Bầu bao nhiêu tuần thì chuẩn bị đồ sơ sinh năm 2024

Ngày dự kiến sinh cận kề cũng là lúc mẹ bầu lên danh sách những điều cần làm để đón con yêu chào đời cũng như làm hồ sơ sinh cho con. Việc chuẩn bị trước khi sinh chu đáo để tạo tiền đề cho hành trình vượt cạn suôn sẻ và bạn không cảm thấy bỡ ngỡ với giai đoạn hậu sản, chăm sóc bé trong những tháng đầu đời.

1. Lúc nào cần chuẩn bị hồ sơ sinh và đồ sơ sinh

Vào khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ, mẹ có thể chuẩn bị dần những đồ cần mang khi đi sinh, dù mẹ sinh thường hay sinh mổ. Bởi em bé có thể sinh trước ngày dự sinh bất cứ lúc nào từ tuần thứ 34 trở đi.

Tùy từng bệnh viện, yêu cầu về giấy tờ và thủ tục sẽ khác nhau. Mẹ nên gọi điện đến bệnh viện dự định sinh và hỏi cụ thể hơn. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, mẹ nên cho những giấy tờ này vào túi và bỏ sẵn vào giỏ đồ khi sinh. Đến khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ có thể mang đi cùng luôn.

Bầu bao nhiêu tuần thì chuẩn bị đồ sơ sinh năm 2024

2. Hồ sơ đi sinh cần chuẩn bị những gì

  • Sổ khám thai, các phiếu siêu âm, x quang, ECG(nếu có) và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai (khám tại bệnh viện hoặc các nơi khác)
  • Sổ hộ khẩu bản chính và bản photocopy
  • Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước bản chính và bản photocopy
  • Thẻ bảo hiểm (có dán ảnh) bản chính và bản photocopy
  • Thẻ gia hạn BHYT (không dán ảnh) bản chính và bản photocopy

Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.

3. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ

Đồ dùng, vật dụng cho mẹ là những món vô cùng cần thiết cho hành trình đi sinh, mẹ không cần mang quá nhiều quần áo khi nhập viện. Bởi mẹ sẽ được bệnh viện cung cấp bộ quần áo chuyên dụng, chất liệu thấm hút mồ hôi và có nút cài để thuận tiện cho việc cho bé bú.

.JPG)

Bên cạnh đó mẹ có thể chuẩn bị một số đồ sinh cần thiết như:

  • Đồ lót cho những ngày nằm viện: mẹ bầu nên sử dụng quần lót giấy để tiện cho việc sử dụng.
  • Áo ngực cho con bú và miếng thấm sữa: là đồ dùng sinh rất cần thiết cho mẹ. Trong hai ngày đầu mới sinh, ngực của mẹ sẽ tiết ra một ít sữa non cho bé bú. Vào những ngày sau, mẹ sẽ có cảm giác căng tức bầu ngực khi sữa bắt đầu về. Vậy nên, bạn nên sử dụng áo ngực cho bé bú để bảo vệ bầu ngực của bạn. Nhờ sự trợ giúp của các điều dưỡng nếu bạn thấy quá đau ngực khi cho con bú.
  • Băng vệ sinh ban đêm và ban ngày: sau sinh mẹ bỉm sẽ tiếp tục ra sản dịch dù là sinh thường hay sinh mổ. Với những ngày đầu, lượng sản dịch sau sinh sẽ tiết ra nhiều nên mẹ cần dùng miếng băng vệ sinh lớn, có độ thấm hút tốt. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên khoảng 4 tiếng/ lần.
  • Tấm lót chống thấm: tấm lót có khả năng chống thấm có hiệu quả tốt trong việc giữ vệ sinh mặt giường, thấm hút tốt và kiểm soát mùi hiệu quả mang lại sự thoải mái cho mẹ.
  • Vớ chân và áo khoác: sau sinh cơ thể của mẹ hay bị lạnh. Bởi thế vớ chân và áo khoác mẹ nên chuẩn bị để giữ ấm cơ thể
  • Cuối cùng là 1 chai dầu nóng.

Đặc biệt, khi mẹ sinh tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn một số đồ dùng cá nhân sử dụng hàng ngày như bàn chải đánh răng, kem đánh răng,.... sẽ được chuẩn bị sẵn cho sản phụ.

4. Đồ dùng đi sinh chuẩn bị cho bé

Với những bé sinh thường thì thời gian lưu viện khoảng 2-3 ngày, riêng với bé sinh mổ khoảng 4 -5 ngày, trong thời gian lưu viện bé sẽ được sử dụng quần áo được hấp vô trùng tại bệnh viện. Tuy nhiên, phòng trường hợp bé nôn trớ, mẹ có thể chuẩn bị thêm 1 ít quần áo cho bé, quần áo cần được giặt sạch sẽ, chất liệu thoáng mát. Bao gồm:

  • Nón
  • Quần áo ấm
  • Quần áo cho bé
  • Khăn nhỏ, khăn choàng lớn
  • Tất tay, tất chân
  • Tã (bỉm)
  • Bình sữa, sữa…

Với quần áo dài tay hoặc tất tay/chân, khăn xô, khăn sữa... cho bé, mẹ chọn chất liệu cotton mềm mại, kiểm tra và cắt tem mắc trước khi cho bé mặc để không làm bé bị đau hay ngứa khi sử dụng

5. Bố cần chuẩn bị gì

Không chỉ nguyên mẹ và bé thì người đồng hành và có vai trò hỗ trợ quan trọng là bố cũng nên chuẩn bị cho mình 1 số "bí kíp" nhỏ để hành trình sinh nở của mẹ bầu được thuận lợi và suôn sẻ. Đó là:

  • Luôn mang theo điện thoại và đảm bảo điện thoại đầy pin để có thể liên lạc với người thân bất cứ khi nào.
  • Chuẩn bị tiền mặt hoặc mang theo thẻ ATM bên ngoài để có thể chi trả tiền viện phí hoặc các chi phí liên quan trong quá trình lưu viện.
  • Mang theo 1 số dụng vụ vệ sinh cá nhân nếu túc trực bên mẹ và bé thường xuyên.
  • Chuẩn bị kỹ năng chăm sóc bé để tăng sự gắn kết bố con

Bầu bao nhiêu tuần thì chuẩn bị đồ sơ sinh năm 2024

Khi lựa chọn dịch vụ chăm sóc thai sản, gói thai sản theo yêu cầu, sinh con trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ và bé sẽ được chăm sóc chu đáo, đi sinh như đi nghỉ dưỡng tại khách sạn 5 sao để an tâm tận hưởng trọn vẹn niềm vui đón con chào đời.

Bao nhiêu tuần thì nên mua đồ sơ sinh?

Mẹ có thể chuẩn bị đồ sơ sinh từ tháng 4 - 5 hoặc tháng thứ 7 đều được. Việc mua sớm sẽ giúp mẹ có đủ thời gian để tìm hiểu, so sánh giá cả và chọn lựa những sản phẩm tốt nhất cho bé.

Thai nhi 32 tuần tuổi là bao nhiêu tháng?

Ở tuần thứ 32 (tháng thứ 8) của thai kỳ, thai nhi đang trong quá trình phát triển toàn diện. Trong giai đoạn này, trẻ đã có sự phát triển về thị giác; hình thành các cơ quan mới như móng tay, móng chân, tóc; và tăng nhanh về trọng lượng cơ thể.

Thai được 24 tuần là bao nhiêu tháng?

Thai nhi 24 tuần tuổi tương ứng với 6 tháng. Theo các chuyên gia phụ sản cho biết lúc này bé có thể sống sót nếu mẹ bầu chẳng may sinh non ở tuần 24. Tuy nhiên, để đảm bảo ao toàn cho bé cần phải có sự hỗ trợ của máy thở.

Tại sao không nên mua đồ sơ sinh sớm?

Kiêng sắm đồ sơ sinh quá sớm Được cho rằng, việc sắm đồ sơ sinh quá sớm có thể dẫn đến thai non. Thêm vào đó, trong giai đoạn này, thai nhi vẫn còn yếu đuối và chưa thể xác định giới tính một cách chính xác, dẫn đến khó khăn khi chọn lựa quần áo dành cho bé.