Cá basa thu hoạch bao nhiêu mùa trong 1 năm

Cá ba sa còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng, là loại cá da trơn có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta, loài cá này được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Cá sống chủ yếu ở những sông rộng nước chảy mạnh. Đây là đối tượng nuôi nước ngọt có sản lượng xuất khẩu lớn nhất hiện nay. Cá sống đáy ăn tạp thiên về động vật.

Cá basa thu hoạch bao nhiêu mùa trong 1 năm

Cá basa có giá trị xuất khẩu lớn. Ảnh: Vietnamnet

Đặc điểm cá basa

Về ngoại hình, cá ba sa rất dễ phân biệt đối với các loài khác trong họ Cá tra. Thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, lườn tròn, bụng to tích lũy nhiều mỡ, chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá ba sa ngắn hơi tròn, dẹp đứng. Miệng hẹp, chiều rộng của miệng ít hơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm. Dải răng hàm trên to rộng và có thể nhìn thấy được khi miệng khép lại, có 2 đôi râu, râu hàm trên bằng ½ chiều dài đầu; râu hàm dưới bằng 1/3 chiều dài đầu.

Răng trên xương khẩu cái là một đám có vết lõm sâu ở giữa và hai đám răng trên xương lá mía nằm hai bên. Có 40-46 lược mang trên cung mang thứ nhất, vây hậu môn có 31-36 tia vây. Răng vòm miệng với dải răng trên xương khẩu cái ở giữa và răng trên xương lá mía ở 2 bên. Chiều cao của cuống đuôi hơn 7% chiều dài chuẩn. Mặt lưng có màu nâu, mặt bụng có màu trắng.

Bè nuôi cá

Việc nuôi cá trong bè thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch, người nuôi dễ theo dõi trọng lượng cá để vỗ béo vào những thời điểm cần thiết. Tuy nhiên với phương pháp này, chi phí lần đầu cần đầu tư khá cao.

Các bè này được đóng bằng gỗ tốt và chịu nước. Loại bè này đủ sức chịu đựng được với điều kiện sóng gió, nước chảy. Việc đóng mới các loại bè kiên cố hiện nay cũng gặp khó khăn do khan hiếm các loại gỗ tốt. Vì vậy có một số bè mới được thiết kế bằng các loại vật liệu mới như bè ximăng lưới thép ...

Bè nuôi cá thường có dạng hộp chữ nhật, ngoại trừ một số bè cỡ nhỏ dùng cho ương cá giống thì có dạng hộp vuông. Người nuôi cá bè cho rằng dạng bè hộp chữ nhật dễ dàng trong chọn gỗ thiết kế và quản lý sử dụng. Ngoài ra dạng này cũng phù hợp cho việc làm nhà trên bè theo truyền thống và cũng là nơi chế biến thức ăn, nhà kho, chuồng chăn nuôi...

Mặt bè được đóng kín bằng thanh nẹp gỗ, có chứa 2-3 cửa để cho cá ăn, chăm sóc và thu hoạch cá. Cửa mặt bè có nắp đậy và nâng hạ được, kích thước 1m x 2m. Nẹp gỗ đóng theo chiều ngang của bè, cách nhau 1-,5cm. Hông bè được ghép bằng ván gỗ ở phía trong trụ đứng, khe hở giữa các tấm ván cách nhau 1 - 1,5cm để cá không thoát ra ngoài, đôi khi khoảng cách này còn tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy. Đáy bè đóng ván khép kín (chừa khe hở 1 - 1,5cm) để tránh thất thoát thức ăn và cho các loài cá nuôi ghép ăn đáy tận dụng hết thức ăn thừa.

Chọn cá giống

Khi chọn giống phải là những con khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu bệnh tật hay xây xát và có kích cỡ đều nhau để tránh tình trạng tăng trưởng không đồng đều. Thường thì cá basa có chiều dài từ 10-12cm.

cá tra có chiều dài thân 10-12cm. Nên thả cá ở mật độ từ 15-20 con/m2. Trước khi tiến hành thả cá, cần tắm cho cá tầm 5-6 phút với nước muối 2% để khử trùng. Nên thả từ từ, nhẹ nhàng để cá thích nghi dần với môi trường mới

Thức ăn

Theo Công ty Aquafeed Cửu Long, thức ăn cho cá nuôi trong bè hiện nay đều sử dụng thức ăn phối hợp tự chế biến. Các nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn gồm có: cá tạp (cá linh, cá biển,…), cám gạo, tấm, rau và một số phụ phẩm khác (bánh dầu,…). Trong đó cám gạo chiếm 55-60%, cá tạp từ 23-27,5%.

Những nguyên liệu trên được trộn và xay nhuyễn, nấu chín và cho cá ăn từ 2- 3 lần trong ngày. Khẩu phần ăn từ 7-10% trọng lượng thân/ngày. Hai tháng trước khi thu hoạch có thể tăng lên cho cá ăn 4 lần trong ngày nhằm thúc cho cá béo và tăng trọng nhanh hơn. Cho cá ăn vào lúc thủy triều lên hoặc xuống để khi cá no là lúc nước chảy mạnh giúp cho cá không bị mệt.

Theo dõi tình hình ăn và mức lớn của cá để tính toán điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý và kịp thời. Vào mùa nắng nước chảy yếu, khi nước ròng phải kịp thời trợ lực dòng chảy qua bè bằng máy bơm hoặc quạt nước giúp cho cá không bị thiếu oxy. Trước khi thu hoạch 1-3 ngày, giảm ăn và ngưng hẳn để tránh cá yếu và chết khi vận chuyển. Cỡ cá thu hoạch từ 1-3 kg/con.

Hơn một nửa số tỉnh ở ĐBSCL nuôi cá tra, basa bè. Kinh nghiệm của người nông dân ở đây về nuôi cá bè đã trở thành một nghề rất vững chắc . Tuy nhiên, sản phẩm cá tra, cá basa cần được nông dân áp dụng nuôi theo phương pháp sạch; đang ngày càng được thị trường ưa chuộng.

Chuẩn bị ao

Trước đây, bà con nông dân thường chỉ nuôi 2 mùa chính; vì nguồn giống thường phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Người dân nuôi ở 2 vụ là vụ 1(tháng 4-6), vụ 2 (tháng 11-12). Vào tháng 5-6 hoặc tháng 12-1 năm sau đó sẽ thu hoạch cá thịt.

Tuy nhiên, ngày nay mùa vụ thả giống có thể nuôi quanh năm. Với công nghệ hiện đại; bà con đã chủ động được con giống sinh sản nhân tạo.

Thông thường, nên chọn ao nuôi cá có mực nước có độ sau từ 2-3m; diện tích khoảng trên 500m2. Để giúp thoát nước dễ dàng cho ao, thì bờ ao phải chắc chắn và có cống. Lưu ý về các tiêu chí của môi trường ao như: nước có nhiệt độ từ 26-30 độ; hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg/lít và pH thích hợp từ 7-8.

Cá basa thu hoạch bao nhiêu mùa trong 1 năm

Nên dọn ao thật sạch sẽ, vét bớt bùn, dọn dẹp cỏ; tát cạn nước và bắt hết các loại cá tạp, trước khi tiến hành thả cá vào ao. Sau đó để khử độc cũng như điều chỉnh độ pH thích hợp nên rải vôi ở bờ và đáy ao. Tiếp tục phơi ao trong vòng 2-3 ngày, cuối cùng bơm nước ở nước tiêu chuẩn rồi tiến hành thả giống.

Chuẩn bị bè

Khung bè bằng gỗ tốt để không bị biến dạng do sóng nước. Mặt bè ghép các thanh gỗ cách nhau 1 – 1,5cm, chừa 2 –3 lỗ rộng 1 – 2m (cửa mặt bè). Hông bè ghép ván gỗ hở 1 – 1,5cm. Đầu bè đóng kín bằng lưới kẽm hoặc inox, mắt lưới (1,5×1,5) – (2×2)cm. Đáy bè đóng ván kín khe hở 1 – 1,5cm để tránh thất thoát thức ăn và cá có thể tận dụng thức ăn chìm. Phần nổi được ghép bằng thùng phuy, cây tre, thùng nhựa… Neo bè gồm mỏ neo, dây neo nilon đường kính 2 – 3cm. Bè có nhiều kích cỡ: 100 – 500m3, cỡ lớn có thể tới hàng ngàn m3.

Bè có thể đặt thành cụm nhưng chiều ngang không quá 30% chiều rộng mặt sông vào lúc mực nước thấp nhất. Bè có thể đặt song song nhưng cách tối thiểu 5m; khi đặt nối đuôi nhau phải cách ít nhất 50m và đặt so le để không cản dòng chảy. Nước sông nơi đặt bè phải đảm bảo các thông số: pH 6,5 – 8,5, ô xy hòa tan > 5mg/l, kim loại nặng (chì) 0,002 – 0,007mg/l…

Các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam đến ĐBSCL có thể nuôi quanh năm. Tại các tỉnh phía Bắc thả 1 vụ chính từ tháng 3 – 4, thu hoạch tháng 10 – 11 để tránh đông.

Giống thả nuôi

Chọn cá cỡ đồng đều, cá tra 12 – 15 con/kg (chiều dài thân 16 – 20cm); cá basa 10 – 12 con/kg (chiều dài thân 14 – 16cm). Khi nuôi cá bè không thả lẫn lộn quá nhiều cá to, nhỏ vì cá to tranh ăn của cá nhỏ. Trước khi thả phải tắm nước muối 2% để loại bỏ ký sinh bám trên cá. Thả từ từ vào bè để cá thích nghi. trước khi thả nên ngâm bao cá giống trong nước bè 15- 20 phút.

Mật độ nuôi cá tra: 80 – 120 con/m3, cá basa: 80 – 120 con/m3. Cỡ cá nhỏ thả nhiều hơn cỡ cá lớn.

Thức ăn cho cá

Có hai loại thức ăn: Thức ăn hỗn hợp tự chế biến (TCB) và thức ăn viên công nghiệp (TACN). Thức ăn TCB có hàm lượng dinh dưỡng không ổn định; mất thời gian chế biến cho ăn nên thời gian nuôi kéo dài và cá tích lũy nhiều mỡ. TACN dễ sử dụng, bảo quản, vận chuyển và giữ môi trường nước ít bị ô nhiễm.

Cá basa thu hoạch bao nhiêu mùa trong 1 năm

Thức ăn TCB gồm: cám gạo 44%, bột cá lạt 35%, bánh dầu 10%, rau xanh 20%, thành phần khác (cua, ốc, ruột gia cầm…) 10%, trộn thêm Premix khoáng 1%, vitamin C 10g/100kg thức ăn, hàm lượng đạm ước tính 25 – 28%. Những nguyên liệu trên xay nhuyễn, trộn đều; nấu chín, thể tích nồi nấu trung bình 1 – 1,5m3 có động cơ đảo thức ăn. Thức ăn nấu chín để nguội đưa vào máy ép cắt dạng sợi hoặc viên; sau đó phơi se mặt và cho cá ăn.

TACN do nhà máy cung cấp có cả dạng chìm và nổi. Cả TACN và TCB đều không được có các chất vi sinh bị cấm.

Cho cá ăn 2 – 3 lần/ngày, với thức ăn TCB cho cá tra ăn 7 – 10% trọng lượng cá/ngày, cá basa 4 – 5%/ngày. Trong 2 – 3 tháng đầu thức ăn phải có hàm lượng đạm 25 – 28%, giai đoạn tiếp theo giảm còn 18 – 22% (cá tra) và 18 – 20% (cá basa). Hai tháng trước khi thu hoạch cho cá ăn nhiều hơn để tăng trọng nhanh. Với TACN, khẩu phần cho cá tra 1,5 – 2%/ngày, cá basa 1 – 1,5%. Nên cho ăn vào lúc thủy triều lên hoặc xuống để khi nước chảy mạnh giúp cá no không bị mệt; không nên để cá ăn thiếu hoặc thừa thức ăn.

Quản lý và chăm sóc

Khâu quản lý và chăm sóc cá quyết định thành bại của vụ nuôi cá bè. Trước khi thả cá phải dọn vệ sinh, tẩy trùng bè sạch sẽ, chú ý tất cả các góc cạnh của bè; nơi ẩn chứa vi khuẩn có hại và nguồn gây bệnh cho cá. Vào mùa nắng khi nước chảy yếu dễ bị thiếu ôxy, phải kịp thời trợ lực bằng máy bơm hoặc quạt nước chảy mạnh qua bè để tăng ô xy giúp cá không bị ngạt. Vào mùa lũ nước có nhiều phù sa và lắng đọng nhiều ở đáy bè. Dùng máy bơm quạt nước thổi bùn ra. Máy bơm có thể đặt trong bè chân vịt phải có vòng bảo vệ. Hàng tuần phải lặn kiểm tra quanh bè, xem lưới chắn, gỡ bỏ rác bám.