Busuness analysst cần học ngôn ngữ lập trình nào năm 2024

Làm thế nào để chúng ta luôn thắng trong tất cả mọi trò chơi? Tôi chắc chắn rằng có một bí quyết để chúng ta luôn chiến thắng mà ai cũng biết. Và tôi chắc rằng bạn cũng biết

Đơn giản, câu nói từ muôn thưở:“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”

Công việc cũng giống như một trận đánh, một trò chơi, một “business”. Vậy bây giờ trong vai trò của BA, và bạn đang muốn trở thành BA chuyên nghiệp, hoàn thành công việc xuất sắc và không lỗi, khách hàng hài lòng, team làm việc suôn sẻ, mọi thứ trơn tru.

Thì cũng có thể áp dụng lý thuyết trên.

Việc “biết người” ở đây, là những người mà bạn xác định là bạn sẽ làm việc chung, ví dụ như dev, QC, khách hàng... Tóm lại tất tần tật những người đụng tới vào cái dự án của bạn

Việc “biết ta”, chúng ta phải hiểu một thứ quan trọng, đóng vai trò quan trọng nhất trong công việc của chúng ta, buộc phải biết: “Ngôn ngữ”. Dĩ nhiên là có nhiều kiến thức chúng ta cần phải học để nâng cao trình độ, ở bài viết này tôi chỉ tập trung vào vấn đề “Đơn giản” mà tôi thường gặp trong công việc , vấn đề mà tôi yêu thích và cũng là thế mạnh của tôi - “Vấn đề mãn tính” – NGÔN NGỮ.

Ngôn ngữ được đặt ra để kết nối con người dễ dàng hơn. Thay vì người tiền sử ngày xưa phải diễn đạt bằng những cử chỉ, la hét hò rú, rồi tới hình ảnh, rồi từ tượng hình, rồi tiến hoá tới ngôn ngữ như hiện nay. Việc sử dụng ngôn ngữ để kết-nối, để biết rằng con người không phải tự-kỷ chỉ biết lẩm bẩm cho riêng cho mình hiểu. Có ngôn ngữ để biết rằng chúng ta có đồng loại để giao tiếp và chúng ta buộc phải dựa vào cộng đồng để tồn tại.

Trong bất cứ yêu cầu nghề nghiệp nào, cũng luôn đòi hỏi kỹ năng “Giao tiếp tốt” (good at comunication). Tuỳ vào yêu cầu nghề nghiệp khác nhau mà kỹ năng giao tiếp (communication skill) sẽ ở những cấp độ khác nhau. Vì khi làm việc, đó là môi trường công ty, là một cộng đồng. Bạn buộc phải làm việc với nhóm để phục vụ cho lợi ích chung của công ty.

Với một developer, thì nói chuyện được với máy tính là ổn, miễn sao 2 bên hiểu nhau là được, code chạy được, debug được, fix bug được. Developer phải làm việc với thuật toán và các ngôn ngữ lập trình, cắm mặt vào máy tính liên tục, ít nói là đặc tính chung của các lập trình viên. Và vì vậy, dẫn đến kỹ năng giao tiếp giữa người-với-người không được linh hoạt. Thường cái gì làm nhiều thì sẽ giỏi ,vì vậy chúng ta không thể đòi hỏi một lập trình có khả năng nói chuyện hay như các nhân viên kinh doanh hay marketing. Đa phần các developer chuyên nghiệp rồi thăng tiến lên làm PM, thì họ cũng có khả năng truyền đạt tốt, khả năng giao tiếp của họ khá hơn so với người còn lại, cũng một phần vì họ làm việc lâu năm, và nhiều kinh nghiệm xử lý các vấn đề trong các dự án phần mềm.

Vào thời điểm mà con người phụ thuộc vào máy tính nhiều, đôi khi họ giao tiếp với người bên cạnh cũng bằng máy tính. Chỉ một vài câu nói họ cũng thích gửi email trong khi chỉ cần vài bước là có thể thảo luận và cũng giải quyết vấn đề. Vì vậy dẫn đến việc mất thời gian và không hiệu quả. Vấn đề giao tiếp luôn là là vấn đề lớn trong công việc kỹ thuật, vì vậy một trong các tuyên ngôn của Agile/Scrum là “Face to face communication”, khuyến khích mọi người phải giao tiếp trực diện với nhau.

Là một người VN, lại làm công việc BA, chúng ta gặp thêm một vấn đề lớn về ngôn ngữ , đó là:

- Tiếng Việt của người VN rất kém. Việc chúng ta giao tiếp bằng TV không có nghĩa là chúng ta giỏi về nó, việc học hành về ngôn ngữ đã thiếu sót từ trong nhà trường, về việc học môn Tập làm văn trong nhà trường rất máy móc và không tạo điều kiện cho chúng ta tư duy ngôn ngữ. Khi chúng ta ngưng việc học hành thì trình độ ngôn ngữ chúng ta cũng khựng lại, ngôn ngữ chỉ tiến bộ hơn khi bạn sử dụng nó nhiều bằng việc đọc nhiều, viết nhiều. Viết là một cách để diễn đạt ý kiến của bạn một cách trình tự, bằng việc bạn hiểu vấn đề đó và diễn đạt một cách mạch lạc. Không khó để chứng minh người Việt ta rất kém ngôn ngữ, khi mà bạn chứng kiến tất cả những cuộc đối thoại, nếu mà căng thẳng đi theo chiều hướng xa và sâu hơn thì đều kết thúc bởi một câu nói “Tôi không nói nữa vì anh/chị không hiểu tôi”. Đơn giản vì chúng ta không dùng ngôn ngữ thường xuyên để thể hiện những ý kiến mang tính phức tạp và logic, chúng ta thường giao tiếp đơn giản và chỉ dừng ở mức độ "chém gió thông thường" và không tranh luận, nên khi giải thích một vấn đề phức tạp dẫn đến việc nói chuyện vòng vo, rối rắm, khó hiểu, khiến cho vấn đề đi quá xa mức cần bàn và luẩn quẩn không giải quyết được, rồi dẫn tới căng thẳng, rồi kết thúc bằng một cách chẳng hay ho gì. Có quyển sách tôi đọc phân tích về lý do tại sao người VN giao tiếp kém và không hiệu quả. Vấn đề là TViệt chúng ta còn nhiều thiếu sót, một từ quá nhiều nghĩa. Trong khi đó , nhiều người chúng ta dùng Tiếng Anh lại hiệu quả hơn dùng tiếng mẹ đẻ của mình (cũng là một nghịch lý đáng buồn cười), hệ thống ngôn ngữ của TA có định nghĩa chuẩn hơn, và vì đơn giản là chúng ta đọc và học TA nhiều hơn.

- Thuật ngữ trong ngành phần mềm đa phần là tiếng Anh, và chúng ta lại phải giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt . Khi làm việc, không thể giả định là tất cả mọi người đều hiểu từ đấy như chúng ta hiểu , vì vậy tất cả các thuật ngữ đều phải được định nghĩa rõ ràng và chắc chắn rằng các bên đều hiểu từ ấy như nhau. Sau đó mới có thể đi sâu hơn.

Và một điểm quan trọng, chúng ta không có cái văn hoá gọi là “tranh luận”. Vì văn hoá khổng giáo của Đông Á, truyền thống “dĩ hoà vi quí” đã ăn quá sâu rồi. Chúng ta gọi lớn tiếng là “cãi nhau”, và không có thiện chí để tranh luận, bất kỳ ai có ý kiến trái chiều thì mọi người đều tìm cách cho qua chứ không muốn đi sâu vào để tránh xung đột.

Là BA , đã nói đến phân tích, thì tức là tìm ra điều hợp lý trong số những dữ liệu mà chúng ta có, càng nhiều dữ liệu, càng có nhiều sự phản bác thì càng tốt, vì chúng ta có thể nhìn thấy được những “alternative case” , “exceptional case”. Những trường hợp khác biệt và trường hợp ngoại lệ. Việc một BA giao tiếp tốt, rõ ràng về mặt ngôn ngữ khi có những buổi họp với team là cách tốt để hoàn thiện yêu cầu hơn. Vì chúng ta có thể lấy thông tin từ nhóm, tận dụng nhiều cái đầu hơn để giúp suy nghĩ vấn đề.

Tôi biết rằng đa phần người VN không yêu Tiếng Việt, họ dùng để giao tiếp thường ngày nhưng ít ai có ý định nâng cao trình độ tiếng Việt. Chúng ta ám ảnh về tiếng Anh vì nếu nâng cao tiếng Anh thì sẽ được tăng mức lương, tăng độ chuyên nghiệp và nhiều cơ hôi, vì trong tiếng Anh có "tiền". Vì nước ta còn nghèo và còn phải làm thuê, nên việc buộc phải theo ngôn ngữ của các ông chủ là điều đương nhiên. Nhưng việc giỏi ngôn ngữ mẹ đẻ vẫn là điều chúng ta buộc phải theo đuổi.

Và đó là một trong những vấn đề chúng ta buộc phải hiểu nếu muốn nâng lên sự chuyên nghiệp của mình. Giao tiếp một cách hiệu quả để lấy được nhưng thông tin có lợi nhất cho việc hoàn thành yêu cầu

Muốn làm Business Analyst thì học ngành gì?

Để trở thành một Business Analyst, một lựa chọn phổ biến là học ngành Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems). Học ngành Hệ thống thông tin quản lý mang lại lợi thế kết hợp kiến thức về kinh doanh và công nghệ thông tin.

Data analyst nên học ngôn ngữ gì?

Top 10 ngôn ngữ lập trình Data Analyst nên học trong năm 2022.

Javascript. Javascript là một ngôn ngữ lập trình rất phổ biến, là một trong những công nghệ cốt lõi của World Wide Web. ... .

Java. ... .

Scala. ... .

Python. ... .

  1. ... .

SQL. ... .

C ++ ... .

Julia..

Python và R là gì?

R và Python là 02 ngôn ngữ lập trình cấp cao phổ biến trong ngành Dữ liệu. Về cơ bản, hai phần mềm mã nguồn mở này khá giống nhau: Đều miễn phí và đều phù hợp với data science tasks - từ data manipulation, automation đến BA, big data exploration…

Non ít BA là gì?

Non-IT Business Analyst (Non-IT BA), hay còn gọi đơn giản là BA – chuyên viên phân tích nghiệp vụ, tập trung vào các khía cạnh không liên quan đến công nghệ trong môi trường kinh doanh. Họ là những chuyên gia trong việc nghiên cứu, phân tích và đề xuất cải tiến quy trình, chính sách và chiến lược kinh doanh.