứng nhận hoặc chứng chỉ do các cơ sở giáo dục trong nước cấp ghi rõ chức danh “Dược tá” hoặc “Sơ cấp dược”.

Ngoài ra, theo điều 18 tại Nghị định, quy định xác định phạm vi hành nghề đối với các văn bằng và chức danh nghề nghiệp chưa được xác định:

  • Đối với một số văn bằng chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp mà chức danh nghề nghiệp ghi trên văn bằng đó không thuộc các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 7 và 10 Điều 17 (nêu trên) của Nghị định này thì việc xác định phạm vi hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược xem xét quyết định trên cơ sở tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
  • Đối với các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc xác định phạm vi hành nghề đối với các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trên đây là một số nội dung thông tin những loại Văn bằng chuyên môn, chức danh nghề nghiệp được cấp chứng chỉ hành nghề Dược được Trường Cao đẳng Dược Hà Nội tổng hợp.