Báo cáo hệ thống thông tin kế toán năm 2024

Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống được tổ chức để thu thập, lưu trữ, xử lý, phân phối thông tin trong lĩnh vực kinh tế, tài chính dựa vào công cụ máy tính và các thiết bị tin học để cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định để quản lý, điều hành hoạt động tác nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp. Trong bài viết này, TACA sẽ bật mí cho bạn về kiểm soát hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp thì phải làm những gì?

\>> Tham khảo: Khóa học coaching về: Kiểm soát, tài chính, hệ thống kế toán, thuế hữu ích nên học

Vấn đề chung

Hiện nay có những công ty phát triển trên thị trường dù có hơn 10 năm kinh nghiệm, có thương hiệu lớn hay là một doanh nghiệp thành công với doanh thu lên đến vài trăm tỷ đồng thế nhưng bên cạnh đó vẫn có nghiên cứu chỉ ra rằng 90% các chủ doanh nghiệp này đều đang gặp phải các vấn đề như sau:

  • Không hiểu được hệ thống sổ sách kế toán và các BCTC: Sự phức tạp đến từ hệ thống sổ sách kế toán và các BCTC bởi nó thường được thiết kế để phản ánh chính xác các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phải hiểu đúng thì các chủ doanh nghiệp mới có thể đưa ra được các quyết định quản trị đúng đắn.
  • Không kiểm soát được số liệu kế toán đưa ra là đúng hay sai: Nếu nhân viên làm sai mà chủ doanh nghiệp không kiểm soát được những lỗi sai đó sẽ dẫn tới nhiều sai lầm không đáng như: Đầu tư không đúng mục tiêu, bị hao hụt ngân sách, thua lỗ, …
  • Quyết toán thuế bị phạt rất nhiều do kế toán làm sai sót: Quyết toán thuế là bước quan trọng và đây là giai đoạn bị cơ quan thuế phát hiện ra mọi lỗi sai nếu doanh nghiệp của bạn chưa kiểm soát tốt hệ thống thông tin kế toán.

Đầu tiên phải hiểu rằng hệ thống kế toán là ghi chép lại toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Ta cần hiểu rõ với hệ thống kế toán thì khi mua hàng, xuất hàng dòng tiền sẽ lưu chuyển như thế nào và nó tác động ra sao tới các chỉ số cũng như nhóm tài khoản.

Vai trò của hệ thống thông tin kế toán

  • Ghi lại các nghiệp vụ phát sinh hoạt động kinh doanh: Hệ thống thông tin kế toán được sử dụng để ghi lại các giao dịch, sự kiện và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc ghi nhận các thu chi, mua bán, thanh toán công nợ, thu nợ, lưu trữ hợp đồng và các giao dịch khác. Hệ thống kế toán giúp tạo ra nhật ký và sổ cái, cung cấp thông tin chi tiết về các giao dịch và sự kiện tài chính.
  • Thống kê thành tập hợp dữ liệu nhóm: Hệ thống thông tin kế toán có khả năng thống kê và tổng hợp dữ liệu từ các nghiệp vụ kế toán. Nó giúp tổ chức và phân loại dữ liệu thành các nhóm tương ứng như theo tài khoản, khoản mục chi tiết, phòng ban, dự án, hay bất kỳ tiêu chí nào khác phù hợp với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
  • Lên hệ thống báo cáo chi tiết, tổng hợp: Hệ thống này cho phép tạo ra các báo cáo chi tiết và tổng hợp về hoạt động kinh doanh. Các báo cáo này bao gồm báo cáo công nợ, báo cáo tổng hợp thu chi, báo cáo lãi lỗ, báo cáo kết quả kinh doanh, và nhiều loại báo cáo khác. Các báo cáo này cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá hiệu quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Lên hệ thống báo cáo tài chính: Đây là nguồn dữ liệu chính để lập và lên hệ thống báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng cho các bên liên quan như cổ đông, ngân hàng, cơ quan thuế và đối tác kinh doanh.
  • Quản lý hiệu quả được toàn bộ hoạt động kinh doanh: Hệ thống này cung cấp thông tin để xác định, đánh giá và kiểm soát các hoạt động tài chính, thu chi, tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Qua việc phân tích dữ liệu kế toán, người quản lý có thể ra quyết định và đưa ra các hướng dẫn chiến lược để cải thiện hiệu suất và tăng cường sự cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Có dữ liệu để phân tích và quản trị doanh nghiệp tốt hơn: Hệ thống thông tin kế toán cung cấp dữ liệu quan trọng để phân tích và quản trị doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin cần thiết để đo lường và đánh giá hiệu suất của các đơn vị kinh doanh, phân tích cạnh tranh, xác định điểm mạnh và điểm yếu, và đưa ra các giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động.

Hệ thống kế toán cho chúng ta đầy đủ các dữ liệu để phân tích, quản trị doanh nghiệp một cách tốt nhất và đưa ra các sách lược làm sao cho hiệu quả hơn và quản lý chi phí tốt hơn. Đặc biệt là biết được hiệu quả của các kế hoạch, dự án đang triển khai tới đâu. Hệ thống kế toán giống như “cuốn nhật ký” mà mỗi doanh nghiệp đều phải có để có thể phát triển lớn mạnh.

Khi mua hàng hóa việc nhập hàng về kho triển khai bán hàng là công việc bắt buộc. Lúc này mọi hoạt động sẽ liên quan đến toàn bộ các chi phí: Chi phí bán hàng, Chi phí marketing, Chi phí chiết khấu cho khách hàng, nhà phân phối, shop, cửa hàng,…

Toàn bộ các chi phí có thể trả trực tiếp hoặc trả sau nhưng đều phải được thống kê rõ ràng thông qua mục Chi phí marketing và Chi phí bán hàng. Những chi phí này cũng liên quan tới tiền lương trả cho người lao động ở đầu kì tiếp theo nhưng chúng ta vẫn phải phản ánh trong kì để biết được hiệu quả hoạt động kinh doanh lỗ hay lãi như thế nào. Từ đó có những chiến lược tốt hơn, phù hợp hơn với năng lực doanh nghiệp. Ngoài ra tổng chi phí này còn bao gồm cả chi phí cố định như: Điện thoại , điện nước, hoặc chi phí khác của doanh nghiệp phát sinh.

Bên cạnh đó khi hàng xuất bán thì tiền sẽ được kết chuyển sang tài khoản giá vốn hàng bán và sau đó tài khoản giá vốn hàng bán sẽ kết chuyển tiếp sang tài khoản kết quả kinh doanh. Khi bán hàng ta lại sử dụng đến tài khoản doanh thu. Lúc này kế toán kết chuyển toàn bộ tài khoản doanh thu sang tài khoản kinh doanh. Vì vậy đích đến cuối cùng của tất cả các chi phí này đều tập hợp tại tài khoản kết quả kinh doanh một cách toàn diện.

  • Nếu Doanh thu > Chi Phí thì ta có lợi nhuận nên phát huy, mở rộng chiến lược.
  • Còn nếu Chi phí > Doanh thu có nghĩa là cách làm đang không hiệu quả và chúng ta lỗ cần phải điều chỉnh.

Toàn bộ quá trình HĐKD chính là bức tranh tổng thể về kế hoạch dòng tiền, những bước đi của dòng tiền từ khi đầu tư đến khi thu về lợi nhuận. Và việc cần làm là phải hiểu rõ hệ thống kết cấu vận hành kế toán như thế.

Những nhóm tài khoản chính trên hệ thống thông tin kế toán:

  • Nhóm tài khoản tài sản gồm TSNH như là tiền, hàng hóa, công nợ phải thu, các phần phải thu khác và TSCĐ như nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị. Bên cạnh đó còn có tài sản vô hình bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu, thương hiệu, …
  • Nhóm tài khoản công nợ phải trả gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Những khoản nợ ngắn hạn thường chỉ phải thanh toán trong một năm, trong khi những khoản dài hạn thì có thời gian phải trả từ 10 -15 năm.
  • Nhóm tài khoản VCSH: Gồm vốn của chủ doanh nghiệp, vốn huy động của cổ đông, vốn từ nguồn đầu tư khác cùng với phần lợi nhuận để lại. Theo cân bằng của hệ thống kế toán thì Tài sản = Công nợ + VCSH. Như vậy chúng ta biết rằng tài sản được hình thành dựa trên công nợ và VCSH trong đó có: nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn huy động khác và phần lợi nhuận để lại.
  • Bên cạnh đó là nhóm tài khoản về Doanh thu và Chi phí. Nhóm tài khoản này sẽ lên bảng báo cáo kết quả HĐKD, dễ dàng nhìn rất rõ tài khoản Doanh thu nói về doanh số bán hàng còn tài khoản Chi phí là tập hợp toàn bộ chi phí như giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí cố định.

Thực trạng hoạt động kiểm soát hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công tác kế toán; chú trọng áp dụng các chính sách, thủ tục, thực hiện việc kiểm tra, giám sát và an toàn cho hệ thống thông tin kế toán.

Công tác quản lý chung

Thường thì, việc phân quyền cho người dùng chương trình được thực hiện theo các phân hệ kế toán như kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương, kế toán thuế, kế toán thanh toán và kế toán tổng hợp. Trong đó, người đảm nhận vai trò quản trị, tức kế toán trưởng, thường được cấp quyền toàn quyền, cho phép xem, nhập và sửa đổi dữ liệu trong toàn bộ phòng kế toán. Còn đối với những người dùng khác như nhân viên kế toán, họ chỉ được phép nhập và sửa đổi dữ liệu kế toán liên quan đến phần hành mà họ được phụ trách.

Ngoài ra, dữ liệu được nhập vào phần mềm theo từng phân hệ và có mối liên kết với nhau thông qua truyền nhận thông tin. Mối liên kết truyền nhận này được thiết lập mặc định trong phần mềm kế toán.

Vì vậy, giữa các người dùng (kế toán các phần hành) khác nhau có thể thực hiện kiểm tra và đối chiếu lẫn nhau để đảm bảo tính thống nhất, chính xác và hạn chế sai sót, trùng lặp, bỏ sót trong công việc. Điều này đồng nghĩa việc kiểm soát kế toán không chỉ được thực hiện bởi kế toán trưởng hoặc phó phòng kế toán, mà còn được thực hiện bởi chính nhân viên kế toán trong quá trình nhập liệu và kiểm tra chéo giữa các kế toán thuộc các phần hành.

Công tác quản lý nghiệp vụ cụ thể

Nhập và xử lý dữ liệu: Hầu hết các phần mềm kế toán của doanh nghiệp đều có quy trình kiểm soát từ giai đoạn nhập dữ liệu. Người nhập liệu được yêu cầu xác nhận các bút toán, định khoản để đảm bảo sự nhất quán về số lượng và số tiền. Qua việc kiểm soát quá trình nhập liệu, việc phát sinh sai sót được hạn chế và dữ liệu đầu vào được đảm bảo tính chính xác. Ngoài ra, các phần mềm kế toán còn cung cấp khả năng lập báo cáo kế toán sớm, cho phép kế toán kiểm tra và cân đối dữ liệu ngay trong quá trình xử lý, không cần phải chờ đến cuối kỳ kế toán.

Bảo mật dữ liệu: Tính an toàn của dữ liệu được đảm bảo ngay từ khi nhập vào hệ thống. Khi truy cập vào hệ thống, người dùng phải nhập tên đăng nhập và mật khẩu, đây là yêu cầu bắt buộc trong phần mềm kế toán. Các phần mềm kế toán cũng hỗ trợ chức năng khóa dữ liệu nhằm tăng cường tính bảo mật. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, dữ liệu trong hệ thống vẫn có nguy cơ mất mát do các nguyên nhân như hỏng ổ cứng hay bị nhiễm virus.

\>> Xem thêm hướng dẫn cách triển khai hệ thống kế toán quản trị chi tiết tại đây

Như vậy hệ thống thông tin kế toán phải là nơi phản ánh chân thực về Doanh Thu – Chi phí và là góc nhìn thấu đáo về các sự kiện lãi, lỗ của doanh nghiệp. Để hiểu hết những con số trong hệ thống thông tin kế toán không khó. Điều cần thiết là phải hiểu bản chất của kiểm soát hệ thống này và biết áp dụng nó trong quản trị doanh nghiệp một cách an toàn, hiệu quả. Hy vọng rằng với bài viết hữu ích trên, TACA có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề đang gặp phải.