Bao nhiều điểm thi đầu đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Thí sinh đã nộp lệ phí là không được hoàn lại

Thí sinh cần chuẩn bị những gì trước khi đăng ký dự thi, thưa giáo sư?

- GS Nguyễn Tiến Thảo: Hồ sơ đăng ký dự thi rất đơn giản. Thí sinh chuẩn bị thông tin sau đây trước khi đăng ký: điểm học tập của 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12), căn cước công dân, ảnh chân dung trước khi đăng ký. Khi thí sinh hoàn thành các thủ tục đăng ký và chọn đợt thi phù hợp, sẽ phải nộp lệ phí trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi hoàn thành việc đăng ký.

Lưu ý là theo quy chế thi đánh giá năng lực ở ĐH Quốc gia Hà Nội, lệ phí đăng ký dự thi và thi sẽ không hoàn lại. Do đó, thí sinh phải cân nhắc kỹ trước khi thực hiện thao tác nộp lệ phí. Sau 96 giờ, thí sinh không hoàn tất việc nộp lệ phí sẽ trở về trạng thái ban đầu và đăng ký ca thi lại.

Kinh nghiệm năm 2021, nhiều thí sinh đã chọn nhiều ca thi để “giữ chỗ” cho mình gây lãng phí xã hội. Chúng tôi cũng đã thống kê và nhận thấy một số thí sinh thi lại lần thứ 2 hay thứ 3 thì điểm bài thi đánh giá năng lực của thí sinh đều không thay đổi đáng kể so với lần đầu, vì bài thi đánh giá năng lực không phải là bài kiểm tra kiến thức đơn thuần mà là đánh giá năng lực người học sau khi tốt nghiệp chương trình THPT theo những nhóm năng lực xác định.

Bao nhiều điểm thi đầu đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Thí sinh khai báo y tế trước khi vào phòng thi dự thi kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức, đợt 2 năm 2021

ngọc diệp

ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay sẽ hỗ trợ lệ phí cho thí sinh dự thi năm 2022. Vậy, cụ thể khoản lệ phí năm nay thí sinh sẽ phải đóng là như thế nào?

Định mức lệ phí được xác định trên nguyên tắc tính đúng, đủ chi phí tổ chức thi trên quy mô lớn và phải thuê khoán hạ tầng, nhân lực (cán bộ coi thi, thanh tra, giám sát, bảo an, y tế…) tại nhiều trường đại học trong cả nước; bổ sung thêm khoảng 25% câu hỏi mới vào ngân hàng đề thi trong năm 2022 - 2023.

Theo tính toán của trung tâm, định mức này năm 2022 từ 586.000 - 625.000 đồng/thí sinh/lượt thi (chưa bao gồm chi phí triển khai phòng dịch Covid-19).

Với trách nhiệm xã hội, ĐH Quốc gia Hà Nội có chính sách miễn lệ phí cho các đối tượng thí sinh hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ 50% lệ phí cho tất cả các thí sinh tham gia kỳ thi. Do đó, mức lệ phí năm 2022 thí sinh sẽ nộp là 300.000 đồng/thí sinh/lượt thi, phần chi còn lại sẽ do ĐH Quốc gia Hà Nội hỗ trợ.

TTO - GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết kế hoạch tổ chức 7-8 đợt thi đánh giá năng lực với học sinh phổ thông dự kiến từ tháng 2 đến tháng 8-2022 để sử dụng kết quả này tuyển sinh đại học.

  • Đại học Quốc gia Hà Nội thi đánh giá năng lực vào giữa tháng 9
  • ĐH Quốc gia TP.HCM dời thi đánh giá năng lực đợt 2
  • ĐH Quốc tế hủy thi đánh giá năng lực năm 2021

Bao nhiều điểm thi đầu đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Thí sinh trong một kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh: ĐHQGHN

Đây cũng là phương thức phù hợp với hướng đổi mới thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT đang xây dựng. Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Thảo cho biết:

- Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội lần đầu tổ chức thi theo hình thức phi tập trung nhờ áp dụng triệt để công nghệ thông tin sẵn có từ khâu đăng ký dự thi, sàng lọc thí sinh từ "vùng xanh", cá thể hóa trong khâu tổ chức thi, chấm điểm thi, tra cứu điểm thi và thông báo kết quả thi.

Theo đó, mỗi thí sinh sẽ làm một đề riêng biệt trên máy tính và được bố trí giờ bắt đầu làm bài thi khác nhau. Quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa ở các mức độ khác nhau đảm bảo sự tương đương giữa các đề thi.

Có thể đánh giá kết quả thi năng lực có độ tin cậy, phân hóa khi đánh giá theo ba nhóm năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục trung học phổ thông: sáng tạo và giải quyết vấn đề; tư duy toán học, ngôn ngữ và xử lý số liệu, khám phá và vận dụng khoa học xã hội - tự nhiên/công nghệ.

Kết quả kỳ thi vừa qua ở mức cao nhất đạt 122/150 điểm, mức thấp nhất 46/150 điểm. Phổ điểm phân bố theo chuẩn, có độ phân hóa cao phục vụ tốt công tác tuyển sinh đại học theo các nhóm ngành khác nhau.

* Ông có thể chia sẻ về những điểm mới đáng lưu ý dự kiến sẽ triển khai?

- Dự kiến sẽ có nhiều đợt thi, có thể bắt đầu từ tháng 2-2022 đến tháng 8-2022. Việc này cũng tương ứng với xu thế tuyển sinh nhiều đợt mà các cơ sở đại học nhiều quốc gia đã làm. Tháng 2 có thể tổ chức cho thí sinh tự do và các học sinh.

Từ tháng 3 trở đi, học sinh cơ bản hoàn thành chương trình lớp 12 cũng có thể tham gia thi.Hơn nữa, đề thi kiểm tra năng lực khác với kiểm tra kiến thức thuần túy. Các bạn học sinh đều có thể thử sức vì nếu chưa đạt, sau 28 ngày có thể đăng ký thi lại lần mới.

Chúng tôi cũng tính toán tiệm cận dần với mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông bằng việc tăng tỉ lệ câu hỏi tích hợp kiến thức liên môn.

Bao nhiều điểm thi đầu đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo

* Bộ GD-ĐT đang xem xét tiếp lộ trình đổi mới thi, trong đó có hướng để các trường tự chủ tuyển sinh và sẽ hình thành các trung tâm khảo thí độc lập tổ chức thi nhiều lần trong năm. Trường hợp Bộ GD-ĐT "đặt hàng" ĐH Quốc gia Hà Nội thí điểm tổ chức kỳ thi như nói trên, ĐH Quốc gia Hà Nội có đáp ứng tổ chức kỳ thi quy mô lớn hơn so với hiện tại không?

- Hiện tại chúng tôi có khả năng tổ chức kỳ thi cho khoảng 100.000 thí sinh với 7-8 đợt/năm. Mỗi đợt thi tổ chức 10.000, tối đa khoảng 20.000 thí sinh. Còn trường hợp được "đặt hàng" tổ chức cho quy mô lớn cần có sự đầu tư, hỗ trợ, phối hợp của các bên liên quan.

Hoặc chúng tôi sẽ phải phối hợp với các trường theo hướng ĐH Quốc gia Hà Nội cung cấp công nghệ, quy trình, bảo hộ đề thi và giám sát. Các trung tâm khảo thí độc lập sẽ tổ chức các đợt thi trong năm.

* Khó khăn lớn nhất đối với ĐH Quốc gia Hà Nội trong tình huống muốn mở rộng quy mô của kỳ thi này là gì?

- Cái khó khăn đối với chúng tôi khi mở ra quy mô quá lớn trong thời gian ngắn là nền tảng công nghệ thông tin vì ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi trên máy. Việc thi trên máy có nhiều ưu điểm, đảm bảo an toàn, khách quan nhất. Nhưng cần đầu tư lớn hoặc phải có sự liên kết thực hiện được an toàn, đồng bộ, chuẩn xác.

* Theo ông, để tạo điều kiện cho các trung tâm khảo thí độc lập có thể tổ chức thi sử dụng để tuyển sinh đại học, thay thế việc lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì?

- Dĩ nhiên để mở ra các trung tâm khảo thí độc lập, cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia...

Nhưng điều tôi đang quan tâm trước mắt là tính ổn định trong quy định liên quan tới tuyển sinh đối với cơ sở đại học. Vì nếu còn chưa rõ ràng, chưa ổn định thì sẽ rất khó khích lệ các trường có phương án tự chủ cũng như khích lệ các đơn vị đầu tư cho hoạt động khảo thí.

Bao nhiều điểm thi đầu đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Thi đánh giá năng lực: Nhiều trường hủy, 2 ĐH quốc gia chưa chốt ngày thi

TTO - Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, nhiều trường đại học đã quyết định dừng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021.

Danh sách các trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội

Huyên Nguyễn - Thứ hai, 17/01/2022 10:49 (GMT+7)

Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) vừa công bố danh sách 4 đại học và 31 trường đại học sẽ sử dụngkết quả thi đánh giá năng lựcnăm 2022.

Bao nhiều điểm thi đầu đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm 2022, kỳ thi đánh giá năng lực được dự kiến sẽ thu hút hơn số thí sinh tham gia. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Kế hoạch tổ chứcthi đánh giá năng lựccủaĐại học Quốc gia Hà Nộidự kiến bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8.2022. Ngoài việc sử dụng kết quả này để tuyển sinh cho các trường thành viên,đơn vị này phối hợp tổ chức hoặc cung cấp kết quả thi này cho các trường khác tuyển sinh năm tới.

Danh sách tham gia sử dụng kết quả có đại diện nhiều cơ sở đại học lớn như Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Ngoại thương,Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Thương mại, trường trong khối công an, quân đội…

Bài thi đánh giá năng lực có 150 câu hỏi thi, mức điểm tối đa 150, thời gian thi trong 195 phút. Bao gồm phần tư duy định lượng (toán học, thống kê và xử lý số liệu), với 50 câu làm trong thời gian 75 phút; phần tư duy định tính (văn học, ngôn ngữ), với 50 câu hỏi làm trong 60 phút và phần khoa học tự nhiên - xã hội (lý, hóa, sinh, sử, địa) với 50 câu, làm trong 60 phút.

Bài thi đánh giá năng lực sẽ làm trên máy, có thể linh hoạt tổ chức ở nhiều địa điểm, thời điểm khác nhau. Ưu điểm không bị quá áp lực do dịch COVID-19 và có thể đáp ứng việc chủ động tuyển sinh nhiều đợt/năm của các cơ sở giáo dục đại học.

Bao nhiều điểm thi đầu đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Bao nhiều điểm thi đầu đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Bao nhiều điểm thi đầu đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Danh sách các trườngsử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội. Danh sách này còn tiếp tục được cập nhật.

Đại học quốc gia Hà Nội Đại học quốc gia kỳ thi đánh giá năng lực Tuyển sinh đại học 2022 Tuyển sinh năm 2022

Chi phí dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Thời gian dự kiến thi đánh giá năng lực năm 2022

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 sẽ tổ chức như thế nào?

ĐH Quốc gia Hà Nội giải đáp "tất tần tật" về Kỳ thi đánh giá năng lực 2022

Bao nhiều điểm thi đầu đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 2015, Đại học Quốc gia Hà Nội có cách thức tuyển sinh riêng và 2 đợt thi đánh giá năng lực hoàn toàn tách biệt với kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức. Ảnh: Bùi Tuấn



Cũng có thí sinh hiểu nhầm là nếu đã tham gia thi vào ĐH QGHN thì không được xét tuyển vào các trường khác bên ngoài nữa. Thực ra, thí sinh hoàn toàn không bị ràng buộc với ĐH QGHN, họ vẫn có thể tham gia kỳ thi quốc gia (không bị trùng thời gian) và dùng kết quả để xét tuyển vào các trường khác ngoài ĐH QGHN. Cụ thể, kỳ thi đánh giá năng lực thứ nhất được nhà trường tổ chức từ ngày 30-5 và công bố kết quả vào ngày 6-6. Ngay sau đó, từ ngày 8-6 đến 25-6, trường sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của các thí sinh đạt ngưỡng bảo đảm chất lượng do nhà trường quy định. Kết quả xét tuyển đợt 1 sẽ được công bố chậm nhất vào ngày 30-6, tức là một ngày trước khi kỳ thi THPT quốc gia diễn ra. Lúc đó, nếu thí sinh được công bố là trúng tuyển vào trường rồi thì chỉ còn một việc "nhẹ" hơn rất nhiều là thi để được công nhận tốt nghiệp THPT, sau đó sẽ được nhập học. Ngoài ra, vào tháng 8, tức là sau khi có kết quả kỳ thi chung, ĐH QGHN lại tổ chức đợt thi thứ 2 để tuyển tiếp thí sinh. Thí sinh thi đợt 1 rồi vẫn có thể thi tiếp đợt thứ 2. Tuy nhiên, nếu thí sinh đã trúng tuyển đợt 1 thì không được xét tuyển đợt 2.

Từ năm 2015, với chủ trương tách việc thi khỏi việc xét tuyển nên khi có kết quả thi, thí sinh mới đăng ký xét tuyển. Trường hợp thí sinh đã đăng ký thi đánh giá năng lực qua internet rồi thì không cần nộp hồ sơ trực tiếp nữa.

Về cách tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng, do tổng điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐH QGHN là 140 điểm nên mức chênh lệch điểm giữa 2 nhóm ưu tiên về đối tượng sẽ là 5 điểm và giữa 2 khu vực kế tiếp sẽ là 2,5 điểm. Điểm ưu tiên về đối tượng và khu vực sẽ được cộng vào điểm bài thi đánh giá năng lực khi thí sinh tham gia xét tuyển vào các đơn vị đào tạo của ĐH QGHN.

Chọn bài thi theo thế mạnh bản thân

Năm nay, lần đầu tiên bài thi đánh giá năng lực được sử dụng cho kỳ tuyển sinh của một trường. Ông Vũ Viết Bình, Trưởng ban Đào tạo cho biết, nguyên tắc chung là các đơn vị đều lấy bài thi đánh giá năng lực làm cơ sở, riêng với ĐH Ngoại ngữ thì ngoài bài thi đánh giá năng lực sẽ có thêm bài thi môn ngoại ngữ. Thí sinh thi ngoại ngữ trước và thi đánh giá năng lực ở ca tiếp theo. Thí sinh làm được 70/140 câu hỏi là đạt ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, đủ điều kiện đăng ký vào các trường, ngành của ĐH QGHN. Mỗi thí sinh đăng ký vào một trường, ngành có thể đăng ký 3 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên. Căn cứ vào đó, các trường xác định các em có trúng tuyển hay không.

Để thí sinh dần quen với cách thức thi mới, ĐH QGHN đã tổ chức cuộc thi thử đồng thời công bố đề thi mẫu cho thí sinh. Dù vậy, nhiều thí sinh vẫn băn khoăn về cấu trúc đề, nội dung kiến thức và độ khó của đề thi. Ở đây, cần lưu ý là đề thi không có môn ngoại ngữ. Thí sinh chỉ phải làm thêm bài ngoại ngữ nếu đăng ký vào Trường ĐH Ngoại ngữ. Phần bắt buộc của đề bao gồm kiến thức toán học và ngữ văn. Cơ cấu kiến thức trong phần này được phân bổ: Kiến thức trong chương trình lớp 10 là 10%, lớp 11 là 20%, lớp 12 chiếm 70%. Ở phần tự chọn, thí sinh được quyền chọn 1 trong 2 nội dung khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Phần này, kiến thức trong chương trình lớp 11 chiếm 30%, chương trình lớp 12 là 70%.
Điều đáng chú ý là, với phần thi lựa chọn, thí sinh hoàn toàn có thể căn cứ vào thế mạnh của bản thân để quyết định làm bài thi nội dung các môn tự nhiên hay xã hội để thi vào các đơn vị đào tạo của ĐH QGHN (trừ với các ngành của Khoa Y dược thì thí sinh bắt buộc phải chọn phần khoa học tự nhiên). Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV Đinh Việt Hải nhấn mạnh: Lựa chọn của thí sinh không phụ thuộc vào việc em đó theo học ban tự nhiên hay ban xã hội. Khi xét tuyển, kết quả thi của các nội dung tự chọn có giá trị như nhau.

Về đề thi, các chuyên gia của nhà trường khẳng định: Đề thi chính thức sẽ không khó hơn so với các đề thi đã đưa trên mạng để thí sinh thi thử. Tuy nhiên, do đề thi tích hợp kiến thức của nhiều môn thi nên có thể sẽ khó với người này nhưng lại dễ đối với người khác ở từng nội dung thi. Vì vậy, để ôn tập và thi tốt bài thi đánh giá năng lực, thí sinh phải nắm thật kỹ cấu trúc bài thi, từ đó có phương án ôn tập kiến thức cho phù hợp.

Khánh Vũ