Bầu ăn sữa chua có đường có tốt không

Điều mà bất cứ mẹ bầu nào không may mắc chứng đái tháo đường thai kỳ cũng muốn tìm hiểu là tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì. Có những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng khiến mẹ băn khoăn liệu chúng có ảnh hưởng đến đường huyết hay không. Một trong số đó là sữa chua. Vậy tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình người phụ nữ mang thai (khoảng tuần thai thứ 24 - 28) và có thể tự khỏi sau sinh. Nguồn cơn của bệnh lý này là rối loạn trong chuyển hóa và sử dụng đường trong cơ thể, khiến lượng đường trong máu bị tăng cao. 

Nếu may mắn, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng và người mẹ sẽ khỏi bệnh sau sinh khoảng 6 tháng. Nhưng nếu không may, căn bệnh này có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Đối với thai nhi, biến chứng có thể là suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, sảy thai, dị tật thai nhi hoặc lưu thai. Đối với mẹ bầu, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 là rất cao. 

Dù chỉ có khoảng 5% đến 10% phụ nữ mang thai mắc bệnh lý này nhưng có đến 50% trong số đó diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2. Và đái tháo đường thai kỳ vẫn luôn là ám ảnh với các mẹ bầu. 

Bầu ăn sữa chua có đường có tốt không
Có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Lợi ích của sữa chua với bà bầu

Ngay khi biết “vị khách không mời mà tới” mang tên “tiểu đường” ghé thăm, mẹ bầu cần xây dựng lại thực đơn dinh dưỡng. Có những thực phẩm khiến mẹ “đau đầu” vì biết là có lợi cho sức khỏe nhưng không biết có nên ăn hay không. Sữa chua là một trong số đó. Vậy tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không?

Sữa chua giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Có thể kể đến một số lợi ích của sữa chua với phụ nữ mang thai như:

  • Trong quá trình mang thai, hầu hết phụ nữ gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy đầu thai kỳ và táo bón cuối thai kỳ). Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, có thể cải thiện tình trạng trên. 
  • Sữa chua cũng cung cấp hàm lượng kali dồi dào. Một cốc sữa chua đáp ứng được 18% nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể. Khoáng chất này rất có lợi trong việc cân bằng và ổn định huyết áp của mẹ bầu. 
  • Một cốc sữa chua có thể đáp ứng đến 49% nhu cầu canxi của cơ thể mỗi ngày. Canxi giúp phòng ngừa loãng xương và tốt cho sự phát triển hệ xương và răng của thai nhi. 
  • Vitamin D có trong sữa chua có tác dụng thúc đẩy hấp thụ canxi, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe xương khớp.
  • Trung bình, 1 cốc sữa chua 245g cung cấp khoảng 8 – 22g protein. Đây là nguồn bổ sung protein lý tưởng mà mẹ bầu không lo bị tăng cân. 
  • Bạn cũng có thể đáp dung 38% nhu cầu phốt pho và 12% nhu cầu magie của cơ thể chỉ với 1 cốc sữa chua. 
  • Các vitamin nhóm B, nhất là vitamin B12 và B2 tốt cho tim mạch và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. 
  • Selen và kẽm có trong sữa chua có tác dụng cải thiện hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu.

Bầu ăn sữa chua có đường có tốt không
Sữa chua xứng đáng có mặt trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu

Với những mẹ bầu khỏe mạnh bình thường, ăn sữa chua rất tốt. Nhưng các bác sĩ luôn khuyên người bị tiểu đường không nên sử dụng thực phẩm có nhiều đường. Nên tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không là điều khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn. Trong trường hợp này, câu trả lời của các chuyên gia dinh dưỡng là bà bầu bị tiểu đường có được ăn sữa chua nhưng cần chọn loại phù hợp. 

Các loại sữa chua phần lớn đều có chỉ số đường huyết thấp, chỉ khoảng 14. Mẹ bầu có thể lựa chọn loại sữa chua có lượng đường dưới 10g để tốt nhất cho sức khỏe. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa chua có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Người thường xuyên ăn sữa chua có thể giảm 28% nguy cơ tiểu đường so với những người khác. Lý do là bởi sữa chua có thể làm giảm mức độ kháng insulin và kiểm soát tốt đường trong máu. 

Protein trong sữa chua còn có tác dụng giảm nồng độ hormone tạo cảm giác thèm ăn ở mẹ bầu. Vì thế ăn sữa chua là cách để hạn chế ăn vặt và kiểm soát tăng cân hữu hiệu cho những mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì. 

Bầu ăn sữa chua có đường có tốt không
Tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không? Câu trả lời là CÓ nhưng cần chọn loại phù hợp

Bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì khi ăn sữa chua?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi ăn sữa chua cần lưu ý các vấn đề sau: 

  • Các loại sữa chua có chỉ số đường huyết thấp phù hợp với mẹ bầu bị đái tháo đường là sữa chua nguyên chất không đường, sữa chua ít đường (lượng đường dưới 10g và lượng carbohydrate dưới 15g), sữa chua tách béo hoặc không có chất béo. 
  • Các loại sữa chua có hương vị thường thơm ngon, hấp dẫn hơn nhưng đó lại không phải lựa chọn tốt cho người tiểu đường. Mẹ bầu có thể kết hợp sữa chua không đường với các loại hoa quả ít ngọt yêu thích để tăng cảm giác ngon miệng. 
  • Lượng sữa chua phù hợp với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ khoảng 250 - 500g/ngày, tương đương 1 - 2 cốc sữa chua.
  • Không nên kết hợp sữa chua có đường với các loại hoa quả sấy khô. Việc này sẽ làm gia tăng lượng đường huyết, không có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. 
  • Nếu không ăn được lạnh, mẹ bầu có thể bỏ hũ sữa chua ra khỏi tủ cho bớt lạnh trước khi ăn. Việc hâm nóng sữa chua sẽ làm biến đổi các thành phần trong đó và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. 

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không. Trong số các cách điều trị tiểu đường thai kỳ, lựa chọn thực phẩm phù hợp là cách an toàn và dễ thực hiện nhất. Có những thực phẩm cần kiêng, nhưng cũng có những thực phẩm như sữa chua mẹ bầu hoàn toàn có thể thêm vào thực đơn. Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng nhất vẫn là chọn sản phẩm phù hợp, ăn đúng cách và ăn với lượng vừa phải mẹ nhé!

Tại sao bà bầu không được ăn sữa chua?

- Thận trọng với hàm lượng chất béo trong sữa chua, nhất là sữa chua được làm từ sữa nguyên kem vì chúng chứa chất béo bão hòa dễ làm tăng hàm lượng đường cho thai phụ, dễ làm tăng cân và nguy cơ đối với bệnh tim mạch.

Bà bầu ngày nào cũng ăn sữa chua được không?

Sữa chua là một loại thực phẩm thường có nguồn gốc từ sữa bò. Các loại thực phẩm được làm từ sữa đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ vì chúng chứa canxi và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn sữa chua không đường mà không cần phải lo lắng.

Bà bầu ăn sữa chua như thế nào cho tốt?

Mẹ bầu ăn sữa chua như thế nào là tốt? Bạn nên ăn sữa chua nhưng là sữa chua đã để ở nhiệt độ phòng, không nên ăn sữa chua lạnh. Mỗi ngày, chỉ nên ăn 1-2 hộp (khoảng 200-400g). Lưu ý, bạn không nên ăn quá nhiều, vì sẽ gây rối loạn môi trường sinh trưởng của vi khuẩn trong đường ruột.

Bầu 3 tháng đầu nên ăn sữa chua gì?

Sữa chua là món ăn nhẹ phổ biến mà bầu 3 tháng đầu có thể ăn được. Tuy nhiên, để đảm bảo không gây ra những tác dụng phụ mẹ bầu chỉ nên ăn sữa chua ít đường và 100% làm từ sữa tiệt trùng.