Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
Tại phần 1 của loạt bài đặc biệt 09, Cộng đồng RCES đã nhắc tới những nội dung quan trọng mà các giám khảo trong Hội đồng phản biện thường quan tâm, đó cũng chính là những gì tác giả nên khai thác để “show off” sản phẩm khi báo cáo. Trong phần 2 hôm nay, chúng mình hãy cùng đi sâu vào phân tích những nội dung này để chuẩn bị thật tốt và “đáp ứng sự mong chờ” của các giám khảo trong Hội đồng phản biện nhé!

1. Tính cấp thiết của đề tài/Lí do chọn đề tài

Đây là nội dung không thể thiếu trong toàn văn công trình (dạng văn bản), cũng như trong phần báo cáo công trình. Ở nội dung này tác giả phải nêu bật được tại sao đề tài này là vấn đề cần thiết phải nghiên cứu ở thời điểm báo cáo và thuyết phục được BGK đó chính là lí do mình lựa chọn thực hiện nghiên cứu. Đây là bước đầu tiên cần xác định để thực hiện công trình, và cũng là phần đầu tiên trong bài báo cáo. Để nội dung này được thực sự thuyết phục, tác giả có thể bắt đầu với thực trạng hoặc bối cảnh thực tế để “làm đà” nêu bật lên tính cấp thiết. Những con số “biết nói” hay đánh giá từ những nhà thực tiễn/những học giả có ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu cũng chính là điểm nhấn nên sử dụng để làm nội dung này nổi bật.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Đây là nội dung nên đưa ra ngay sau phần (1) ở trên. Sau khi đã thể hiện được tầm quan trọng của việc cần nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải chỉ ra được công trình nghiên cứu được thực hiện với (những) mục tiêu gì và để trả lời cho (những) câu hỏi nào. Đây cũng chính là nội dung tác giả cần đối chiếu và đưa ra kết luận ở phần cuối của bài báo cáo.

3. Phương pháp nghiên cứu

Ở nội dung này, tác giả cần cho Hội đồng biết công trình được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu nào (ví dụ: định tính, định lượng, kết hợp cả định tính và định lượng, v.v …) và mô tả ngắn gọn về phương pháp thực hiện (ví dụ: sử dụng phương pháp định tính thông qua việc tìm hiểu và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu của các tác giả đã từng thực hiện về chủ đề liên quan đến đề tài, … hay sử dụng phương pháp định lượng thông qua kiểm định mô hình nào đó để tìm ra sự ảnh hưởng của các biến, …)

4. Các định nghĩa/lí thuyết quan trọng (đặc biệt với các đề tài mới)

Nếu tác giả thực hiện công trình nghiên cứu với những đề tài mới và có những định nghĩa có thể không phải ai cũng biết (trong phạm vi Hội đồng giám khảo); tác giả nên giải thích những định nghĩa quan trọng này trước khi chuyển qua các nội dung tiếp theo. Việc này rất quan trọng vì nếu giám khảo còn chưa hiểu về đề tài tác giả thực hiện thì sẽ rất khó nắm bắt ý trình bày ở phần sau. Trong khi đó, với những đề tài có những định nghĩa không quá mới thì có thể bỏ qua vì các giám khảo trong cùng Hội đồng cùng chuyên môn đều hiểu rõ về các định nghĩa cơ bản của lĩnh vực đó. Ngoài ra, các lí thuyết quan trọng cũng nên được tác giả đề cập qua trước khi chuyển sang các nội dung tiếp theo.

5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Nội dung này được trình bày nhằm đưa ra giả thuyết nhóm nghiên cứu đặt ra cho câu hỏi nghiên cứu và mô hình nghiên cứu sử dụng trong bài. Nếu tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng, mô hình nghiên cứu cần chú ý giải thích các biến được sử dụng trong mô hình. Tác giả sẽ đối chiếu các nội dung này sau khi tìm ra kết quả nghiên cứu để kiểm định giả thuyết và mô hình.

6. Mô tả cách thức thu thập số liệu

Nội dung này đặc biệt quan trọng đối với các nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp (từ nguồn khảo sát thực tế). Tác giả cần phải nêu được các thông tin cơ bản như thiết kế nghiên cứu, thu thập số liệu ở đâu, thời gian khi nào, cách thức thu thập, … để thể hiện tính tin cậy trong việc thu thập số liệu, bởi đây là nguồn tác giả phải trực tiếp thực hiện chứ không phải lấy lại từ các nguồn khác.

7. Mô tả dữ liệu

Tác giả cần đề cập tới thông tin mẫu thu được là bao nhiêu, trong đó có bao nhiêu quan sát hợp lệ hay không hợp lệ (đối với nghiên cứu sử dụng số liệu khảo sát thực tế). Ngoài ra, tùy từng bài nghiên cứu với đối tượng khác nhau, tác giả nên mô tả dữ liệu để giám khảo có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc của dữ liệu sử dụng, ví dụ như mô tả nhân khẩu học, phân loại các nhóm đối tượng thuộc mẫu, … (đối với cả nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp hay thứ cấp).

8. Kết quả nghiên cứu

Có thể nói đây là nội dung vô cùng quan trọng của công trình nghiên cứu. Khi trình bày kết quả nghiên cứu, tác giả cần chỉ ra những kết quả tìm được nhằm trả lời câu hỏi như mối liên hệ hay mức độ ảnh hưởng giữa các biến, thực trạng vấn đề, … (tùy vào câu hỏi nghiên cứu) và kiểm định các giả thuyết đã được trình bày trước đó. Đối với nghiên cứu định lượng, tác giả nên đưa ra kết quả phân tích Cronbach’s Alpha hay 1 số phân tích cần thiết khác trước khi đi tới kết quả hồi quy. Sau khi đưa ra kết quả và kiểm định giả thuyết, tác giả có thể giải thích hay bình luận về kết quả này, tuy nhiên cần cân đối thời gian với các nội dung trước đó và sau đó để không bị cháy giờ.

9. Khuyến nghị

Từ những kết quả tìm ra, trong phần này, tác giả sẽ đưa ra những khuyến nghị cho đối tượng nghiên cứu hoặc các đối tượng liên quan. Tác giả cần chú ý nên gắn kết quả nghiên cứu với khuyến nghị để thể hiện tính khoa học và có căn cứ trong trình bày, tránh tình trạng đưa ra một loạt khuyến nghị mà không liên quan đến kết quả hay đối tượng nghiên cứu. Đây sẽ là điểm trừ cho phần báo cáo nếu điều này xảy ra.

10. Kết luận

Đây là nội dung kết thúc phần báo cáo công trình trước Hội đồng. Điều đầu tiên, tác giả cần phải so sánh lại với nội dung (2) và kết luận nghiên cứu có trả lời được câu hỏi nghiên cứu và hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra không. Nếu công trình nghiên cứu không trả lời được câu hỏi nghiên cứu, tức là nghiên cứu chưa thành công trong phạm vi bài nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả có thể đề cập đến một số nội dung trong phần này như đóng góp của nghiên cứu (về mặt khoa học, thực tiễn), một số hạn chế và hướng phát triển. Tác giả cần làm nổi bật đóng góp của nghiên cứu, tuy nhiên cũng không nên quá đề cao (thể hiện trong cách nói) vì có thể gây ấn tượng không tốt với giám khảo. Trong khi đó, phần hạn chế nên đề cập rất “nhẹ nhàng”, tránh đánh giá quá thấp công trình của mình.

Trên đây là một số nội dung quan trọng và thường được các giám khảo quan tâm trong các phần báo cáo công trình NCKH của sinh viên. Tuy nhiên, với mỗi công trình, các phần này lại có tầm quan trọng khác nhau, phụ thuộc vào ý tưởng của tác giả khi báo cáo. Tác giả cần cân đối thời gian trình bày các nội dung này để đảm báo báo cáo không vượt quá thời lượng cho phép và đảm bảo mục tiêu của phần báo cáo chuẩn bị. Hi vọng qua phần 2 của loạt bài “Báo cáo và bảo vệ công trình NCKH”, bạn đã có thêm sự tham khảo để chuẩn bị thật tốt về nội dung báo cáo trước khi giờ G sắp diễn ra.

Đừng quên theo dõi những phần tiếp theo của loạt bài đặc biệt “Lời chúc may mắn ngày báo cáo công trình” với một số TIPS báo cáo ấn tượng và làm khác biệt công trình vào 20h hàng ngày trên fanpage của Cộng đồng RCES (bắt đầu từ 11/04) bạn nhé!

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Báo cáo nghiên cứu khoa học có mục tiêu truyền đạt thông tin liên quan tới vấn đề khoa học, phương pháp hay cách tiếp cận nhằm giải quyết vấn đề. Vậy cấu trúc của một bài báo cáo khoa học hoàn chỉnh bao gồm những gì? Để có câu trả lời hãy cùng Luận Văn 24 theo dõi bài viết sau.

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

Xem thêm:

Một bài báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên cần phải được trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, đảm bảo được những nội dung chính bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.

Phần mở đầu

Ở phần này người viết cần trình bày được những ý như sau:

  • Tên đề tài nghiên cứu.
  • Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
  • Mục đích nghiên cứu.
  • Đối tượng nghiên cứu.
  • Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
  • Cơ sở và lý luận nghiên cứu.

Phần nội dung

Đây là phần trọng tâm và cơ bản nhất của bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Tại phần nội dung thường được chia thành các chương mục khác nhau. Về cơ bản, một bài nghiên cứu khoa học thường được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn. 

Trình bày vấn đề có liên quan tới lịch sử của vấn đề nghiên cứu, những khái niệm cơ bản. Đồng thời chỉ ra được đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu.

Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.

Chương 2 chủ yếu phân tích về thực trạng, nguyên nhân chủ quan và khách quan của các thực trạng nghiên cứu. Đồng thời tiến hành thực nghiệm, so sánh kết quả thực nghiệm và đưa ra những nhận định đánh giá phù hợp.

Chương 3: Đề xuất giải pháp và khuyến nghị

Ở chương 3, khi nêu giải pháp, khuyến nghị bạn cần phải dựa vào kết quả của bài nghiên cứu. Sao cho nó đảm bảo phù hợp, có tính khả thi. Đồng thời đề xuất được những vấn đề mang tính bức xúc và triển vọng trong thực tế.

Phần kết luận

Ở phần này người viết sẽ kết luận về toàn bộ công trình nghiên cứu khoa học. Tại đây bạn cần tổng hợp lại kết quả nghiên cứu, nêu ra những vấn đề nào đã được giải quyết và những vấn đề chưa được giải quyết. Sau đó khuyến nghị và đề xuất một số hướng phát triển về đề tài nghiên cứu.

Đối với phần kết luận cần được trình bày sao cho ngắn gọn, đảm bảo tính cô đọng, súc tích và không thêm bất kỳ luận điểm nào.

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

Tài liệu tham khảo

Thông thường sẽ có những cách ghi tài liệu tham khảo khác nhau trong bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn như ghi ở cuối trang, ghi cuối chương hoặc cuối sách. Nếu bạn ghi tài liệu tham khảo ở cuối sách cần phải trình bày nó theo một mẫu thống nhất và cần sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo theo đúng quy định của nhà xuất bản.

Khi ghi danh mục tài liệu tham khảo cần trình bày đầy đủ về những thông số cơ bản theo thứ tự cụ thể như: số thứ tự, họ và tên tác giả, tên tài liệu, nguồn: Tên tạp chí, tập số, năm, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang…

Cần lưu ý về trình tự sắp xếp danh mục các tài liệu tham khảo như sau:

  • Sắp xếp dựa theo thứ tự sách rồi đến các văn kiện và cuối cùng là tác phẩm của cá nhân.
  • Cần sắp xếp tài liệu tham khảo theo từng khối tiếng khác nhau và sắp xếp dựa trên nguyên tắc ABC của họ và tên tác giả.
  • Đối với tác giả là người Việt Nam sẽ sắp xếp theo thứ tự ABC theo đúng tên của tác giả và không đảo lộn về trật tự của họ và tên.
  • Đối với tác giả là người nước ngoài sắp xếp theo họ của tác giả.
  • Những tài liệu không có tên tác giả được sắp xếp theo thứ tự ABC của tên tài liệu.

Về trích dẫn thì những tài liệu nào được trích dẫn vào các công trình nghiên cứu, luận văn hay sách thì đánh số theo thứ tự danh mục của tài liệu tham khảo và đặt nó trong dấu ngoặc vuông.

Phụ lục (nếu có)

Đây là phần không bắt buộc trong bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Phần phụ lục sẽ để các câu hỏi liên quan tới điều tra, bảng hướng dẫn, chỉ dẫn, bảng biểu, số liệu, biểu đồ, đồ thị, tra cứu theo đề mục hoặc tên tác giả….

Mục lục

Phần mục lục trình bày về những đề mục chính cùng với số trang tương ứng. Nó được ghi đúng như trình tự trình bày của bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Mục lục phần lớn được đặt tại phần phía đầu và ghi ở trang tiếp bìa phụ để người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về bài báo cáo của bạn trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết.

Bạn đang hoàn thành đề tài Nghiên cứu khoa học của mình? Bạn gặp khó khăn với việc tìm kiếm tài liệu, dữ liệu, phân tích dữ liệu? Quỹ thời gian của bạn không đủ cho việc hoàn thành chỉn chu bài luận của mình, Hãy để Dịch vụ hỗ trợ luận văn của Luận Văn 24 giúp bạn nhé!

Đề cương báo cáo nghiên cứu khoa học: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trên các trang web mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

1.2.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1.Đối tượng nghiên cứu

1.3.2.Phạm vi nghiên cứu

1.4.Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.4.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài

1.4.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.Thông tin nghiên cứu

4.2.Mô hình

4.3.Kiểm định các giả thiết của mô hình

4.3.1.Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

4.3.2.Kiểm định hiện tượng phương sai không đổi

4.3.3.Kiểm định hiện tượng tựtương quan

4.4. Kiểm định mô hình hồi quy

4.5.Kiểm định các giả thuyết

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT

5.1. Kết luận

5.2. Kiến nghị giải pháp

5.2.1. Tăng cường lợi ích tiêu dùng cho khách hàng

5.2.2. Giảm thiểu rủi ro cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến

5.2.3. Nâng cao tính dễ sử dụng cho các website mua sắm trực tuyến

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mẫu 2

Đề cương báo cáo nghiên cứu khoa học: Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề sống thử.

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

Mục lục

Mở đầu

1.Lý do chọn đề tài

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.Giả thuyết nghiên cứu

5.Phương pháp nghiên cứu

6.Dàn ý của nội dung công trình nghiên cứu

Nội dung

Chương I: Cơ sở lý luận

1.Tổng quan nghiên cứu về sống thử

1.1. Nghiên cứu trên thế giới

1.2. Các nghiên cứu trong nước về sống thử

2.Một số khái niệm

2.1. Khái niệm

2.2. Quan niệm về sống thử trong xã hội

Chương II: Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên  về sống thử và xu hướng sống thử

1. Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về sống thử

1.1. Yếu tố cá nhân

1.2. Yếu tố xã hội

1.3. Yếu tố gia đình

2. Xu hướng sống thử của sinh viên thông qua nhận thức của họ về sống thử

Chương III: Thực trạng và nguyên nhân sống thử của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh

1. Giới thiệu vài nét vềđịa bàn nghiên cứu

2. Đặc điểm và khách thể nghiên cứu

3. Quan niệm của sinh viên  về vấn đề sống thử

4. Các nguyên nhân dẫn đến sống thử

5. Đánh giá về lợi ích và bất lợi của sống thử

Kết luận và khuyến nghị

1. Kết luận

2. Khuyến nghị

Tài liệu tham khảo và phụ lục

1. Tài liệu tham khảo

2. Phụ lục

Ngoài hai mẫu đề cương chi tiết bài báo cáo nghiên cứu khoa học trên, bạn có thể Download MIỄN PHÍ các bài mẫu báo cáo hoàn thiện mà Luận Văn 24 đã tổng hợp tại link dưới đây:

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là cấu trúc và báo cáo nghiên cứu khoa học mẫu mà Luận Văn 24 muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để hoàn thiện bài báo cáo nghiên cứu khoa học được tốt nhất. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay bạn muốn được hỗ trợ viết báo cáo nghiên cứu khoa học, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua SĐT: 098 855 2424 hoặc email: . Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.