Bài tập về axit sunfuric đặc nóng có lời giải

Bài 2: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 150 ml dung dịch H2SO4 loãng xM thì thu được 3,36 lít khí bay ra (đkc) và dd A.

  1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X và khối lượng muối tạo thành sau phản ứng và x = ?

Đ.A: %mMg = 17,65% ; %mFe = 82,35% ; mmuối=21,2 gam; x=1M.

  1. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với H2SO4 đặc nóng, thì thu được dd A và V lít khí SO2 (đkc) duy nhất. Cô cạn dd A thu được m gam muối khan. Tính VSO2 ; m và khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng ?

Đ.A: VSO2 = 4,48 lít; mmuối = 26 gam; mH2SO4=39,2 gam.

Bài 3: Cho 40 gam hỗn hợp Fe – Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 98% nóng thu được 15,68 lit SO2 (đkc).

a.Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

b.Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng?

  1. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng ?

Bài 4: Cho 13,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc nóng dư thu được dd Y và 8,96 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc.

  1. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ? Đ.A: mMg = 2,4 gam; mFe = 11,2 gam.
  1. Tính khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng ? Đ.A: mH2SO4 = 78,4 gam
  1. Tính khối lượng muối trong dd Y. Đ.A: mY = 92 gam.

Bài 5: Cho 12 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Cu, Fe tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dd Y và 5,6 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc.

  1. Tính % m của Cu và Fe trong hỗn hợp X. Đ.A: %mCu = 53,33% và %mFe = 46,47%.
  1. Tính khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng ?
  1. Tính khối lượng muối trong dd Y.

Bài 6: Cho 7,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg, Cu vào dd H2SO4 đặc, nguội dư thì thu được 6,16 lít khí SO2 (đktc). Phần không tan cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít khí (đkc).Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

ĐA: %mFe=36,8% ; %mMg=31,58% ; %mCu=31,62%.

Bài 7: Cho 10,38 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Ag chia làm 2 phần bằng nhau:

Phần 1: Tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thu được 2,352 lít khí (đkc).

Phần 2: Tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng dư thu được 2,912 lít khí SO2 (đkc).

Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu. ĐS: mFe = 3,36 gam; mAl = 2,7 gam; mAg = 4,32 gam.

Bài 8: Hòa tan m gam Al vào dd H2SO4 đặc nóng thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp hai khí SO2 và H2S có tỉ lệ thể tích 1 : 1. Giá trị của m là ? Đ.A: m=9 gam

Bài 9: Cho m gam Zn vào dd H2SO4 đặc nóng thu được dd muối X và 6,72 lít hỗn hợp khí Y gồm SO2 và H2S (đktc), biết dY/H2 =24,5. Tính giá trị của m và khối lượng muối X. Đ.A: m=48,75 gam; mX=120,75 gam

Bài 10: Cho 12,2 gam hỗn hợp Mg và Cu tan hết trong dd H2SO4 đặc nóng dư. Sau phản ứng thu được 1,6 gam S và 3,36 lít SO2 (đktc). Tính khối lượng Mg và Cu trong hỗn hợp đầu ? Đ.A: mMg = 4,2 gam và mCu = 8 gam.

Bài 11: Cho 25,825 gam hỗn hợp X gồm: Fe, Zn, Mg tác dụng hoàn toàn với dd H2SO4 đặc, nóng thu được 0,84 lít khí SO2 ; 2,24 lít khí H2S và 1,6 gam S. Oxi hóa gấp đôi hỗn hợp X cần 26,32 lít khí Cl2. (các khí đo đktc)

  1. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Đ.A: mFe = 7 gam; mZn = 14,625 gam; mMg = 4,2 gam.
  1. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. Đ.A: mmuối = 82,225 gam.
  1. Tính khối lượng axit H2SO4 tham gia phản ứng. Đ.A: mH2SO4 = 75,95 gam.

Bài 12: Cho 7,7 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn tan hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch Y và 0,1 mol SO2, 0,01 mol S và 0,005 mol H2S.

  1. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Đ.A: mMg=1,2 gam; mZn=6,5 gam
  1. Tính khối luợng muối thu được trong dd Y. Đ.A: mmuối = 22,1 gam
  1. Tính khối lượng H2SO4 đã phản ứng. Đ.A: mH2SO4=25,97 gam

Bài 13: Cho 12,6 gam hỗn hợp A chứa Mg và Al được trộn theo tỉ lệ mol 3:2 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2 (đkc).

  1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A? ĐA: %mMg= 57,14%; %mAl=42,86%.
  1. Tính VSO2 (đkc). Đ.A: VSO2=13,44 lít.
  1. Cho toàn bộ khí SO2 ở trên vào 400 ml dd NaOH 2,5 M thu được dd X. Tính CM các chất trong dd X.

Đ.A: CM(Na2SO3)=1M; CM(NaHSO3)=1,5M.

II. Bài toán oxit kim loại tác dụng với H2SO4 đặc:

Bài 1: Cho 10 gam hỗn hợp Cu và CuO vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Tính % khối lượng của Cu trong hỗn hợp ban đầu. Đ.A: %mCu=64%

Bài 2: Cho 20,8 gam hỗn hợp Cu và CuO tác dụng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít khí (đkc).

  1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ? Đ.A: mCu=12,8 gam và mCuO=8 gam
  1. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 80% cần dùng và khối lượng muối sinh ra. Đ.A: mCuSO4=48 gam và mddH2SO4=61,25%

Bài 3: Hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 được chia thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: Tác dụng với 90 ml dd H2SO4 loãng 1M.

Phần 2: Tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng dư thu được 560 ml khí SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc.

Viết các ptpư xảy ra. Tính khối lượng mỗi chất trong X? Đ.A: mFe=1,12 gam và mFe3O4 = 9,28 gam

III. Xác định kim loại:

Bài 1: Cho 5,4 gam kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, phản ứng kết thúc thu được dd muối X và 6,72 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất (đktc). Tìm kim loại R và tính khối lượng muối X tạo thành sau phản ứng ? Đ.A: Al=27 ; mX=34,2 gam.

Bài 2: Cho 9,6 gam kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất (đktc). Xác định kim loại R ? Đ.A: Cu=64

Bài 3: Cho 5,4 gam một kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít hỗn hợp hai khí SO2 và H2S (đktc) có tỉ khối so với H2 là 27 và dung dịch X. Tìm kim loại R và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X. Đ.A: mAl = 34,2 gam.

IV. Bài toán OLEUM (H2SO4.nSO3):

Bài 1: Hòa tan 3,38g oleum A vào nước người ta phải dùng 800 ml dd KOH 0,1M để trung hòa dd A. Xác định công thức phân tử của oleum A. Đ.A: H2SO4.3SO3

Bài 2: Khi cho H2SO4 hấp thụ SO3, người ta thu được 1 oleum chứa 86,72% SO3 theo khối lượng. Xác định công thức phân tử của oleum A.

Đ.A: H2SO4.8SO3

  1. Dạng tổng hợp:

Bài 1: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc nóng dư thu được 11,76 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch A.

  1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ? Đ.A: %mMg=20,45% ;%mFe=79,55%
  1. Cho NaOH dư vào dd A thu được m gam kết tủa, nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Tính m, a = ? Đ.A: m=35,45 gam; a=26 gam.

Bài 2*. Cho 8 gam hỗn hợp Fe và Mg phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp hai khí SO2 và H2S (đktc) có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dung dịch A. Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được m gam một kết tủa, nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn.

1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu ? Đ.A: %mFe=70% và %mMg=30%.

2. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch A ? Đ.A: mmuối=32gam.

3. Tính giá trị m, a ? Đ.A : m=16,5 gam ; a=12 gam.

Bài 3*. Nung x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian thu được 31,2 gam hỗn hợp chất rắn. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn trên bằng H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí SO2(đktc).

  1. Tính x = ? Đ.A: x=0,3 mol.
  1. Tính VO2 đã dùng trong không khí (đkc) ? Đ.A: VO2=3,36 lít.
  1. Tính khối lượng muối thu được trong dd Y. Đ.A: mY=84 gam.

Bài 4: Cho 10,08 gam Fe và 3,24 gam Al nung trong không khí thu được chất rắn X gồm Fe, Al dư và các oxit của nó. Cho chất rắn X trên vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được SO2, H2S, S và dung dịch muối Y. Cô cạn dung dịch muối Y cân nặng m gam chất rắn khan. Tính m1 = ? Đ.A: 56,52 gam.

Bài 5: Cho 12,096 gam Fe nung trong không khí thu được m1 gam chất rắn X gồm Fe và các oxit của nó. Cho m1 gam chất rắn X trên vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 1,792 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch muối Y. Cô cạn dung