Bạo hành trẻ em xử phạt như thế nào năm 2024

Bé T. được giải cứu ra khỏi nhà cha nuôi với nhiều thương tích trên cơ thể, nghi bị bạo hành. Ảnh: Vũ Vũ

Điều tra về hành vi hành hạ con

Cơ quan CSĐT Công an huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Minh Đắc (SN 1968, trú TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; hiện đang tạm trú tại ấp Trung Can, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi) để điều tra về hành vi hành hạ con, quy định tại khoản 2 Điều 185, BLHS năm 2015.

Trước đó, vào sáng 6/11, UBND xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, nhận được tin báo từ người dân, nghi can Trần Minh Đắc có hành vi đánh đập, hành hạ con nuôi. Ngay sau đó, chính quyền xã Tân Trung chỉ đạo Đội hoạt động tình nguyện, Công an xã can thiệp, giải cứu bé gái kịp thời.

Qua xác định ban đầu, cháu T. bị thương tích nhiều vị trí trên cơ thể, như: bầm, trầy xước ở 2 mắt; bầm chảy máu môi; sưng ở trán trên mắt phải; sưng bầm ngón giữa bàn tay phải; bầm trước ngực và sau lưng...

Làm việc với cơ quan chức năng, bị can Trần Minh Đắc khai nhận, từ năm 2022, Đắc và bà L.T.H. (SN 1971) nhận nuôi bé gái tên T.N.T. từ một người tên M. có đến UBND phường Dương Đông để làm thủ tục giao nhận.

Khoảng giữa tháng 10/2023, Đắc và bà H. chở bé gái về nhà ở ấp Trung Cang, xã Tân Trung để sinh sống. Quá trình từ khi nhận bé gái về nuôi đến nay, ông Đắc có nhiều lần đánh con bằng nhánh cây.

Khoảng 10h ngày 5/11, Đắc chở bà H. đi khám bệnh về đến nhà ở ấp Trung Cang, thấy bé T. làm đổ đồ đạc trong nhà nên Đắc lấy chổi lông cán nhựa đánh nhiều cái vào người bé T., gây thương tích.

Sau khi nhận được báo cáo của Chủ tịch UBND xã Tân Trung, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi đã chỉ đạo Trưởng Công an huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, xác minh làm rõ hành vi của ông Trần Minh Đắc; chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan đến thăm hỏi và động viên bé T.

Đồng thời, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi chỉ đạo Chủ tịch UBND xã Tân Trung khẩn trương rà soát, thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp bé T. theo quy định. Hiện nay, bé T.N.T. đã được hỗ trợ, chăm sóc tại nhà tạm lánh xã Tân Trung.

Ngay sau sự việc xảy ra, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đã phối hợp chính quyền và các đơn vị chức năng của huyện Đầm Dơi thực hiện quy trình tiếp nhận cháu T. vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh theo diện "bảo vệ khẩn cấp".

Giám định thương tật đối với cháu bé

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đinh Thị Nguyên - Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đông Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, việc đánh đập, ngược đãi cháu bé 4 tuổi trong thời gian dài của nghi phạm Trần Minh Đắc là vô đạo đức, không chỉ gây tổn hại lớn về sức khỏe mà còn tổn thương nặng nề về tâm lý đứa trẻ.

Theo luật sư Nguyên, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Mọi hành vi xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em đều bị nghiêm cấm.

Với những hành vi dã man, tàn nhẫn, nghi phạm Trần Minh Đắc đủ yếu tố để cấu thành tội “Hành hạ người khác” theo quy định tại khoản 2 Điều 158, BLHS năm 2015, với khung hình phạt cao nhất lên đến 3 năm tù. Trong vụ án này, CQĐT cũng cần thiết phải giám định thương tật đối với cháu bé.

Trong trường hợp cháu bé có tỷ lệ thương tật cao, trên 11% thì CQĐT có thể khởi tố tối tượng về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134, BLHS năm 2015.

Phân tích sâu hơn về vụ việc này, luật sư Nguyên cho biết, tại Điều 69, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.

Cụ thể, cha mẹ phải thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, theo Điều 2, Luật Phòng chống bạo lực gia định năm 2007 nêu rõ, các hành vi cố ý bị cấm gồm có: hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của các thành viên trong gia đình.

Về phía bà L.T.H., nếu Cơ quan Công an điều tra, làm rõ việc người phụ nữ này cũng có hành vi tiếp tay bạo hành, ngược đãi cháu bé khiến cháu bé bị thương tích thì người này được coi là đồng phạm với cha nuôi.

“Điều 185, BLHS năm 2015 quy định, hai hành vi phạm tội, đó là hành vi ngược đãi và hành vi hành hạ. Đây là tội phạm quy định nhiều hành vi khác nhau với nhiều đối tượng bị xâm phạm khác nhau nhưng do cùng tính chất, mức độ nguy hiểm nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật” - luật sư Đinh Thị Nguyên cho biết.

Việc cha mẹ dạy dỗ con bằng roi vọt không phải tình trạng hiếm gặp. Vậy đây có phải là bạo lực gia đình? Mức xử phạt với người bạo hành trẻ em là bao nhiêu?

Cha mẹ dạy dỗ con bằng roi vọt có phải bạo lực gia đình?

Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Đây là đối tượng luôn được hưởng sự ưu tiên cao nhất. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em

Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra thậm chí người dùng đòn roi đánh trẻ lại chính là cha mẹ của các em đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ em.

Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi đánh đạp, đe dọa, hành hạ, ngược đãi hoặc cố ý khác xâm hại sức khỏe, tính mạng của thành viên trong gia đình. Do đó, việc dạy dỗ trẻ em bằng roi vọt là một trong các hành vi bạo lực gia đình.

Lưu ý: Bị coi là bạo lực gia đình không chỉ áp dụng với cha mẹ và con mà còn của người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau.

Bạo hành trẻ em xử phạt như thế nào năm 2024
Đánh con có bị coi là bạo lực gia đình không? (Ảnh minh họa)

Mức xử phạt với người bạo hành trẻ em là bao nhiêu?

Dạy dỗ trẻ em bằng roi vọt hay chính là một cách gọi khác của bạo hành trẻ em. Do đó, mức xử phạt với người bạo hành trẻ em sẽ gồm: Phạt hành chính hoặc nếu nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt vi phạm hành chính

Điểm b khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng với người dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Đồng thời, đây cũng là mức phạt áp dụng với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Ngoài việc phạt nộp phạt tiền nêu trên, người vi phạm còn phải chịu mọi chi phí để khám, chữa bệnh (nếu có) và bị buộc phải tiêu hủy các vật phẩm gây hại cho sức khỏe của trẻ em.

Bạo hành trẻ em xử phạt như thế nào năm 2024
Người bạo hành trẻ em có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Chịu trách nhiệm hình sự

Tùy tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử lý về một trong các tội nêu tại Bộ luật Hình sự sau đây:

- Tội cố ý gây thương tích (Điều 134)

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% - 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Hình phạt tù nặng nhất áp dụng với người phạm tội này là phạt tù 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185)

Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 - 05 năm.

- Tội hành hạ người khác (Điều 140)

Nếu không thuộc trường hợp của Tội ngược đãi tại Điều 185, người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 01 - 03 năm.

Các mức phạt nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, mức phạt thực tế đối với từng sự việc bạo hành trẻ em còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.

Bạo hành trẻ em 1 tháng tuổi phạt bao nhiêu?

Bất kể ai xâm phạm đến quyền trẻ em đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. Như vậy, sử dung các hành vi bạo lực với trẻ em thì sẽ có thể bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời phải chịu tất cả các chi phí để khám chữa bệnh cho trẻ nếu có phát sinh trên thực tế.

Theo quy định của Luật trẻ em thì bạo lực trẻ em được hiểu như thế nào?

1. Bạo lực trẻ em là gì? Theo khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016, bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Trẻ em bị bạo hành thì báo cho ai?

Gọi đến số 111 - Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.

Bạo hành có nghĩa là gì?

Là hành động và lời nói có tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. 2.