Bù giá vào lương nghĩa là gì

1. Bối cảnh

Mấy năm cuối thập kỷ 70, kinh tế của tỉnh Long An cũng như nền kinh tế cả nước rơi vào cảnh khủng hoảng trầm trọng với vô vàn khó khăn, ách tắc.

Tổng trị giá mua hàng nông sản và thực phẩm của tỉnh từ 1977 đến 1979 giảm nhanh chóng. Phương thức cung ứng vật tư, lương thực cho nông dân để thu mua theo giá chỉ đạo không thực hiện được đúng hợp đồng. Năm 1979, Long an chỉ thu mua được 17,9 % tổng trị giá hợp đồng hai chiều đã ký. Tỷ lệ huy động lương thực, nông sản thực phẩm chỉ đạt từ 8-13 %, có mặt hàng chỉ đạt 5 % so với tổng giá trị sản lượng. Việc mua hàng bằng phương thức hợp đồng hai chiều chỉ đạt khoảng 50-60% (thậm chí 15-20 %) so với vốn Nhà nước cung ứng cho nông dân. Cuối năm 1980, tổng trị giá mua hàng của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chỉ bằng 80% tổng trị giá mua năm 1979.

Vì giá thời kỳ 1979 tăng gấp hơn 3 lần năm 1976, nên lương công nhân viên chức không thể nào trang trải đủ cuộc sống gia đình. Lương bình quân một người sản xuất là 50 đồng/tháng năm 1979 (công nhân viên chức: 51,95 đồng/tháng; khu vực sản xuất vật chất: 49,91 đồng/tháng; khu vực không sản xuất vật chất: 51,81 đồng/tháng). Nếu lấy giá gạo thị trường làm chuẩn thì số lương đó vào thời điểm năm 1976, tương đương 70 kg gạo, nhưng đến 1979 chỉ còn được 11 kg. Trong công nghiệp, các cơ sở xay xát không đủ lúa để làm ra gạo. Nhà máy đường không đủ mía. Nhà máy dệt không có đủ sợi cung cấp từ Trung ương nên không hoạt động đủ ca, đủ kíp. Hầu hết công nhân phải thay nhau nghỉ chờ nguyên liệu.>

Về tài chính, việc cân đối thu chi ngân sách ngày càng khó khăn, căng thẳng. Nguồn thu ngân sách ở địa phương chủ yếu dựa vào thu quốc doanh, nhưng do mọi xí nghiệp quốc doanh đều thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, trang thiết bị cũ, lạc hậu, năng suất lao động thấp, nên khả năng đóng góp vào ngân sách bị giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, nhu cầu chi thì lại ngày càng tăng. Hằng năm, ngân sách địa phương phải bỏ ra số tiền rất lớn để bù lỗ cho sản xuất kinh doanh, bù lỗ cho việc thu mua nông sản, bù lỗ cho việc phân phối vật tư hàng hóa theo giá chỉ đạo Nghịch lý lúc này là: Mua bán càng nhiều thì ngân sách tỉnh phải bù lỗ càng cao.

Hoạt động ngân hàng luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Việc cân đối thu chi tiền mặt ngày càng khó khăn hơn. Trong khi ó, nhu cầu chi tiền mặt cho thu mua, chi tiền lương, chi quản lý hành chính... ngày một tăng cao. Hệ thống ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.

Trên thị trường, mức chênh lệch giá tới 7-8 lần đã tạo ra những khoảng trống, khiến cho tiêu cực nảy sinh và phát triển. Đã có sự pha trộn, thậm chí "tương hỗ" giữa hai quan điểm mà về nguyên tắc là không đội trời chung: Kinh tế thị trường và kinh tế tập trung. Cuộc hôn phối đó đẻ ra vô vàn hiện tượng tiêu cực, mà nếu chỉ áp dụng công tác tư tưởng, vận động hay cấm đoán đều không xóa được.

Vì lương không theo kịp giá thị trường, người lao động phải xoay xở thêm để lo cho gia đình. Một số thì tăng gia sản xuất một số thì móc ngoặc, tham ô, ăn cắp, bớt xén. Tiêu cực nội bộ phát sinh nhiều. Từ 1977- 1979, trong tỉnh Long An, có tới gần 300 vụ việc với 338 người vi phạm. Tiền lương, tiền thưởng không đủ sức khuyến khích công nhân tận tụy với lao động. Tính đến trước tháng 9 năm 1980, toàn tỉnh Long An có hơn 300 cán bộ công nhân viên, giáo viên xin nghỉ việc. Lý do đơn giản: Đời sống ngày càng cơ cực khó khăn. Từ chỗ "chân ngoài dài hơn chân trong", họ đi tới chỗ "bước cả hai chân ra ngoài."

Những thực tế đó khiến cho những người lãnh đạo địa phương không thể không trăn trở, băn khoăn. Từ lâu, đã có một số người cảm thấy phương thức quản lý cũ có rất nhiều nhược điểm: Kinh tế hoạt động không hiệu quả, lưu thông ách tắc, đời sống khó khăn. Nhưng giải thích hiện tượng đó thì khác nhau:

Có quan điểm cho rằng, đó là do tàn dư của chế độ cũ còn rơi rớt trong xã hội: Do tư tưởng tư hữu, do nếp nghĩ và nếp sốngchủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân. Cách giải thích ấy luôn dẫn đến cách giải quyết là phải cải tạo, phải xóa bỏ, phải bắt bớ, phải tịch thu tất cả những gì là phi xã hội chủ nghĩa.

Có những quan điểm thì cho rằng, đường lối chủ trương là đúng, nhưng cán bộ thi hành không tốt, thoái hóa, biến chất, hư hỏng, tham ô, móc ngoặc. Vậy biện pháp là phê bình, tự phê bình, giáo dục...

Một trong những chuyên gia chủ chốt của Ủy ban Vật giá Nhà nước thời đó đã giải thích cho các nhà lãnh đạo tỉnh: "Giá chỉ đạo là giá của chủ nghĩa xã hội. Nó không liên quan gì đến giá thị trường. Các anh không mua được nông sản không phải tại giá, mà tại các anh chưa làm tốt công tác chính trị với nông dân. Chỉ là lập trường, là tính Đảng, không phải là chuyện của con buôn ngoài chợ..."[292]

- Một cách giải thích khác, ngày càng phổ biến ở Long An và nhiều tỉnh phía Nam, cho rằng vấn đề nằm ngay chính trong bản thân mô hình. Tại Long An, lãnh đạo tỉnh từ lâu đã đặt lại vấn đề một cách táo bạo:

- Không nên duy trì mãi cơ chế giá cả cách biệt quá xa giá trị thực tế ở thị trường. Cơ chế giá cả chủ quan, tuỳ tiện, xa rời thực tế, đã kìm hãm triệt tiêu mọi nguồn lực sản xuất, không những đã bó chân bó tay những người lao động mà còn làm thui chột nhiều tiềm năng của xã hội. Cơ chế mua bán và lưu thông cũ đã gây ra căng thẳng trong các quan hệ chủ yếu của nền kinh tế: Quan hệ hàng - tiền cân đối ngân sách, cân đối tiền mặt.

- Phương thức phân phối đã vô tình tạo nên hố ngăn cách giữa những người được hưởng chế độ cung cấp với những người không thuộc diện cung cấp, tạo ra nhiều bất hợp lý, gây bất bình trong dư luận xã hội và là mảnh đất cho tiêu cực phát triển.

Những bức xúc chung đó đã chín dần trong suy nghĩ của những nhà lãnh đạo ở Long An.

2. Ý tưởng

Ngay từ đầu những năm 1977, do thấy sự vô lý và phiền hà của chế độ hai giá và sự bất lực của Nhà nước trong việc thâu tóm thị trường, Long An đã có tư tưởng muốn mua cao, bán cao. Nguyên Giám đốc Sở Thương nghiệp thời đó, ông Bùi Văn Giao kể lại: "Tôi công tác trong ngành thương nghiệp đã ngoài 25 năm, qua sáu thời Bộ trưởng. Tôi say mê nghề thương nghiệp bởi vì tôi hiểu tầm quan trọng của nó đối nói nền kinh tế của một nước. Nhưng cũng nhờ có 25 năm trong nghề, tôi cũng biết đầy đủ mặt trái của nghề. Chính vì muốn sống chết với nghề thương nghiệp mà tôi mong góp phần cải tiến nó, vì tôi hiểu và tin rằng có thể cải tiến được.

Càng ở lâu trong ngành thương nghiệp, chúng tôi càng tai nghe mắt thấy nhiều điều chướng tai, gai mắt. Hai giá càng chênh nhau thì móc ngoặc, ăn cắp càng trở nên công hai, lộ liễu. Kể cả người ngay thẳng, thật thà cũng sa dần vào móc ngoặc, moi hàng Nhà nước. Tôi làm Trưởng ty Thương nghiệp, tôi phải ký hàng ngàn đơn của Ủy b và các ngành của tỉnh xin mua hàng cung cấp của hết đoàn này đến đoàn khác về Long An công tác. Giá thị trường cao hơn giá cung cấp tới 5-6 lần, thậm chí mười lần. Tội gì không mua..."[293]

Giám đốc Sở Thương nghiệp đã trao đổi nhiều lần với Bí thư Tỉnh ủy và cả hai đã sớm đi đến nhất trí trong cách nhận định tình hình: Cốt lõi của những ách tắc chính là sự bất hợp lý về giá. Giá cung cấp đã biến mỗi người thành một kẻ đầu cơ. Mỗi gia đình có một kho dự trữ. Xã hội lưu thông ít, tích trữ nhiều. Vấn đề đặt ra là phải xóa kho dự trữ đó. Hàng càng thiếu càng cần phải bán tự do, nếu càng bán cung cấp thì lại càng thiếu hàng. Trong chế độ tem phiếu, yếu tố tâm lý có tác dụng làm tăng cầu một cách giả tạo. Người dân luôn bị chi phối bởi một tư tưởng mua là được, là lợi ích phải mua để dự trữ, để tích luỹ.

Từ nhận định đó, lãnh đạo tỉnh Long An nghĩ đến một chủ trương khác: Phải tìm những biện pháp kinh tế chứ không phải hành chính để làm chủ lưu thông, phải nắm cho được hàng và tiền bằng cách cải tiến phương thức mua - bán và bằng giá mua - bán hợp lý.

Trong một cuộc tranh luận với một số vị lãnh đạo của Trung ương, Bí thư Tình ủy Long An nói: "Cơ chế gì tôi không biết, tôi chỉ cần biết tôi phải mua thế nào mà nông dân bán cho tôi, và tôi bán ra thì không lỗ. Các anh giao nhiệm vụ thì tôi cố gắng làm và chấp hành, các anh không cho mua của đồng bào nữa thì chúng tôi cũng chấp hành thôi, nhưng thâm tâm tôi phản đối ý kiến đó..."[294]

Long An thử tính toán theo cách mới: Với khối lượng vật tư hàng hóa có sẵn, nếu bán với giá thị trường hợp lý thì vừa có thể bán ra được bình thường, không bị tiêu cực, vừa điều tiết được giá thị trường, nhanh chóng thu được tiền về. Từ đó, cân đối được thu - chi tiền mặt, cân đối được thu - chi ngân sách, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, phục vụ sản xuất và đời sống tốt hơn. Cụ thể:

Về thu mua, áp dụng giá thỏa thuận, thấp hơn giá thị trường 10-15%.

Về bán ra, thực hiện thống nhất một hệ thống giá, xóa bỏ chế độ cung cấp hàng hóa theo tem phiếu, bìa, sổ mua hàng. Những người được hưởng chế độ cung cấp hàng hóa được bù giá đủ tiêu chuẩn và theo đúng giá bán lẻ mới của thương nghiệp quốc doanh về 9 mặt hàng thiết yếu. Ngoài những mặt hàng đó, người công nhân phải mua với giá cao, và được quyền mua tự do. Khoản chênh lệch thu được do bán giá cao được dùng cho:

1/ Bù giá hàng giao cho Trung ương theo giá chỉ đạo.

2/ Bù giá cho các đối tượng hưởng chế độ cung cấp.

3/ Hỗ trợ cho kinh doanh.

4/ Giải quyết cứu tế xã hội; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...>

Khi đó, có người hỏi Bí thư Tỉnh ủy Long An: "Anh không biết sợ hay sao mà dám liều như vậy?" Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Chính trả lời: "Có chứ. Tôi không to gan như các anh tưởng đâu. Tôi sợ lắm chứ. Nhưng trong nhiều cái đáng sợ, thì tôi sợ nhất là nếu cứ để cho tiếp tục khủng hoảng như thế này thì dân chết, mà Đảng cũng chết. Tôi sợ cái đó nhất, nên tôi phải nghĩ cách tránh."

Ảnh 51: ông Nguyễn Văn Chính (Chín Cần) tại Hội thảo Tổng kết mô hình Long An

3. Cuộc thứ thách thứ nhất 1977-1978

Những dự định kể trên rõ ràng là rất táo bạo. Dù nó là hợp lý và khả thi, thì trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, không dễ được đồng tình mà chắc chắn sẽ gặp nhiều sức cản.

Ngay từ năm 1977, với tấm lòng chân thành và tinh thần kỷ luật cao, Long An quyết định xin phép Trung ương cho thực hiện việc mua và bán theo giá thị trường. Theo đúng kỷ cương của hệ thống tổ chức Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã gặp ủy viên Bộ Chính trị, kiêm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách phân phối lưu thông là ông Phạm Hùng để đề xuất sáng kiến của mình. Nhưng ông Phạm Hùng không chấp nhận.

Trong thế "kẹt" đó, Long An quyết định thử "làm chui" trong một vài việc nhỏ, coi như thuộc thẩm quyền giải quyết của nội bộ tỉnh. Trước hết, Long An tạm chưa dám đụng đến những mặt hàng chiến lược như lúa gạo, vải, thịt, mà chọn hai mặt hàng là mía đường và lạc.

Năm 1977, mía đường do dân sản xuất trong tỉnh rất nhiều, lạc cũng vậy. Thế mà Nhà nước vẫn không mua được. Cán bộ và bộ đội vẫn không có đường, lạc và dầu để ăn. Vướng mắc không phải ở khâu sản xuất mà là giá mua thấp, dân không chịu bán. Trưởng ty Thương nghiệp trình với Bí thư, sau đó xin Chủ tịch tỉnh cho mua đường và lạc với giá sát với giá thị trường. Kết quả rất rõ: Vụ đó, tỉnh đã mua được 1.005 tấn lạc, gấp hơn 2 lần năm 1976 (415 tấn), 1.102 tấn đường, gấp 3 lần năm 1976 (308 tấn>

Sau khi đã có nguồn hàng dồi dào trong tay, tỉnh cho bán tự do tại các quầy hàng thương nghiệp theo giá cao. Nhờ đó, cuối năm 1977, ngành Thương nghiệp đã thỏa mãn nhu cầu đường trong dịp Tết Nguyên đán cho nhân dân địa phương, làm chủ thị trường trong tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh còn dư một lượng lớn hàng hóa để đem nộp nghĩa vụ cho Trung ương. Nhưng vì thu mua theo giá cao nên khi giao nộp cho Trung ương, tỉnh cũng đề nghị cho giao nộp theo giá cao để cân đối ngân sách tỉnh. Đương nhiên, lúc đó, Trung ương không nhận, vì giá quá chênh lệch với giá chỉ đạo.

Vấn đề trở nên gay cấn: Nếu Trung ương không nhận thì coi như tỉnh vẫn không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Như vậy, tỉnh sẽ không có nguồn hàng công nghiệp đối lưu từ Trung ương về, sẽ không có hàng để trao đổi với dân, sẽ không có tiền để bù cho ngân sách đã ứng ra trước đó để mua lạc và mía đường. Trong tình cảnh bĩ cực ấy, Long An đã tự tìm ra được lối thoát: Tỉnh liên hệ bán toàn bộ số hàng đó cho Công ty Xuất nhập khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh, đương nhiên là bán theo giá cao. Công ty này trả cho tỉnh một phần bằng tiền, còn phần lớn bằng hàng công nghiệp và nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu như phân bón, xăng dầu, xe đạp... Với số hàng này, tỉnh đem về bán lại hoặc trao đổi với nông dân theo giá thực tế của thị trường. Nhờ đó, tỉnh không những bù lại được số tiền đã ứng trước để thu mua nông sản mà còn thu được một số lãi đáng kể cho ngân sách tỉnh. Đã thế, việc quản lý và hạch toán lại rất thuận tiện. Người sản xuất phấn khởi. Nhà nước nắm được nông sản, cân đối được tài chính, thị trường ổn định. Mặc dù thu được kết quả tốt đủ mọi mặt như thế, nhưng vì làm trái với những quy tắc chung của cả nước, Thứ trưởng Bộ Nội thương phụ trách miền Nam báo cáo lên Chính phủ. Ngay sau đó, Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đã chỉ thị cho Long An phải dừng lại, không được tiếp tục mua hàng nông sản thực phẩm theo giá cao nữa. Tất nhiên, lãnh đạo tỉnh Long An không thể cưỡng lại quyết định đó. Sự việc đến đó chấm dứt. Nhưng kết quả còn lại là: Thực tế đã khẳng định, những ý tưởng, tính toán của lãnh đạo tỉnh là có lý. Có thể áp dựng cơ chế thị trường để làm nghĩa vụ với Nhà nước, để giải quyết ách tắc cho cả sản xuất lẫn đời sống. Điều này đã trở thành mồi lửa âm ỉ cho những quyết định đột phá trong hai năm sau đó.

Hai năm sau, đến năm 1979, Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 đưa ra chủ trương "bung ra" và "cởi trói" cho sản xuất. Tỉnh Long An có thêm một chỗ dựa về quan điểm để tiếp tục thực hiện ý tưởng

4. Tìm kiếm sự đồng thuận

Đối với Trung ương, để đảm bảo nghiêm túc nguyên tắc tổ chức của Đảng, tất nhiên Long An không thể tự tiện thực thi kế hoạch của mình, mà vẫn phải báo cáo cấp trên. Nhưng cấp trên nào? Lộ trình báo cáo như thế nào? Đó là hai bài toán có ý nghĩa quyết định.

Rút kinh nghiệm năm 1977, lần này tỉnh chọn một lộ trình khôn khéo hơn. Sau khi có Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy lên Thành phố thăm dò ý kiến của ông Nguyễn Văn Linh, lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách phía Nam. Ông Linh nói: Vấn đề liên quan đến tiền lương thì phải báo cáo anh Lê Đức Thọ. Sau đó, Bí thư Tỉnh ủy lại xin được trực tiếp lên báo cáo và xin ý kiến ông Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trướng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Nghe xong đầu đuôi câu chuyện, ông Lê Đức Thọ đồng ý ở mức "cho làm thử". Tỉnh lại về xin ý kiến ông Nguyễn Văn Linh và cũng không quên báo cáo rằng, đã được ông Lê Đức Thọ đồng ý. Sau khi cử một trợ lý xuống tận Long An kiểm tra thực tế và báo cáo lại, ông Nguyễn Văn Linh cũng đồng ý cho làm thử.

Với hai "lá phiếu tối quan trọng đó, Bí thư Long An quyết định cho triển khai ngay kế hoạch, tạm thời chưa chính thức xin ý kiến của toàn thể Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương. Đi với nội bộ tỉnh, là người đã từng hoạt động bao năm trong máu lửa của chiến tranh, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Chính hiểu rất rõ: muốn đảm bảo thành công thì việc trước tiên là phải có sự nhất trí cao trong tỉnh.

Ngay từ phiên họp đầu tiên của Thường vụ Tỉnh ủy vào đầu năm 1980, cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới đã nổ ra gay gắt. Một vài vị còn đề nghị xem xét lại lập trường, quan điểm của những người đề xuất chủ trương mới. Có người đặt ra các câu hỏi: Nếu cứ mua giá cao như vậy thì còn phải theo đuổi giá cao đến bao giờ? Nếu giá cứ lên mãi, làm sao Nhà nước nắm được tiền, nắm được hàng? Làm như vậy có lợi cho ai? Có phải chỉ có lợi cho con buôn, những người giàu, những kẻ đầu cơ, trục lợi không?... Những người đề xuất chủ trương mới phải kiên trì giải thích, thuyết phục, bằng những lý lẽ đơn giản và nhất là bằng chính những kết quả thực tế ở địa phương và các tỉnh xung quanh. Bí thư Tỉnh ủy luôn nhắc đi nhắc lại quan điểm: "Làm sao có lợi cho sản xuất, cho đời sống thì ta cứ làm. Trung ương cần ta phải sáng tạo, vậdụng sáng tạo tư tưởng, quan điểm của Trung ương vào cuộc sống."

Cuối cùng, Hội nghị nhất trí ra Nghị quyết cho tiến hành làm thử, vừa làm vừa theo dõi, kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm.

Sau khi Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành, vẫn có một số ngành và huyện, thị không chịu tổ chức thực hiện. Có nhiều cán bộ tỏ ra bỡ ngỡ, không tiếp cận kịp thời, có tư tưởng thấy chờ xem." Ngay tại UBND tỉnh, hơn hai tháng sau khi Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được ban hành, ủy ban tỉnh cũng chưa có văn bản pháp quy để tổ chức thực hiện. Cuối cùng, ngày 23/09/1980, UBND tỉnh mới ban hành Chỉ thị 31-UB/CT-80, thể chế hóa chủ trương cải tiến thu mua, phân phối, bù giá vào lương, tăng mức trợ cấp cho cán bộ xã. Bản thảo của bản chỉ thị lịch sử này cũng xuất phát từ Ban Kinh tế Tỉnh ủy.

5. Những bước tiến tới cải tiến mua và bán

Ngay sau khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, tỉnh Long An đã vận dụng ngay "cơ hội" hiếm có này để cải thiện tình hình kinh tế của tỉnh. Ngày 22 tháng 9 năm 1979, UBND tỉnh Long An ra Quyết định số 1995-UB/QĐ-79 về nâng giá mua lợn cho nông dân từ 30%-50%: "Giá thu mua heo con loại một là 6,5-7,5 đồng thay vì 5 đồng/kg trước nay"...[295]

Kết quả là, hết 6 tháng đầu năm 1980, giá trị sản lượng thu mua lương thực và hàng nông sản thực phẩm của tỉnh Long An đã tăng lại. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1980, sản lượng lương thực mà tỉnh thu mua được đã gấp hai lần cả năm 1979, gia cầm tăng vượt mức năm 1976 và gần bằng mức cả năm 1978 và 1979 cộng lại, trứng (gà, vịt) tăng gần 10 lần.

Như vậy, sau khi có Nghị quyết 6 năm 1979 với việc nới lỏng phương thức mua bán, việc thu mua đã có những kết quả bước đầu khả quan. Điều này càng khẳng định những tư tưởng tỉnh đã áp dụng từ năm 1977: Nâng giá là đúng và phù hợp với thực tế.

Sáng ngày 26/06/1980, ba ngày sau khi có Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, Thường vụ Tỉnh ủytổ chức một cuộc họp mang tính lịch sử. Sau khi Bí thư Tỉnh ủy khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách phân phôi lưu thông Bùi Văn Giao báo cáo về chủ trương mới và nhấn mạnh rằng: đây là chủ trương có tính toàn diện, lâu dài, không chỉ cho công tác thu mua trước mắt, mà sẽ áp dụng trong toàn bộ quá trình phân phối lưu thông. Đó là phương thức mua bán hàn theo giá thỏa thuận, bù giá vào lương. Tiếp đó, phó Trưởng ty Thương nghiệp Hồ Đắc Hy trình bày cụ thể bảng cân đối hàng hóa: Số tiền chênh lệch thu được thông qua việc bán hàng giá cao (bằng giá bán cao trừ đi giá bán chỉ đạo) sẽ được phân phối cho việc bù giá vào lương, bù đắp chênh lệch giá thu mua, bù lỗ cho việc bán hàng để đấu tranh bình ổn giá thị trường. Ông khẳng định: Với lượng hàng thương nghiệp nắm trong tay, có đủ khả năng thu mua đạt kế hoạch, đủ sức giải quyết các nhu cầu hàng hóa. Cuối cùng, Bí thư Tỉnh úy kết luận: "Mua cao, bán cao, nhưng Nhà nước nắm được hàng, nắm được tiền, sản xuất phát triển, đời sống ổn định thì ta cứ làm. Ta làm rồi rút kinh nghiệm, tổng kết để củng cố phương án của mình cho hoàn thiện, bước đầu là làm thử để xem xét kỹ thêm tình hình thị trường giá cả."

Kết thúc, hội nghị đã đi đến những quyết định lịch sử: Từ nay, việc thu mua không gò bó theo hợp đồng hai chiều hoặc trao đổi hai chiều theo giá chỉ đạo, mà mua theo giá thỏa thuận và bán theo giá thỏa thuận. Tư liệu sản xuất, vật liệu xây dựng các mặt hàng tiêu dùng quan trọng bán theo giá thấp hơn giá thị trường tự do 10-15% để hỗ trợ cho thu mua lương thực, nông sản, thực phẩm. Giá mua cũng thấp hơn giá thị trường tự do 10-15%. Ty Thương nghiệp cùng với Ủy ban Vật giá dự thảo hệ thống giá mới đối với số mặt hàng dự kiến đưa ra bán theo giá thỏa thuận, mua theo giá thỏa thuận.

Ảnh 52: Buổi họp bàn của Tỉnh ủy Long An ngày 26/06/1980

(Người đứng, mặc áo trắng là ông Bùi Văn Giao)

Số tiền chênh lệch thu được do bán giá thỏa thuận sẽ sử dụng để bù đắp các khoản chi:

- Chi cho thu mua lương thực, thực phẩm và hàng xuất khẩu.

- Bù lỗ cho số hàng giao Trung ương, cho các lực lượng vũ trang theo kế hoạch, cho các cơ quan, cho cán bộ công nhânkể cả những người hưu trí, mất sức, thương binh) theo yêu chuẩn định lượng hàng được mua theo giá cung cấp.

- Bù lỗ cho số hàng cần thiết phải bán để lãnh đạo thị trường, đấu tranh bình ổn vật giá.

- Cứu tế xã hội...

- Số còn lại sẽ dành để bù đắp cho ngân sách địa phương.[296]

Ngày 27/06/1980, Thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết định 03-ĐB về biện pháp thực hiện chủ trương mua bán hàng theo giá thỏa thuận.

Vải vóc được chọn là mặt hàng đầu tiên thí điểm bán "phá giá", tức là bán tự do rộng rãi theo giá gần sát giá thị trường. Trước ngày triển khai giá mới, một số lượng lớn vải được chuyển tới các cửa hàng quốc doanh bán lẻ. Một, hai ngày đầu tiên, khách hàng đổ xô vào mua, chen lấn, xô đẩy nhau. Có nơi, công an phải vào can thiệp để giữ trật tự. Một số cán bộ lo lắng: Không biết rồi ra có đủ hàng để bán nữa hay không? Với sức mua như thế thì giá cả có phải tăng không? Tư thương hốt hết hàng thì người tiêu dùng làm sao mua được?

Trước tình hình đó, ông Bùi Văn Giao đề nghị cho thêm ba ngày để triển khai tiếp.

Ông kể lại: "Từ trước đến nay mình không bán tự do, nay tự nhiên mình lại bán tự do thì cứ xô vào mua như phản ứng tự nhiên. Nhưng rồi họ thấy rằng, giá Nhà nước bán bằng giá ngoài thị trường thì dần dần họ sẽ thôi. Lúc bấy giờ, nếu lãnh đạo tỉnh mà yếu bóng vía, quyết định ách lại thì tôi chết. Tôi đề nghị cho ba ngày nghiên cứu để triển khai."[297]

Để giải quyết vấn đề tâm lý, ông cho thực hiện một mẹo nhỏ nhưng hiệu quả lại rất lớn: Vào tối khuya, khi mọi nhà đã gần tới giờ đi ngủ, ông lệnh cho toàn bộ đội xe tải của tỉnh, phủ kín b tập trung ở các kho rồi đi đến các cửa hàng bán lẻ. Cả đêm, các xe đi lại tấp nập, đến sáng thì về lại trụ sở. Thấy hiện tượng này, dân tình nghĩ rằng trong xe đó chở đầy vải và hàng hóa. Mặt khác, ông cho tổ chức thêm nhiều quầy lưu động ở khắp các phường của thị xã, ở các huyện và thị trấn.

Đến ngày thứ ba, quả nhiên dân không còn đổ xô vào xếp hàng mua nữa. Họ thấy việc mua bán rất dễ dàng, hàng hóa không khan hiếm, giá cả không chênh lệch nhiều so với giá thị trường, việc mua hàng để tích trữ không còn cần thiết nữa. Khi sức mua đã có vẻ bão hòa, tỉnh quyết định điều chỉnh giá xuống.

Sau hơn một tháng thử nghiệm, kế hoạch đạt được như mong đợi.

Thương nghiệp có thể chủ động trong việc điều phối lưu thông, nắm bắt và điều tiết thị trường, tác ộng và góp phần bình ổn giá cả. Vải (mặt hàng thử nghiệm chính lúc ban đầu) đã bán được bình thường. Lượng tiền mặt thu về lớn hơn số tiền mà ngân sách bỏ ra để mua vải giá cao.

Từ đó, bước đầu đã mang lại một khoản lợi nhuận nộp vào ngân sách, góp phần tăng thu tiền mặt, tăng thu ngân sách, đáp ứng nhu cầu cân đối tiền - hàng, cân đối ngân sách địa phương.

Kết quả quan trọng nhất đã chứng minh và khẳng định được rằng: Thay đổi cơ chế giá là việc hoàn toàn có khả năng thực hiện. Từ đây, tỉnh càng vững tin hơn và quyết tâm hơn để hoàn thiện và triển khai phương thức đổi mới của mình.

Tiến tới chế độ bù giá vào lương

Do thống nhất bán giá cao đối với các hàng tiêu dùng trong khi mức lương lại chưa thể thay đổi, nên tỉnh phải thực hiện bù giá cho cán bộ công nhân viên chức. Cụ thể:

- Đối với cán bộ công nhân viên chức, thực hiện bù giá 9 mặt hàng bán cung cấp theo tiêu chuẩn định lượng (thịt lợn, cá hoặc trứng, rau, đường, bột ngọt, nước mắm, xà phòng, vải, chất đốt). Còn các mặt hàng khác thì bù theo giá tiêu chuẩn quy định. Cơ sở để tính bù dựa trên:

1/ Chênh lệch giá chỉ đạo và giá cao 9 mặt hàng bán cung cấp, nhân với tiêu chuẩn định lượng. Thí dụ: Thịt heo giá cung cấp theo phiếu là 3 đồngkg, giá cao là 70 đồng/kg. Người có mức tem phiếu 1 kg được bù 67 đồng, người có mức tem phiếu 0,5 kg được bù 33,5 đồng. Cả 9 mặt hàng đều được tính theo cách đó. Theo tính toán của tỉnh, tổng mức bù giá cho một người thấp nhất là 59.7 đồng/tháng và cao nhất là 84 đồng/tháng/người...

2/ Chênh lệch giá của các mặt hàng khác, mức bù trung bình dự tính khoảng 46 đồng/tháng/người.

Từ hai căn cứ này, tính bình quân ra thì mức bù giá bằng 150% mức lương chính. Dựa vào tỷ lệ này, để khỏi phải tính toán cụ thể cho từng người (việc đó sẽ quá phức tạp), tỉnh quy định như sau: Người hưởng lương từ 40 đồng trở xuống được bù thống nhất 60 đồng. Người hưởng lương từ 41 đồng trở lên bù 150% trên mức lương. Mức bù giá sẽ được điều chỉnh khi giá chuẩn của địa phương lên xuống trên dưới 20%. Đối với quân đội và công an, cấp bù 150% trên mức ăn hằng tháng và tiền tiêu vặt. Ví dụ: mức ăn hằng tháng là 27 đồng, cộng tiền tiêu vặt 6 đồng thành 33 đồng, thì mức cấp bù hằng tháng sẽ là 50 đồng.

- Đối với cán bộ hưu trí, mất sức, thương binh cấp bù 150% trên mức lương hưu, trợ cấp mất sức, trợ cấp thương binh.

- Đối với học sinh chuyên nghiệp cấp bù 150% trên mức học bổng. Đối với cán bộ xã, từ tháng 12/1980, thực hiện bù giá bước thứ hai bằng trợ cấp: Bí thư, Chủ tịch: 100 đồng, xã đội trưởng, công an trưởng: 90 đồng, cán bộ xã ăn theo định suất: 80 đồng, cán bộ xã ăn theo bán định suất: 60 đồng, công an, du kích tập trung: 90 đồng; cán bộ y tế, giáo viên mẫu giáo: 80 đồng, cán bộ nghiệp vụ khác: 60 đồng...

Việc bù giá vào lương thực chất là việc chuyển từ cung cấp bằng hiện vật sang cung cấp bằng tiền. Việc này làm cho người dân và nhất là cán bộ công nhân viên chủ động hơn trong cuộc sống của mình. Trước đó cán bộ công nhân viên thường không mua được đầy đủ tiêu chuẩn hàng cung cấp của mình. Khi áp dụng chính sách mới, họ không cần thiết phải xếp hàng chờ đợi để mua, không còn phải bực mình vì thái độ cửa quyền của nhân viên bán hàng. Khi hàng hóa đã được bán tự do thì chợ đen cũng bớt sầm uất và dần dần mai một. Khi đã mở cửa bán hàng tự do thì chẳng còn ai cần đi mua hàng ở "cổng hậu" nữa. Nhờ bù giá, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang được đảm bảo gần như đủ mức cung cấp.

Báo Long An ngày 01/09/1980 viết trong xã luận:

"Mặc dù buổi đầu còn gặp nhiều khó khăn, va vấp không ít, nhưng nhờ biết vận dụng tương đối tốt hình thức trao đổi hàng, mua lần theo giá thỏa thuận, nên hoạt động của ngành thương nghiệp đã có những chuyển biến đáng kể. Số lượng hàng hóa Nhà nước thu mua được nhiều hơn. So với cùng thời kỳ này năm 1979, sản lượng thu mua được trong 9 tháng cuối năm 1980 về thịt heo hơi đã tăng gần bốn lần, trứng gà vịt tăng gấp 11 lần, thịt gia cầm tăng gấp hai lần, rau quả tăng bốn lần... Nhờ vậy, tỉnh vừa bảo đảm được việc nâng cao đời sống nhân dân, trước hết là cán bộ, công nhân viên, vừa làm tốt nghĩa vụ với Trung ương.

Nhờ giá cả và việc tiêu thụ sản phẩm được giải quyết khá hợp lý, bà con nông dân và công nhân càng thêm an tâm và phấn khởi lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội hơn... Chỉ có tổ chức thu mua tốt, ngành thương nghiệp mới có nhiều hàng hóa để phục vụ xã hội, tham gia quản lý thị trường, cũng như kích thích sản xuất phát triển, làm cho thương nghiệp thực sự trở thành "nội trợ" của xã hội..."[298]

Có thể kể đến những kết quả cụ thể trên nhiều mặt như sau:

1/ Về thu mua:

Với các mặt hàng nông sản, riêng quý IV năm 1980, đạt được 3.677.100 đồng, tăng 434% so với quý IV năm 1979. Lượng lương thực mua được qua 4 tháng cuối năm 1980 là 25.276 tấn, đưa số lương thực thu mua cả năm 1980 lên 62.000 tấn, gấp 3,4 lần năm 1979 và gấp hơn hai lần năm 1978.[299]

Với lợn, riêng quý IV năm 1980 là 799 triệu đồng, vượt kế hoạch cả năm, trong khi quý I chỉ thu mua được 131,7 triệu đồng, quý II là 184,4 triệu đồng, quý là 352,8 triệu đồng. Xét về số lượng, trong bốn tháng cuối năm, đã mua được 889 tấn lợn hơi, gấp 1,7 lần trong 8 tháng đầu năm, gấp 3,4 lần năm 1979, đưa số thực hiện kế hoạch cả năm 1980 lên 1.427 tấn, đạt 100% kế hoạch năm, giao nộp Trung ương được 950 tấn, đạt 190% kế hoạch. Nếu so với các tỉnh miền Tây là nơi có nhiều sản phẩm hàng hóa nhất, thì lần đầu tiên, Long An đã vươn lên gần xấp xỉ các tỉnh đó (Ví dụ: trong quý 4 năm 1980, Minh Hải mua được 1.183 tấn lợn hơi, Hậu Giang mua được 944 tấn.)[300] Đối với hàng xuất khẩu như đậu phộng, 4 tháng cuối năm mua được 675 tấn, gấp ba lần 8 tháng đầu năm. Dứa mua được 902 tấn, gấp 1,5 lần 8 tháng đầu năm.[301] Nhờ thu mua tốt nên trị giá xuất khẩu tăng nhanh: Năm 1983 đạt 3 triệu rúp - đô la, gấp ba lần 1980, năm 1984 đạt 6 triệu rúp đô la, gấp 12 lần năm 1981.[302]

Về thu mua hàng công nghệ phẩm, nếu quý I năm 1980 thu mua được 6,2 triệu đồng, quý II: 3,33 triệu đồng, quý III: 3,7 triệu đồng thì đến quý IV, đã tăng lên 12 triệu đồng.[303] Về đường thủ công, quý IV thu mua được 238 tấn, bằng 76,2% so với 8 tháng đầu năm, đưa tổng số thực hiện kế hoạch cả năm 1980 lên 550 tấn, giao nộp Trung ương được 282 tấn.

Sang năm 1981, tổng trị giá hàng hóa thu mua nội địa tăng hơn năm 1980 là 200%, năm 1982 tăng hơn năm 1981 là 88%. Tổng trị giá hàng thu mua xuất khẩu năm 1981 tăng hơn năm 1980 là 150%, năm 1982 tăng hơn năm 1981 là 267%.

Biểu 14: Kết quả thu mua năm 1980-1984[304>

Nguồn: Tỉnh ủy Long An. Báo cáo tổng kết đổi mới quản lý kinh tế ở Long An 1980- 1998, tháng 5 năm 1999.

2/ Về giao nộp cho Trung ương:

Tổng trị giá hàng hóa giao nộp Trung ương năm 1981 tăng hơn năm 1980 là 350%, năm 1982 tăng hơn năm 1981 là 108%. Nói chung, việc thu mua nắm nguồn hàng và giao nộp sản phẩm cho Trung ương đều vượt kế hoạch và ngày một tăng.

Từ năm 1983, lần đầu tiên, trị giá hàng hóa giao nộp Trung ương lớn hơn nhiều trị giá hàng hóa Trung ương cung cấp cho tỉnh. Lương thực giao nộp Trung ương 1983 đạt 126% kế hoạch, bằng 88% tổng số thu mua và gần bằng tổng số giao nộp bốn năm 1976-1980 cộng lại.

Biểu 15: Đóng góp với Trung ương (giao nộp)

Nguồn: Tỉnh ủy Long An. Báo cáo tổng kết đổi mới quản lý kinh tế ở Long An 1980- 1998, tháng 5 năm 1999.

Bảng 16: Quan hệ giữa hàng giao nộp và hàng nhận về

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Lưu trữ Tỉnh ủy Long An. Đề cương tóm tắt, phát biểu ý kiến của tỉnh Long An về một số mặt trong quản lý kinh tế ngày 02/05/1984.

3/ Về bán ra>

Doanh số bán lẻ của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán năm 1984 gấp 26 lần năm 1980 (chưa loại trừ yếu tố tăng giá). Vòng quay vốn lưu động của ngành Thương nghiệp năm 1980 là 4,3, năm 1984 lên tới 8,3.[305] Nhờ bán ra bình thường nên thương nghiệp đã góp phần điều tiết cung cầu hàng hóa. Ví dụ: Trong việc bù giá lương thực năm 1981, tỉnh đã dôi ra được gần 3.000 tấn gạo mà đáng lẽ phải bán theo tiêu chuẩn cho công nhân viên chức, lực lượng vũ trang. Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1985, nhờ thống nhất việc bù giá lương thực, toàn tỉnh đã dôi ra trên 1.000 tấn gạo... [306]Đối với các mặt hàng thiết yếu khác cũng có hiện tượng tương tự. Cũng nhờ xóa bỏ được tem phiếu nên đã giảm phần lớn chi phí về thủ tục... Số đối tượng vi phạm giảm nhanh chóng: Năm 1977 có 120 vụ thì cho tới 1982 chỉ còn 47 vụ. Đời sống kinh tế và tinh thần của nhân dân địa phương đã được thổi một luồng gió mới, thoáng đãng, dễ chịu và có phần tưng bừng hơn.

Trong báo cáo mà Đoàn nghiên cứu bù giá trình Hội đồng Bộ trưởng, có đoạn viết: "Hiện nay, Long An bán hàng ra bình thường và đều đặn, phù hợp với lực lượng hàng hóa của mình. Trong tháng 1 và 2 năm 1981, doanh số bán lẻ hằng tháng khoảng 8-9 triệu đồng... Những mặt hàng nào thương nghiệp có lực lượng bán ra bình thường thì giá cả tương đối ổn định, tuy có tăng nhưng chậm. Đặc biệt, mặt hàng thịt Nhà nước nắm được lực lượng tổ chức bán bình thường, thì giá cả thị trường trong sáu tháng qua tương đối ổn định, tăng không đáng kể. Có tháng đã kéo được giá thị trường xuống. Nhóm hàng công nghệ tiêu dùng trên 1.200 mặt hàng được quy định lại giá cao (thấp hơn giá thị trường từ do từ 5-15% tùy theo tính chất của từng mặt hàng), cũng bị giá thị trường tự do chi phối. Trong số này, có 148 mặt hàng phải điều chỉnh lại giá cho phù hợp với thời điểm, thậm chí có mặt hàng phải điều chỉnh nhiều lần trong một thời gian ngắn như mặt hàng vỏ, ruột xe đạp, xe đạp nguyên chiếc, v.v..."[307]

4/ Về giá cả:

Sau khi cải tiến chế độ phân phối lưu thông, giá cả đã góp phần tích cực vào việc ổn định giá thị trường. Sáu tháng đầu năm 1980, có mặt hàng lên xuống thất thường, nhưng đến quý IV năm 1980, giá cả thị trường của các mặt hàng chủ yếu trong diện bù giá như gạo, thịt, cá, trứng, rau, bột ngọt, đường, bột giặt tương đối ổn định và có chiều hướng giảm giá.

5/ Về lưu thông - phân phối:

Hàng hóa được lưu chuyển nhanh hơn, với con đường ngắn hơn từ sản xuất tới tiêu dùng. Với giá thỏa thuận, nông dân không còn bị ép cấp, ép giá tình trạng tiêu cực lợi dụng mua hàng theo giá cung cấp để mua đi bán lại kiếm lời đã được khắc phục. Tâm lý lo sợ hàng hóa khan hiếm, giá cả đột biến đã dần dần được giải tỏa. Mọi người chỉ mua hàng khi thực sự cần thiết, nhờ đó cũng góp phần giảm bớt căng thẳng cung - cầu. Người dân cũng tự do hơn trong việc chi tiêu.

Tình hình ngành thương nghiệp cũng được cải thiện rõ rệt. Lợi nhuận thương nghiệp năm 1980: 2,4 triệu/năm; năm 1981: 16 triệu; năm 1982: 26 triệu; năm 1983: 52 triệu. Thương nghiệp tư nhân không những không bị loại trừ mà được coi như một thành phần kinh tế xã hội.

Biểu 17: Tỷ lệ giữa hàng nông sản trong tay Nhà nước và hàng lọt ra thị trường

Nguồn: Tỉnh ủy Long An. Báo cáo tổng kết đổi mới quản lý kinh tế ở Long An 1980-1998, tháng 5 năm 1999.

6/ Về tác dụng đối với sản xuất:

Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp và công nghiệp tính theo giá cố định hằng năm cũng đều tăng. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1981 tăng hơn năm 1980 là 50%, năm 1982 tăng hơn năm 1981 là 20%. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 1982 tăng hơn năm 1981 khoảng 30%.

Nhờ giá cả hợp lý, lợi ích, chẳng những ngành thương nghiệp thu mua được nhiều hàng mà người sản xuất cũng phấn khởi làm ra nhiều sản phẩm. Một thí dụ cụ thể: Chỉ tính về đàn heo, trước ngày áp dụng phương thức thu mua mới, cả tỉnh chỉ có 6 vạn con, đến đầu năm 1981, con số này đã lên đến 109.106 con.

Hiện tượng lãi giả, lỗ thật được bao bọc bởi các lớp giá chỉ đạo và những định mức kinh tế kỹ thuật cũ kỹ, lạc hậu đã dần dần được lột bỏ.

7/ Về cân đối tiền mặt:

Một trong những lý do của những do dự không dám áp dụng cơ chế mua cao bán cao là: Sẽ dẫn tới tình trạng mất cân đối tiền mặt, vì nếu mua theo giá cao thì sẽ phải chi rất nhiều tiền mặt. Tình trạng đó vốn đã rất nghiêm trọng khi mua bán theo giá chỉ đạo, có thể sẽ trở thành một sự khủng hoảng không thể cứu vãn được. Đã có người nói: Nếu làm như Long An thì Nhà nước phải nhập hàng nghìn chiếc máy in tiền. Nhưng trong thực tế, ngay những tháng đầu tiên, tình hình đã diễn biến ngược lại: Khoản chênh lệch giữa lượng tiền mặt thu bán hàng và lượng tiền chi mua hàng là khá lớn.

Lượng tiền thu do bán hàng quý IV năm 1980 là 24,3 triệu đồng, xấp xỉ bằng ba quý trước cộng lại. Sáu tháng đầu năm 1980, tiền mặt bội chi đến 14,6 triệu đồng, nhưng vẫn chỉ thu mua được thấp. Đến tháng 9 năm 1980, đã bội thu 1,2 triệu đồng, đến tháng 11-1980, đã bội thu được 12,7 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với 8 tháng đầu năm, đưa tổng số thu cả năm lên 156,3 triệu đồng, đạt 130% kế hoạch.

Qua 5 năm cải tiến phân phối lưu thông 1981-1985, ngân hàng tỉnh có tổng thu tiền mặt tăng gấp 15 lần. Vòng quay tiền mặt cũng tăng lên nhanh chóng: Năm 1980 là 2,4 vòng, năm 1984 lên tới 3,8 vòng.[308] Ngân hàng đã bảo đảm tương đối tốt các nhu cầu chi bức thiết của địa phương. Đặc biệt, chi thu mua hàng nông sản thực phẩm thường chiếm tỷ trọng xấp xỉ 70% tổng chi tiền mặt mà ngân hàng vẫn đáp ứng được kịp thời. Ngay cả vào thời vụ thu mua, tiền mặt cũng bớt căng thẳng hơn, không để nợ thu mua kéo dài như bệnh kinh niên của những năm trước. Kể cả trong các đợt cao điểm thu mua, số nợ dân cũng rất ít so với các tỉnh khác ở Nam bộ.

8/ Về tín dụng:

Tính đến năm 1985, trên lĩnh vực đầu tư tín dụng, ngân hàng đã dành một số vốn thích đáng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các ngành kinh tế: Phát triển thủy lợi, mở rộng giao thông, đầu tư xây dựng các cửa hàng, kho tàng, trạm trại cho các công ty, xí nghiệp... Hầu hết các công trình đều đưa vào sử dụng nhanh, phát huy được tác dụng tốt. Rõ nét nhất là vốn đầu tư đã góp phần mở rộng diện tích lúa hai vụ ở các huyện phía Bắc của tỉnh lên 20.000 ha, tăng diện tích đậu phộng từ 4.000 ha lên 12.000 ha ở hai huyện Đức Hòa và Đức Huệ. Ngân hàng đã tích cực mở rộng đầu tư theo chiều sâu, tăng năng lực sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Trong 5 năm, ngân hàng đã đầu tư cho kinh tế quốc doanh 45 triệu đồng, kinh tế tập thể 40 triệu. Riêng trong lĩnh vực phân phối lưu thông, đã đầu tư để xây dựng mới, mở rộng và sửa chữa gần 180 cửa hàng thương nghiệp, xây dựng mới và mở rộng trên 300 cửa hàng, nhà kho cho các hợp tác xã mua bán xã, phường.

9/ Về cân đối ngân sách:

Từ chỗ bị động và thụ động trong cán cân ngân sách, sau bước đột phá này, tỉnh đã cân bằng được ngân sách, chủ động đáp ứng những nhu cầu cơ bản của kinh tế địa phương.

Năm 1984, tổng thu ngân sách địa phương gấp 20 lần năm 1980 (trong khi đó chỉ số giá năm 1984 so với năm 1980 là 6 lần). Trong đó, thu từ kinh tế quốc doanh tăng 24 lần, thu từ kinh tế tập thể, cá thể tăng 13,4 lần. Số thu từ kinh tế quốc doanh ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách địa phương. Năm 1984, tỷ trọng này đạt gần 40%. Chỉ trong vòng 4 năm 6 tháng, số thu về chênh lệch giá địa phương (ngoài số chênh lệch giá theo chế độ của Trung ương) lên tới trên một tỷ đồng, gần bằng tổng số thu ngân sách bốn năm 1980-1983 cộng lại. Ngân sách Nhà nước giảm chi bù lỗ 233 triệu năm 1985.

Cho đến quý III năm 1980, phong trào gửi tiền tiết kiệm ở Long An bị chững lại. Nguyên nhân là: Chính sách lãi suất tiết kiệm chưa phù hợp với tình hình giá cả, bộ máy quỹ tiết kiệm còn thiếu và yếu, công tác tuyên truyền chưa làm đến nơi đến chốn, thiếu kiểm tra kiểm soát, để xảy ra những hiện tượng tham ô, dân không dám gửi tiết kiệm vì vẫn còn sợ rằng gửi tiết kiệm sẽ bị kiểm kê và trưng thu.

Từ những tháng cuối năm 1980, nhờ chú ý khắc phục những nhược điểm trên, lại do không phải dành tiền để mua hàng tích trữ, phong trào gửi tiền tiết kiệm đã có những đáng kể. Tính đến cuối năm 1980, toàn tỉnh có 47.485 sổ tiết kiệm (tăng gấp 2,1 lần), với tổng số dư 1.7 triệu đồng (tăng gấp 1.7 lần năm 1976)..[309].

Trong những năm trước đây, tình hình thu thuế công thương nghiệp của Long An không được khả quan. Do tiến hành cải tạo công thương nghiệp, phần lớn việc kinh doanh của tư nhân không được thừa nhận, phải thực hiện lén lút. Đã thực hiện lén lút thì không thể đăng ký kinh doanh. Mà không đăng ký kinh doanh thì không có căn cứ để thu thuế. Cuối cùng, kết quả của cải tạo đối với ngân sách Nhà nước là: "Gậy ông đập lưng ông."

Từ ngày cải tiến phân phối lưu thông, Long An nới lỏng cho tư nhân kinh doanh và cho đăng ký chính thức. Đến ngày 10/09/1980, toàn tỉnh đã có hơn 17.000 hộ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp. Nhờ đó, bên cạnh thuế nông nghiệp là chủ yếu, tỉnh còn có một nguồn thu khá lớn là thuế công thương nghiệp.

Đến đầu năm 1981, Long An đã tiến hành lập sổ bộ thuế, điều chỉnh doanh thu cho sát với thực tế. Trước hết, các địa phương đã điều tra hoạt động kinh doanh, xếp nhóm kinh doanh theo ngành, hộ, từ đó tính thuế, lên sổ bộ. Đến hết quý III năm 1981, các địa phương đã hoàn thành việc lập sổ bộ thuế đối với 10.000 hộ sản xuất, kinh doanh cố định.

Trong 8 tháng đầu năm 1981, ngành Tài chính tỉnh đã thu thuế công thương nghiệp bằng mức thực hiện kế hoạch của cả năm 1980. Riêng trong tháng 8 năm 1981, số thu đạt mức cao nhất so với các tháng trước và gần bằng một nửa năm 1979.

7. Sự lan tỏa của mô hình Long An

Với những kết quả hiển nhiên kể trên, sau mấy năm, "cán cân" khen chê, ủng hộ - phản đối đã thay đổi theo hướng thuận lợi.

Tháng 3/1984, trong báo Cáo gửi Ban Bí thư, ông Hồ Nghinh, Phó ban Kinh tế Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư chọn thêm một hoặc vài tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long và một tỉnh Trung Trung Bộ làm "thí điểm", có sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Bí thư và mời một số chuyên viên của tỉnh Long An cùng tham gia. Báo cáo cũng đề nghị cho mời một số tỉnh bạn ở đồng bằng sông Cửu Long cử đại diện đến nghiên cứu, tìm hiểu cách làm của Long An, sau đó xin Ban Bí thư và Hội đong Bộ trưởng cho phép thử áp dụng kinh nghiệm của Long An tại địa phương ấy.

Tiếp đó, với tư cách Trưởng đoàn của Ban kinh tế Trung ương đã đi nghiên cứu tại Long An, ông Hồ Nghinh gửi một bản kiến nghị tới Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT). Trong kiến nghị có viết:

"Đoàn kiến nghị Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng sớm có kết luận về thí đim Long An và sớm có chủ trương thống nhất trong cả nước về việc bù giá, bù lương. Không nên để kéo dài tình trạng mỗi tỉnh làm một kiểu như hiện nay (tức đầu năm 1981, một số tỉnh ở B2 cũ cũng có bù giá) gây nên sự suy bì về thu nhập thực tế của cán bộ, công nhân viên giữa các tỉnh. Trong khi chờ đợi, nếu Trung ương cho phép thì những tỉnh có điều kiện tương tự Long An (các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) Có thể vận dụng kinh nghiệm của Long An. Có thể cho các tỉnh này làm trước để tạo thêm nguồn tiền - hàng hỗ trợ cả nước. Các thành phố, các khu công nghiệp và các tỉnh tuy ít nông sản, thực phẩm nhưng có thế mạnh về hàng công nghiệp, vật liệu xây dựng, lâm sản... cũng có thể vận dụng kinh nghiệm Long An, tổ chức trao đổi hàng hóa với các tỉnh giàu nông sản, thực phẩm để bổ sung cho mình ngoài phần Trung ương phân phối. Nhà nước cần tăng cường quản lý thống nhất hàng - tiền - giá - ngân sách - chính sách - chế độ, đồng thời mở rộng quyền tự chủ cho địa phương..."[310]

Đến giữa năm 1984, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 bàn về đổi mới cơ chế, bản báo cáo về kinh nghiệm Long An trong cải tiến công tác phân phối lưu thông đã được hoan nghênh. Nhiều vị coi như đã tìm được lối ra cho nền kinh tế.

Tháng 7 năm 1985, Hội nghị Trung ương 8 ra Nghị quyết về việc cải cách giá và bù giá vào lương trên phạm vi cả nước.

Đúng hôm bế mạc Hội nghị, báo Đại đoàn kết có bài của nhà báo Trần Đình Vân

"Đầu năm 1980, có tin rằng Long An thất bại thảm hại, rằng Bí thư tỉnh đang cầu cứu Trung ương xin hàng, xin tiền khẩn cấp. Tin dữ thì rất nhiều. Nào là "điếc không sợ súng, các tay kinh tế sừng sỏ ngoài này còn chưa dám đụng đến tem phiếu nữa là mới ở rừng ra, nào là "đã làm phải đồng loạt, chứ một mình Long An đơn độc không còn tem thiếu, lại nằm cạnh Sài Gòn, riêng bọn con buôn Sài Gòn kéo về vét hàng đã đủ chết..."

Một cán bộ Long An nói với tôi:

"Nếu đúng là Long An thất bại thì tội phen này chú Chín Cần lãnh đủ."

Tôi cũng ái ngại cho anh Chín. Thời đánh Mỹ, anh hoạt động lâu năm vùng ven Sài Gòn, làm Bí thư tỉnh Mỹ Tho. Sau Tết Mậu Thân, anh làm Bí thư phân khu 23, có lần tôi nghe tin anh hy sinh. Sống sót đến ngày nay chẳng lẽ đi vào hoạt động kinh tế, anh mới chịu "thương vong" hay sao? Người ta lại nhắc đến tin đồn rằng, sau giải phóng, cấp ủy Long An tịch thu được rất nhiều vàng nhưng không chịu nộp Nhà nước, lại giấu đi rồi bí mật tung vàng ra đổi lấy tiền, lấy hàng, giở trò bù giá, bù lương, nay cái kho vàng ấy cạn thế là lộ mặt...

Ngày chót của Hội nghị Trung ương lần thứ 8, tôi đi tìm anh Chín Cần và anh Sáu Kiến sau khi tôi nghe tin Nghị quyết bù giá vào lương, xóa bỏ tem,phiếu đã được thông qua.

Nắm tay hai anh, tôi chúc mừng thành công của Long An. Tới Hội nghị Trung ương này là dứt điểm, không còn trên thế chông chênh thả nổi mãi nữa. Thả nổi đã gần năm năm. Vậy hóa ra đâu chỉ có trong chiến tranh, mà cả trong hoạt động kinh tế cũng phải an ngóc, kiên cường, dám sống chết trong đấu tranh căng thẳng, năm này qua năm khác trụ bám đến cùng, để giữ gìn một cơ chế mới, rất tự tin trong việc mớ một mũi nhọn đột phá vào thành trì quan liêu, bao cấp "[]

Tóm lại, sau năm năm "bám trụ", đến giữa năm 1985, mô hình của Long An đã được vận dụng và thực thi. Nghị quyết Hội Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa V) viết: "Phải dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa." Hội nghị đã ra Nghị quyết 8 nổi tiếng về việc dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mà khâu đột phá là giá - lương - tiền, bắt đầu bằng bù giá vào lương và mua bán một giá. Nội dung xóa bỏ quan liêu - bao cấp trong giá - lương - tiền lúc đó là: Tính đủ chi phí hợp lý, bảo đảm tiền lương thực tế, xác lập quyền tự chủ tài chính của các ngành kinh tế - kỹ thuật, các địa phương và đơn vị cơ sở chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh mặt bằng giá cả, bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, xác định lại hệ thống lương cơ bản thống nhất trong cả nước.

Ngay sau Hội nghị này, hàng loạt tỉnh như Tây Ninh, An Giang Quảng Nam - Đà Nẵng, rồi ngoài Bắc có Hải Phòng lần lượt áp dụng cơ chế Long An.

Một tháng sau, ngày 10/08/1985, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 28- NQ/TƯ về việc phê chuẩn các phương án giá và lương:

"Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thử 8 của Ban Chấp hành Trung ương là một quá trình phấn đấu toàn diện, đồng bộ, kiên quyết, khẩn trương, có bước đi vững chắc. Việc tính đúng tính đủ chi phí, xóa bỏ bao cấp, xóa bỏ bù lỗ trong nền kinh tế quốc dân cũng phải làm từng bước, phù hợp với tình hình cụ thể trước mắt..., tiến tới giảm dần và xóa bỏ bù lỗ đối với những mặt hàng tạm thời còn bù lỗ, tạo dần nguồn tích luỹ cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa... "[312]

Đến Đại hội Đảng lần thứ VI, tháng 12 năm 1986, mấy chủ trương quan trọng sau đây đã được khẳng định:

1/ Thừa nhận>

2/ Thừa nhận cơ chế thị trường và giá thị trường.

Theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ VI, từ năm 1987, Chính phủ liên tục điều chỉnh giá các vật tư bán cho các xí nghiệp và hợp tác xã. Trong suốt hai năm, tổng cộng đã có 6, 7 lần điều chỉnh giá các mặt hàng, để cho tới năm 1989, giá bán buôn vật tư cho các xí nghiệp đã lên tới sát giá thị trường thế giới.

Đến năm 1989, chế độ tem phiếu cũng đã hoàn toàn bị xóa bỏ trên cả nước.

Như vậy là sau 9 năm, mũi đột phá từ Long An đã lan tỏa ra cả nước... Đến nay, sự nghiệp sáng tạo táo bạo của Long An đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao.

Tiêu biểu cho sự đánh giá đó là lời phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong dịp về thăm và làm việc với Long An tháng 2 năm 2005: "Cần phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Bắt đầu thời kỳ Đổi mới, Long An là nơi đi đầu đề nghị bỏ bao cấp, bỏ cơ chế tem phiếu và trên cơ sở thực tiễn của Long Anh Trung ương đã tổng kết để đổi mới cơ chế này." [313]