Bộ hướng dẫn thực hiện công cụ từng bước nhỏ

Ở độ tuổi mầm non, trẻ thường phát triển liên tục với tốc độ nhanh chóng nhưng một số trẻ lại xuất hiện những dấu hiệu chậm phát triển so với các trẻ khác. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, xác định đúng và can thiệp phù hợp sẽ giúp cho những trẻ đó có cơ hội để phát triển hết khả năng của mình

Bà Lý Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh tại Hội thảo “Phát hiện sớm trẻ khuyết tật tuổi mầm non” do Bộ GD&ĐT tổ chức vào sáng 25/7, tại Hà Nội.

Bà Lý Thị Hằng cho biết, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số lượng trẻ khuyết tật học hòa nhập ở các cấp học tăng đáng kể. Năm học 2011-2012, có gần 1.300/4.549 trẻ khuyết tật đi nhà trẻ (đạt 28,3%); và 11.832/15.708 trẻ khuyết tật đi học mẫu giáo (đạt 75,3%). Năm học 2012-2013 có 989/3.508 trẻ khuyết tật đi Nhà trẻ (đạt 28,2%); và 11.002/15.195 trẻ khuyết tật đi mẫu giáo (đạt 72,4%). Tuy nhiên, số lượng trẻ khuyết tật học hòa nhập này phần lớn chưa được xác định đúng khó khăn nên chất lượng dạy học hòa nhập còn hạn chế.

Bộ hướng dẫn thực hiện công cụ từng bước nhỏ

Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn: ĐKT

Trong những năm qua, Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đã triển khai một số chương trình về can thiệp sớm như: Xây dựng mô hình can thiệp sớm từ năm 2005 tại 4 Trung tâm ở 4 tỉnh, thành: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đăk Lăk, Thái Nguyên; triển khai giới thiệu bộ công cụ sàng lọc ASQ cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cốt cán của 64 tỉnh, thành năm 2008… Một số địa phương đã nhân rộng và thực hiện tốt mô hình can thiệp sớm như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng, Đăk Lăk, Phú Yên… Hiện nay, do thiếu nguồn lực nên Bộ GD&ĐT chưa triển khai, mở rộng được mô hình can thiệp sớm ra các địa phương khác.

Bà Lý Thị Hằng đặt vấn đề, sau khi sàng lọc phát hiện được những khó khăn, thiếu hụt về mặt phát triển nào đó của trẻ thì giáo viên mầm non dạy hòa nhập hỗ trợ trẻ như thế nào? Với số lượng trẻ đến trường mầm non ngày càng tăng, đồng thời mục tiêu thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đến năm 2015 thì việc phát hiện sớm trẻ có dấu hiệu chậm phát triển trong các cơ sở giáo dục mầm non là hết sức cần thiết.

PGS,TS Trần Thị Lệ Thu, Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đai học Sư phạm Hà Nội cho rằng, can thiệp sớm là một loại hình vô cùng quan trọng đối với những trẻ chậm phát triển và trẻ khuyết tật, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, để thực hiện kịp thời mô hình can thiệp sớm thì công tác sàng lọc và phát hiện sớm là rất quan trọng. Để thực hiện sàng lọc và phát hiện sớm rất cần những công cụ đánh giá phù hợp, đưa ra được những chỉ báo cơ bản, đáng tin cậy.

“Từng bước nhỏ” – là một chương trình can thiệp sớm đồng thời đáp ứng được cả hai chức năng, giúp phát hiện những dấu hiệu trì hoãn trong phát triển của trẻ em từ 0 - 4 tuổi; đồng thời hướng dẫn thực hiện đánh giá, can thiệp sớm trực tiếp cho các em” – PGS,TS Trần Thị Lệ Thu nhấn mạnh.

PGS,TS Trần Thị Lệ Thu cũng cho biết, đối tượng của “Từng bước nhỏ” là cha mẹ của trẻ chậm phát triển và trẻ khuyết tật, nhằm cung cấp những hướng dẫn thực tiễn để dạy trẻ ở gia đình. Đây là chương trình mang tính giáo dục nhiều hơn là mang tính trị liệu. Chương trình dạy cho trẻ những kỹ năng trẻ đã sẵn sàng học hơn là thực hiện trị liệu nguyên nhân hay căn bệnh. Khi cần đến trị liệu nguyên nhân hoặc bệnh bác sĩ sẽ phụ trách. Các giáo viên và nhà trị liệu dạy kỹ năng cho trẻ thông qua việc huấn luyện cha mẹ cách dạy con tại nhà.

Mặt khác, chương trình “Từng bước nhỏ” giúp trẻ khuyết tật cũng học theo những cách như trẻ bình thường, nhưng các em học chậm hơn. Một thách thức có thể là trở ngại lớn đối với trẻ khuyết tật nhưng các em có thể được vượt qua nếu ta chia thách thức này thành các thách thức nhỏ. Trẻ khuyết tật học tốt nhất nếu các em được dạy những bài học thích hợp ở thời điểm phù hợp. Vì vậy, trước khi bắt đầu dạy, phải dành thời gian tìm hiểu xem trẻ đã có thể làm được gì, để biết trẻ sẵn sàng học cái gì kế tiếp.

Tập huấn sử dụng bộ công cụ WISC IV và cách sử dụng bộ công cụ từng bước nhỏ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Ninh Thuận

Thực hiện kế hoạch hoạt động quý 2/2018, dự án Học tập cho trẻ em tỉnh Ninh Thuận (thuộc Ban Quản lý các Dự án Bộ GDĐT), Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn về sử dụng bộ công cụ WISC IV và cách sử dụng bộ tài liệu Từng bước nhỏ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Ninh Thuận.

Khóa tập huấn diễn ra trong 06 ngày. Từ ngày 04/10 đến ngày 07/10/2018. Các học viên được tập huấn bộ công cụ WISC IV để đánh giá tâm lý cho trẻ em (tập huấn cách sử dụng, đọc và phân tích kết quả đánh giá để xác định tình trạng khó khăn về học của trẻ có nhu cầu đặc biệt). Hai ngày còn lại tập huấn sử dụng bộ tài liệu Từng bước nhỏ nhằm đánh giá mức độ phát triển của trẻ khuyết tật trí tuệ, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân và lượng giá kết quả. Với sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Nguyễn Thị Cẩm Hường và Thạc sĩ Hoàng Thị Lệ Quyên, khoa Giáo dục đặc biệt, trường đại học Sư phạm Hà Nội, ngoài ra còn có 11 cán bộ, giáo viên và nhân viên của Trung tâm.

Kết thúc 2 đợt tập huấn: 100% học viên tham gia tập huấn hoàn thành mục tiêu đã đề ra, đảm bảo có đủ năng lực để sử dụng các công cụ đánh cho học sinh khuyết tật.

Tuy đợt tập huấn diễn ra vào các ngày nghỉ cuối tuần, nhưng bằng sự nỗ lực, cố gắng của giảng viên và các học viên đã thành công tốt đẹp. Cám ơn Ban Quản lý các Dự án Bộ GDĐT đã tạo điều kiện Hỗ trợ cho Trung tâm, hi vọng trong thời gian sắp tới sẽ nhiều đợt tập huấn chuyên môn có ý nghĩa nhiều hơn nữa./.