Bầu tháng thứ 7 chiều dài tử cung bao nhiêu

Nếu cổ tử cung của phụ nữ mang thai ngắn có thể dẫn đến suy cổ tử cung và làm cổ tử cung giãn ra quá sớm. Điều này gây nguy cơ sảy thai, chuyển dạ và sinh non cũng như các biến chứng khác.

1. Cổ tử cung ngắn ảnh hưởng đến thai kỳ

Chiều dài cổ tử cung trong thời kỳ mang thai liên quan đến khả năng sinh non. Khi cổ tử cung ngắn bất thường dễ bị giãn ra và hạn chế bảo vệ thai nhi và thai phụ. Cổ tử cung ngắn là cổ tử cung có độ dài dưới 25mm (2,5cm) vào khoảng 20 tuần của thai kỳ. Cổ tử cung càng ngắn thì nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc vỡ ối xảy ra trước 37 tuần của thai kỳ càng cao.

Sinh non là một yếu tố rủi ro gây ra nhiều biến chứng, bao gồm thai chết lưu, trẻ nhẹ cân, chảy máu não và khuyết tật.

2. Chẩn đoán cổ tử cung ngắn

Bầu tháng thứ 7 chiều dài tử cung bao nhiêu

Hình ảnh cổ tử cung ngắn (hình phải).

Trong những lần siêu âm đầu thai kỳ, bác sĩ thường đo chiều dài cổ tử cung, siêu âm qua ngả âm đạo bằng đầu dò để có được hình ảnh rõ ràng và chính xác hơn. Thai phụ có tiền sử chuyển dạ hoặc sinh non nên được kiểm tra chiều dài cổ tử cung định kỳ.

Nếu phát hiện phụ nữ mang thai có cổ tử cung ngắn, bác sĩ sẽ kiểm tra chiều dài bằng siêu âm qua âm đạo từ tuần 16 đến 20. Nếu thai phụ có tiền sử sinh non hoặc chẩn đoán cổ tử cung ngắn, sẽ bắt đầu kiểm tra sớm hơn. Nếu cổ tử cung dài dưới 25mm được cho là cổ tử cung ngắn.

3. Điều trị cổ tử cung ngắn

Thông thường có hai lựa chọn điều trị cho cổ tử cung ngắn:

3.1 Bổ sung progesterone

Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng progesterone để giảm nguy cơ sinh non. Thuốc dưới dạng viên được đặt trực tiếp vào âm đạo hay hậu môn hoặc tiêm thuốc tiêm.

3.2 Khâu vòng cổ tử cung

Khâu cổ tử cung là một kỹ thuật khác giúp ngăn ngừa chuyển dạ sinh non do cổ tử cung ngắn. Phương pháp điều trị này chỉ dùng cho thai phụ có cổ tử ngắn mang thai đơn. Khâu cổ tử cung thường được khuyến nghị nếu:

  • Trước đó thai phụ từng sinh non hoặc sảy thai trong giai đoạn thứ hai của thai kỳ hoặc nếu cổ tử cung vẫn ngắn mặc dù đã sử dụng progesterone hàng ngày.
  • Trường hợp cổ tử cung rất ngắn (dưới 10 mm).

4. Các yếu tố rủi ro khi cổ tử cung ngắn

Thai phụ có cổ tử cung ngắn có nhiều khả năng sinh con sớm hơn. Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Trẻ sinh non dễ gặp các vấn đề sức khỏe lâu dài sau này trong cuộc sống. Do đó, tốt nhất nên chẩn đoán sớm cổ tử cung ngắn để có thể được điều trị và theo dõi, đồng thời thực hiện các bước để ngăn ngừa sinh non.

Cổ tử cung ngắn làm tăng nguy cơ sinh non gấp sáu lần ở phụ nữ mang một thai và gấp tám lần ở phụ nữ mang thai đôi.

Cổ tử cung ngắn không có triệu chứng, tuy nhiên, một số dấu hiệu cho thấy phụ nữ có thể có cổ tử cung ngắn như: đã từng sảy thai trong giai đoạn giữa thai kỳ, đã từng sinh non do chuyển dạ tự nhiên trước 37 tuần. Nhưng nếu là lần đầu tiên sinh con rất khó để nhận biết do đó, bác sĩ sẽ đo cổ tử cung trong những lần khám thai định kỳ.

Ngoài ra, thai phụ có thể có một số triệu chứng khi mang thai nếu bị suy cổ tử cung. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây của cổ tử cung như chuột rút bất thường, đau vùng chậu, chảy máu nhẹ , đau lưng, dịch tiết âm đạo thay đổi.

5. Khi nào đi khám bác sĩ?

Phụ nữ không biết chiều dài cổ tử cung của mình nếu không được bác sĩ thăm khám. Nếu đang mang thai, việc chẩn đoán cổ tử cung ngắn là rất quan trọng để có thể điều trị đúng cách.

Phụ nữ mang thai nếu được bác sĩ thông báo có cổ tử cung ngắn nên đi khám ngay lập tức nếu bị chảy máu từ âm đạo, có các triệu chứng chuyển dạ, chẳng hạn như các cơn co thắt, chất lỏng rò rỉ từ âm đạo, thai nhi ngừng cử động hoặc cử động ít thường xuyên hơn.

Điều trị cổ tử cung ngắn có hiệu quả nhất nếu bắt đầu trước 24 tuần của thai kỳ. Phụ nữ mang thai được điều trị này thường có thai và sinh nở không biến chứng.

Bên cạnh điều trị cổ tử cung ngăn ngừa sinh non hoặc sảy thai, thai phụ được chẩn đoán cổ tử cung ngắn nên lưu ý các hoạt động hàng ngày. Khi thai càng lớn thì chiều dài cổ tử cung càng ngắn, do đó thai phụ nên được nghỉ ngơi tại giường, không nên đi lại nhiều, không nên có bất cứ hoạt động nào như quan hệ tình dục hoặc hoạt động gắng sức, chỉ ngồi dậy nhẹ nhàng khi vệ sinh cá nhân và ăn. Nếu bác sĩ thấy nguy hiểm có thể cho thai phụ nhập viện để được theo dõi sát sao.

Theo như thông tin chia sẻ từ nhiều chuyên gia thì quá trình mang thai của phụ nữ được bắt đầu tình từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mỗi người phụ nữ. Dưới đây là các giai đoạn phát triển của thai nhi 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ.

Sự thụ thai

Qúa trình thụ tinh sẽ xảy ra khi “anh chàng” tinh binh nào có cơ duyên nhất sẽ được gặp gỡ và thâm nhập vào cô nàng trứng. Theo như chia sẻ của nhiều chuyên gia thì ngay lúc này, cấu tạo di truyền học đã hoàn thành và bao gồm cả giới tính của thai nhi.

Tầm 3 ngày sau khi thụ thai thì trứng được thụ tinh sẽ được phân chia thành rất nhiều tế bào, đi qua ống dẫn trứng vào dạ non và từ đây sẽ bắt đầu quá trình làm tổ tại tử cung. Nếu tinh trùng Y thụ tinh cho trứng, con bạn sẽ là một cậu bé. Và nếu đó là một tinh trùng X thì con bạn sẽ là một bé trai.

3 tuần đầu thì các tế bào phôi cuối cùng cũng tạo thành phôi thai chính thức và các tế bào thần kinh đầu tiên của bé cũng đang dần hình thành. Em bé được gọi là phôi thai từ thời điểm thụ thai cho đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Sau tuần thứ 8 cho đến khi chào đời bé sẽ được gọi là thai nhi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi

Tháng 1

Khi trứng được thụ tinh và phát triển, và túi ối cũng được hình thành theo, tác dụng của túi nước ối này như một chiếc đệm cho phôi thai phát triển. Lúc này nhau thai cũng được hình thành và phát triển cùng lúc. Chắc hẳn nhiều người sẽ không biết nhau thai có hình dạng như thế nào, hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn tham khảo thêm đó chính là hình tròn nhé. Nhau thai có chức năng di chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé và chuyển chất thải từ em bé ra ngoài.

Bầu tháng thứ 7 chiều dài tử cung bao nhiêu

Giai đoạn phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên chỉ có hình dạng giống như một hạt đậu nhỏ

Khuôn mặt ban đầu của phôi thai sẽ có hình dạng với vòng tròn mắt lớn. Miệng, hàm dưới, cổ họng đang hình thành, cùng với đó là các tế bào máu, hệ thống tuần hoàn. Ống tim nhỏ xíu sẽ đập khoảng 65 lần/phút vào cuối tuần thứ 4. Đến cuối tháng đầu tiên, em bé nhỏ bằng khoảng hạt vừng.

Tháng 2

Qua tháng thứ 2 này, các điểm trên khuôn mặt của bé sẽ dần được phát triển, ngón tay – ngón chân và mắt cũng đang hình thành. Ống thần kinh (não, tủy sống và các mô thần kinh khác của hệ thần kinh trung ương) cũng như đường tiêu hóa và cơ quan cảm giác cũng bắt đầu phát triển. Còn xương thì bắt đầu thay thế sụn.

Thai nhi ở gần cuối tháng thứ 2 sẽ có chiều dài khoảng 1,6cm và nặng tầm 1 gam. Sau tuần thứ 8, em bé của mẹ chính thức được gọi là bào thai hoặc thai nhi.

Tháng 3

Trong giai đoạn này, bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân của em bé đã được hình thành đầy đủ. Đặc biệt hơn là bé có thể di chuyển tay, móng tay và móng chân đang bắt đầu phát triển, phần tai ngoài cũng đang dần được hình thành.

Vào cuối tháng thứ 3, thai nhi đã được hình thành hoàn thiện, bé nặng khoảng 25g và dài từ đầu đến mông khoảng 8,7cm. Tất cả các cơ quan trong cơ thể và chân tay cũng như hệ thống tuần hoàn, tiết niệu sẽ tiếp tục phát triển để hoàn thiện hơn.

Vì hầu hết những sự phát triển quan trọng nhất đã hoàn thiện nên kể từ sau 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai sẽ giảm đáng kể.

Tháng 4

Hệ thần kinh của thai nhi cũng đang bắt đầu hoạt động. Các cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ và có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm đó là một bé trai hay một bé gái. Vào cuối tháng thứ 4, thai nhi dài khoảng 14,2cm và nặng từ 180-200g.

Tháng 5

Các bộ phận khác dần được hình thành đầy đủ trong giai đoạn này. Tóc của bé cũng đã bắt đầu mọc, trên vai và lưng được bao phủ bởi một lớp lông mềm gọi là sợi tơ. Lớp lông này sinh ra vốn có nhiệm vụ là bảo vệ bé trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ và bắt đầu rụng dần trong tuần đầu tiên sau khi bé chào đời.

Ở tháng thứ 5 này, da của bé sẽ được phủ một lớp màu trắng còn gọi là chất gây (tên khoa học là caseosa vernix), lớp da này có tác dụng bảo vệ bé khi tiếp xúc với môi trường nước ối trong bụng mẹ. Và hiển nhiên sau khi bé chào đời thì lớp phủ này cũng dần biến mất.

Đến cuối tháng thứ 5 thai kỳ, em bé dài khoảng 25cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 300g.

Tháng 6

Trong tháng thứ 6 này, bé sẽ bắt đầu có phản ứng với âm thanh bằng cách chuyển động hoặc đá, đạp, bên trong bụng mẹ. Ngoài ra, mẹ còn có thể cảm nhận được những chuyển động giật đều nhau khi bé đang bị nấc cụt.

Da của thai nhi tháng thứ 6 có màu đỏ, nhăn và lớp tĩnh mạch có thể nhìn được qua lớp da mỏng. Mí mắt cũng đã xuất hiện và đôi mắt đã có thể đóng mở. Cuối tháng thứ 6, em bé dài khoảng 35cm và nặng khoảng 660g.

Tháng 7

Lúc này em bé vẫn sẽ tiếp tục phát triển theo tốc độ tăng dần đều, và còn tích trữ thêm một lớp mỡ dưới da. Ở tháng thứ 7 này, em bé sẽ chuyển động mạnh mẽ và phản ứng rõ rệt với âm thanh, ánh sáng từ môi trường bên ngoài. Túi nước ối sẽ bắt đầu giảm bớt.

Vào cuối tháng thứ 7, thai nhi dài khoảng 41cm và nặng khoảng 1,5kg. Nếu sinh non, em bé có khả năng sống sót cao từ cuối tháng thứ 7.

Tháng 8

Thai nhi vẫn tiếp tục chuyển động nhiều hơn và trong tháng thứ 8 này, não bộ của bé bắt đầu phát triển nhanh chóng, em bé đã có thể nhìn và nghe được. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể bé đã phát triển hoàn thiện nhưng phổi thì có thể chưa trưởng thành.

Em bé ở cuối tháng thứ 8 dài khoảng 46cm và nặng khoảng 2,3kg.

Tháng 9

Trong tháng cuối của thai kỳ này, bé đã có những phản xạ rõ rệt nhất như chớp mắt, xoay đầu, nắm tay,…Mẹ có thể cảm nhận được em bé ít chuyển động hơn do lúc này không gian tử cung đã khá chật hẹp. Vị trí em bé đã nằm ở vị trí ngôi thuận: đầu quay xuống dưới, mặt úp vào trong bụng mẹ để dể dàng chào đời.

Bầu tháng thứ 7 chiều dài tử cung bao nhiêu

Các giai đoạn phát triển của thai nhi bao gồm khá nhiều quá trình

Em bé ở cuối tháng thứ 9 có cần nặng từ 2,8-3,5kg và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Bố mẹ hãy sẵn sàng đón bé đến với thế giới này!

Trên đây là một số thông tin về các giai đoạn phát triển của thai nhi, mong rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho nhiều bà mẹ đã và đang mang thai nhé!

Mang thai tháng thứ 7 nên tăng bao nhiêu cân?

- Tháng thứ 7: Thời điểm đầu trong tam cá nguyệt thứ 3 này mẹ có thể lên đến 4kg, chiếm từ 30-40% tổng lượng tăng trọng trong thời gian mang thai. Cân nặng ở tuần thứ 28 là tăng khoảng 9kg. - Tháng thứ 8: Vào cuối tháng này, mẹ không tăng cân nhiều dù thai nhi ngày càng lớn hơn.

Thai 28 tuần bé cao tử cung bao nhiêu?

Thai 28 tuần tuổi chiều cao tử cung bằng 1/4 ở đỉnh bụng, phía trên rốn. Thai 32 tuần tuổi chiều cao tử cung bằng 2/4 ở đỉnh bụng, phía trên rốn.

Phụ nữ có thai 7 tuần nên an gì?

Nên bổ sung thêm sắt và acid folic cho giai đoạn thai 7 tuần tuổi này qua các loại thực phẩm như thịt bò, trứng, rau xanh, hạnh nhân,... Mẹ bầu chỉ nên ăn thực phẩm đã nấu chín, uống đủ nước và tránh những loại thức ăn kích thích hệ tiêu hoá.

Thai 27 tuần cổ tử cung bao nhiêu?

Chiều dài đáy tử cung (là chiều dài từ khớp mu tới đáy tử cung) ở tuần thai thứ 27 khoảng 22~26cm. Tử cung to ra sẽ bắt đầu chèn ép nội tạng. Tử cung chèn vào dạ dày, mẹ sẽ có cảm giác ngực bị nghẹn và mỗi lần chỉ ăn được ít. Tuy nhiên, đây là việc rất bình thường nên bạn không cần phải lo lắng!