Bộ luật hình sự 1985 có hiệu lực khi nào

  1. Điều 88 về tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 88. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 85, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân".

  1. Khoản 3 Điều 100 về hình phạt bổ sung được sửa đổi, bổ sung như sau:

"3. Người nào phạm một trong các tội quy định ở Điều 90 và Điều 91 trong trường hợp hình phạt chính không phải là phạt tiền, thì có thể bị phạt tiền theo mức đã quy định đối với mỗi tội.

Người nào phạm một trong các tội quy định ở các điều 88, 95, 96, 98 và 99, thì có thể bị phạt tiền từ ba trăm nghìn đồng (300.000 đồng) đến ba triệu đồng (3.000.000 đồng); ở Điều 96a hoặc ở Điều 97 trong trường hợp hình phạt chính không phải là phạt tiền, thì có thể bị phạt tiền đến mười lần trị giá hàng phạm pháp".

  1. Khoản 1 Điều 103 về tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười lăm năm".

  1. Khoản 4 Điều 112 về tội hiếp dâm được sửa đổi, bổ sung như sau:

"4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định ở khoản 2 và khoản 3 Điều này, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình".

  1. Điều 124 về tội xâm phạm các quyền tự do hội họp, lập hội, tín ngưỡng của công dân được sửa đổi như sau:

"Điều 124. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, quyền hội họp, lập hội của công dân.

Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện các quyền sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm:

  1. Quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;
  1. Quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào".
  1. Khoản 3 Điều 134 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được bổ sung như sau:

"3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình".

  1. Khoản 3 Điều 135 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được bổ sung như sau:

"3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân".

  1. Điều 157 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 157. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân.

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba tháng đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

  1. Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
  1. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  1. Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn;
  1. Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình".

  1. Điều 158 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân được bổ sung một khoản mới như sau:

"3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm".

  1. Khoản 1 Điều 168 về tội kinh doanh trái phép được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép, đã bị xử lý hành chính về việc kinh doanh trái phép hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội kinh doanh trái phép hoặc về một trong các tội quy định ở các điều 96a, 97, 165, 166, 167, 169, 173 và 183 mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm".

  1. Khoản 2 Điều 169 về tội trốn thuế được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2. Phạm tội trốn thuế với số lượng rất lớn hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định ở các điều 96a, 97, 165, 166, 167, 168, 173 và 183 hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm".

  1. Điều 201 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 201. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

1- Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

  1. Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
  1. Tài sản, vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;
  1. Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm".

  1. Bổ sung một số điều mới như sau:

"Điều 205a. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc của công dân.

Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền hội họp, lập hội hoặc các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm".

  1. Điều 220 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 220. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm".

  1. Điều 221 về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 221. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

1. Người nào vì tư lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn vượt quá quyền hạn làm trái với công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, nếu không thuộc trường hợp quy định ở các điều 156, 238 và 239, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm".

  1. Khoản 3 Điều 226 về tội nhận hối lộ được bổ sung như sau:

"3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình".

  1. Điều 246 về tội che giấu tội phạm được sửa đổi, bổ sung như sau:
  1. Đoạn 2 khoản 1 được bổ sung như sau:

"- Các điều từ 72 đến 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Điều 87 (tội chiếm đoạt máy bay, tầu thuỷ); Điều 94, khoản 2 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ); Điều 96a, khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý); Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ)".