Bao nhiêu cân ớt tươi được 1 cân ớt bột năm 2024

Ngày 08/01/2023, Trung Quốc thông báo mở cửa hoàn toàn các cửa khẩu giao thương với Việt Nam. Đây được cho là thông tin khả quan cho thương lái và bà con nông dân trồng ớt nước ta.

Bên cạnh các nỗi lo về dịch bệnh còn có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với hàng hóa xuất khẩu.

Dưới đây là quy trình gia công ớt tươi mà Ớt Kiều đang áp dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn ớt tươi từ phía Trung Quốc, bạn có thể tham khảo.

Nội dung chính:

Quy trình gia công ớt tươi theo chuẩn xuất khẩu

Quy trình được áp dụng cho thị trường Trung Quốc hoặc các nước khác như Malaysia, Hàn Quốc. Cơ bản gồm 4 công đoạn, cụ thể:

1. Nhập hàng và sơ chế

Sau khi nhập ớt tại các vùng sản xuất có mã số vùng trồng, sẽ tiến hành làm sạch ớt:

  • Toàn bộ số ớt sẽ được đưa lên băng truyền có hệ thống quạt làm sạch bụi, đất và tàn dư như lá, cành, …
  • Trong trường hợp cần thiết thì có thể làm sạch bằng cách cọ xát nhẹ để lấy đi các mảng bám bẩn và đất cát hoặc rửa bằng nước.
  • Nếu quá trình rửa được tiến hành, nước rửa cần phải sạch hoặc phải được vệ sinh bằng Clo.
  • Sau khi rửa, ớt phải được làm khô đến mức thích hợp để tránh thối hỏng.

2. Phân loại và tuyển chọn

Sau khi đã làm sạch, lô ớt tươi sẽ được chuyển sang phân loại tuyển chọn. Tiêu chuẩn tuyển chọn ớt tùy từng thị trường nhập khẩu tại thời điểm cụ thể.

Toàn bộ lô ớt sẽ được chuyển lên bàn inox cho công nhân ngồi 2 bên phân loại:

  • Những quả được xem là chất lượng tốt có hình dạng, kích thước, màu sắc tương đồng đặc trưng cho từng giống.
  • Không dính đất cát bẩn.
  • Không quá chín hoặc quá mềm.
  • Không nhiễm vi sinh vật hoặc bị côn trùng phá hại.
  • Không tổn thương cơ giới hoặc nứt gãy.

Những quả loại ra là quả bị khuyết tật như: Quả nhỏ, nhăn héo, hoặc bị các vết lõm, có dấu hiệu của sự mềm hóa, nứt gãy, thối hỏng, tổn thương cơ học và cháy nắng.

3. Đóng sọt

Sử dụng sọt nhưng theo quy cách yêu cầu của nước nhập khẩu để đóng gói ớt.

  • Ớt sau khi được phân loại sẽ được chuyển ra khu vực đóng sọt.
  • Để bảo vệ quả tránh các vết thương vật lý trong quá trình vận chuyển, sử dụng vậy lót bằng giấy báo cũ trước khi cho ớt vào sọt nhựa.

4. Khử trùng và bảo quản

Nhận diện các loại sâu bệnh trên ớt tươi mà phía Trung Quốc quan tâm:

  • Rầy phấn trắng (Aleurodicus dispersus).
  • Ruồi đục quả (Bactrocera caudata).
  • Ruồi đục quả (Bactrocera correcta).
  • Ruồi đục quả (Bactrocera latifrons).
  • Rệp sáp (Phenacoccus solenopsis).

Tại kho bảo quản lạnh:

Sau khi đã bao gói hoàn chỉnh, xếp túi vào két nhựa rồng, đem vào kho để trên palet nhựa ≤ 7 lớp, nhiệt độ bảo quản 2 – 6⁰C.

Các khâu có sự ghi chép với các thông tin cơ bản mua của ai, địa chỉ nào, bao nhiêu kg, lưu vào:

  • Sổ theo dõi của cơ sở đóng gói.
  • Nhật ký theo dõi hàng nhập kho.
  • Sổ theo dõi các bước quá trình đóng gói.
  • Sổ nhận diện sinh vật gây hại (nếu có).

Quá trình phân loại phải lưu ý:

  • Làm hết hàng của vườn nào thì đánh dấu hoặc ghi số để theo dõi xem đến khi hoàn thành đóng gói thì còn lại bao nhiêu kg.
  • Đựng trong bao nhiêu rổ, mỗi rổ có ghi mã số để truy xuất ngược.

Theo quy trình hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc, cần bổ sung thêm nội dung khử trùng và bảo quản lạnh.

Tại khu vực khử trùng:

Quy định về khử trùng bằng thuốc Methyl Bromide ở 1 trong 2 nồng độ sau:

  • 18 g/m3 trong 5 tiếng.
  • 32g/m3 trong 2 tiếng.
  • Sau khi khử trùng thì đến khâu xử lý lạnh trong kho ở nhiệt độ nhỏ hơn 2,7⁰C trong 4 ngày.
  • Việc khử trùng được thực hiện bởi 1 đơn vị khử trùng chuyên nghiệp, được Cục bảo vệ thực vật cấp phép. Sau mỗi lô hàng khử trùng thì đơn vị này sẽ cấp giấy chứng nhận khử trùng.
  • Nếu cần thì đơn vị khử trùng sẽ làm thêm nội dung chứng nhận nhiệt độ vào giấy chứng nhận khử trùng.
  • Lô hàng xuất khẩu sẽ gửi kèm giấy chứng nhận khử trùng + Theo dõi nhiệt độ để đơn vị kiểm dịch thực vật có căn cứ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.

Kết

Để xây dựng được quy trình chuẩn, bên cạnh việc thực hiện theo thông tư hướng dẫn của bộ, chúng tôi còn tham vấn nhiều đơn vị.

Quy trình này còn được huấn luyện định kỳ 3 tháng 1 lần cho công nhân viên tại xưởng gia công và được phê duyệt bởi sở NN&PTNN.

Sử dụng: Ớt trái khô được sử dụng trong việc pha chế các loại nước chấm, sốt sa tế, muối chấm trái cây, hoặc để tẩm ướp thịt cá, hải sản, rau củ, nêm nếm các món xào, rang, kho, nấu canh, súp, rắc trực tiếp lên món ăn....