Cá la hán sống được bao lâu

Cá La Hán là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới được ưa chuộng trên thế giới và cả ở Việt Nam. Cá La Hán có hình dáng đẹp, mạnh mẽ và màu sắc sặc sở ở hai bên hông, chiếc đầu gù to lên giống như của một ông tiên nên có tên gọi là La Hán. Để hiểu rỏ hơn về cá La Hán và những thông tin liên quan đến loài cá cảnh này, BaoKhuyenNong mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cá La Hán có tên gọi tiếng Anh: Flower Horn, là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới được ưa chuộng trên thế giới và cả ở Việt Nam trong những năm đầu 2000 đến nay. Chúng được yêu thích do có hình dáng đẹp, mạnh mẽ và màu sắc sặc sở ở hai bên hông, chiếc đầu gù to lên giống như của một ông tiên nên có tên gọi là La Hán.

Đây là một loài cá có được qua phương pháp lại tạo của các nghệ nhân cá cảnh chứ trong tự nhiên không hề có loài cá này. Có một số nhận định cho rằng cá La Hán được lai tạo từ cá Hồng Két (Flamingo Cichlid) và cá rô phi họng đỏ mà ra, nhưng thực chất chúng được lai tạp từ nhiều loài cá khác nhau cùng chung một họ cá rô phi rất đa dạng vốn có hơn 400 loài. Những con cá La Hán đầu tiên xuất hiện tại các bể nuôi ở Malaysia. Đến năm 2001, từ những cuộc thi cá La Hán đầu tiên đã nhen nhóm phong trào chơi cá La Hán và nhanh chóng lan rộng, được nhiều người hưởng ứng và được phổ biến đến các nước Châu Á khác gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… và thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam vào đầu năm 2004.

Hiện nay, cá La Hán được rất nhiều người nuôi cá chọn nuôi làm cá cảnh, cá La Hán được đón nhận rất cuồng nhiệt hơn cả cá dĩa và cá rồng xưa kia, vì người ta quan niệm loài cá này đem lại sự thịnh vượng và may mắn từ thân hình lấp lánh nhiều ánh châu và chiếc đầu gù to dị dạng khiến loài cá này càng trở nên đẹp và ngộ nghĩnh.

Cá la hán sống được bao lâu
Đặc điểm chung của cá La Hán

Đặc điểm hình thái

Giống như cá Hồng Két, cá La Hán là kết quả của sự biến thể của một loài cá nào đó, qua quá trình lai tạo giống đã tạo ra những giống đẹp như hiện nay. Hình dáng được ưa chuộng và có giá trị nhất hiện nay là có đầu gù càng to càng giá trị, màu sắc sặc sỡ, dấu đen trên mình sậm hơn, đuôi và vây dài và to.

  • Hình dáng: Phần này nên dày và có hình oval. Vài biến thể của nó có dạng gần như hình tròn. Bụng đầy đặn và không có nếp gấp.
  • Màu sắc: Đa phần La Hán có màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng. Tuy nhiên, chúng có thêm màu nền gần như đỏ rực.
  • Vảy hạt trai: Đa phần có màu xanh, đôi khi màu đen, giúp tăng thêm vẻ đẹp kiêu hùng của cá.
  • Đốm ngang màu đen: Đốm đen đậm dày nói lên sự khỏe mạnh của cá. Tuy nhiên, không phải con nào cũng được như vậy. Đốm càng giống chữ phúc, lộc, thọ của tiếng hoa càng có giá trị.
  • Đầu: Không liên quan đến hình dáng, kích cỡ và màu sắc, đầu gù là loài cá được ưa chuộng. Nhưng nó cần được cân đối với hình dáng và kích cỡ của cá.
  • Mắt: Nằm ở vị trí hai bên đầu. Mắt tròn và mi mắt lanh lợi, dễ nhận thấy.
  • Vây và đuôi: Nên thường xuyên ở vị trí thẳng đứng, đuôi càng dài càng xòe to, càng tăng giá trị của cá.

Đặc điểm sinh trưởng

Là loài cá cảnh được lai tạo, có tuổi thọ khá cao (trên 10 năm) và sức khỏe cũng khá tốt. Cá trưởng thành có khá nhiều điểm đặc biệt được thừa hưởng bởi cá cha và cá mẹ đặc biệt là màu sắc lấp lánh trên thân không con nào giống con nào cả. Chúng có đuôi xòe đẹp và vây thường kéo dài, mắt không to, hai mang ngắn. Cá La Hán trưởng thành có kích thước từ 25cm hoặc 30cm tùy loài. Cá La Hán khá hiếu động và tò mò, bơi lội nhiều trong hồ và cũng thích phá phách những vật làm cảnh như đá, cây thủy sinh nên thường nuôi cá La Hán trong hồ trơn. Dễ nuôi vì cá mạnh khỏe, ít bệnh lại ăn tạp, chủ yếu những thức ăn sống như tôm tép, ốc, cá con và thịt bò băm nhuyễn (khó tiêu).

Cá la hán sống được bao lâu
Đặc điểm sinh trưởng của cá La Hán

Tiêu chuẩn chung để đánh giá một chú cá La Hán đẹp là thân mình phải nhiều “châu” tức là những vảy cá óng ánh, màu sắc sặc sỡ và cái đầu phải có cái gù càng to thì càng có giá trị.
Sở dĩ một chú cá La Hán đạt tiêu chuẩn lại có giá cao vì mặc dù chúng sinh sản khá dễ, nhưng số cá trưởng thành có màu sắc đẹp và đầu gù to thường chiếm tỷ lệ khá thấp trong đàn cá, từ 10% đến 30% cho dù cá cha và cá mẹ đều đẹp.

Có thể chịu đựng được trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường, bản tính hung dữ hay tấn công những cá khác khi nuôi chung trong hồ. Thích sống nơi nước sạch và pH nước 5 – 7., nhiệt độ thích hợp 20 – 32oC tốt nhất 26 – 30oC.

Đặc điểm sinh sản

Cá La Hán sinh sản dễ dàng sau một năm tuổi khi cá đã trưởng thành, và được cho sinh sản nhân tạo trong hồ kính. Người nuôi cá sẽ chọn ra hai cá thể cá trống và mái. Thường thì cá trống phải to, màu sắc tươi đẹp sức khỏe tốt, tiêu chuẩn sức khỏe để chọn cá mái cũng tương tự nhưng thường cá mái chọn giao phối phải nhỏ hơn.

Cá la hán sống được bao lâu
Đặc điểm sinh sản của cá La Hán

Hai con cá được thả vào hồ kính, sau đó được ngăn riêng ra bằng một tấm kính trong suốt, chờ cho đến khi cả hai bớt hung hăng với nhau và bắt đầu có cử chỉ mời gọi quấn quít thì người ta lấy tấm kính ra. Hai con cá sẽ quần ổ và dọn sạch giá thể (thường là những hòn sỏi hoặc viên gạch tàu đặt sẵn dưới đáy hồ) và tiến hành đẻ trứng lên đó. Bắt đầu quá trình đẻ trứng, ống sinh dục của cá mái sẽ lú ra và dán trứng lên giá thể, dán đến đâu cá trống sẽ bơi theo tưới tinh lên đó. Sau hai giờ đồng hồ thì cá đẻ xong, thường thì người ta vớt riêng hai con cá cha mẹ ra hoặc tách riêng giá trứng ra hồ khác để ấp trứng vì sợ hai con cá sẽ cắn nhau để giành ổ.

Cá bột sẽ nở sau 48 giờ và được nuôi bằng thức ăn vi sinh hoặc bo bo nhỏ. Qua hai tuần cá có thể ăn thức ăn đặc chế và sau một tháng có thể tiến hành chọn lọc loại bỏ cá xấu không đạt tiêu chuẩn và giữ lại những cá con có hình thể đẹp tiếp tục nuôi đến trưởng thành.

Cá la hán sống được bao lâu
Kỹ thuật nuôi để cá La Hán lên màu, lên đầu

Cung cấp thức ăn phù hợp với màu sắc vốn có của cá

Nuôi dưỡng, chăm sóc là quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho cá, chẳng hạn cá Cislasoma có màu đỏ, thì chủ yếu vẫn là bản thân con cá phải có sắc gien sắc tố đỏ, khi nuôi chỉ cần khi pha chế thức ăn thì tăng thêm chất Astaxanthin (chất tăng màu đỏ) là được, khi cá ăn những thức ăn có chất astaxanlin thì các chất này sẽ tác động lên các phiến vảy, do đó cá của chúng ta sẽ ngày càng đỏ. Nhưng nếu như vảy cá của bạn không có gien sắc tố màu đỏ vàng kim, vàng quýt, thì chất astaxanlin trong thức ăn cung cấp cho cá cũng không thể nào mang lại hiệu quả, để cho các vảy cá không biến hòa thành các màu sắc khác thì chỉ có thể dựa vào những gien sắc tố tương đồng mới có thể đạt được hiệu quả xuất sắc.

Thức ăn lên đầu chỉ có tác dụng khi cá có gien đầu u

Thức ăn lên đầu cho cá la hán cũng vậy, ngoài thực phẩm ra thì cá cũng phải có gien đầu u thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. cách thức chế biến thức ăn lên đầu cho cá la hán về cơ bản chỉ cần sử dụng một hàm lượng cao nhất Protein khi pha chế, loại chất này có trong các loại thịt chứa hàm lượng Cholesterol cao, hương vị dầu. Sau khi cho cá ăn một lượng lớn thức ăn này thì chúng sẽ tăng cân rất nhanh, do đó cũng sẽ nhanh chóng thấy trên đầu của chúng sẽ lồi lên một cục bướu rất rõ ràng. Nhưng chiếu theo trình tự bình thường thì ít nhất cũng phải từ 30-60 ngày thì mới có hiệu quả. Vì chúng cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định thì cơ thể của chúng mới có thể tích lũy và hấp thu được những chất có trong thức ăn này khi đó mới có những biểu hiện ra bên ngoài. Còn đối với cá con thì bắt buộc chúng phải có gien u đầu thì mới có thể phối hợp với các thức ăn giàu Cholesterol và sau đó tích lũy lên đầu được.

Cá la hán của bạn nuôi không đẹp như ở cửa hàng bán cá hay trong sách vỡ, có thể chúng vẫn có đầu u và biểu hiện màu sắc tươi đẹp nhưng không nhiều, những con cá biểu hiện như thế này chỉ chiếm tỉ lệ 1/1.000 hoặc ít hơn nữa. Những chú cá mà bạn thấy màu sắc của chúng rất đẹp và tươi. Sở dĩ chúng có được ‘phong độ’ như thế là ví chúng luôn được thưởng thức những thực phẩm có chứa chất tăng màu.

Điều kiện sống để cá giữ được màu sắc đẹp, đầu gù lớn

1. Nước tuần hoàn – có thể sẽ đào thải được các phế vật ô nhiễm trong bể một cách tạm thời.

2. Lượng thức ăn cho vào bể phải vừa đủ – nếu cho nhiều quá sẽ làm ô nhiểm nguồn nước, còn quá ít thì cá không đủ no, thông thường khi cho ăn trông thấy bụng cá to hơn bình thường một chút là được.

3. Dùng cát san hô làm lưới lọc nước – loại cát này rất giàu chất calcium, tác dụng nâng cao độ PH trong nước, làm cho nước không bị biến chất.

4. Tăng lượng ánh sáng. Mỗi ngày cá cần 1 lượng ánh sáng thích hợp, như thế màu sắc của cá sẽ tươi và sáng hơn.

Cá la hán sống được bao lâu
Cách phân biệt giới tính cá La Hán

Đốm đen trên vây lưng cá

Cá La Hán là giống cá lai tạp giao nên phương pháp phân biệt giới tính căn cứ vào đốm đen trên vây lưng của chúng cũng không chính xác lắm. Nhưng những phương pháp phân biệt thông thường lại không thể áp dụng khi cá con nhỏ, cho nên phương pháp phân biệt này vẫn được sử dụng.(Tỷ lệ chính xác đạt khoảng 60%)

  • Vây lưng không có đốm đen: 80% là cá đực.
  • Vây lưng có đốm đen: 60% là cá mái.

Quan sát động thái của cá

Thông thường cá La Hán đực nhỏ tương đối “lì lợm”, còn cá La Hán cái nhỏ rất dễ sợ (nhát) và bị chuyển màu. Khi chúng sống trong tình trạng thức ăn không đầy đủ (ở các của hàng kinh doanh cá kiểng), dùng tay quẫy nhẹ vào trong bể cá, nếu thấy cá Hoa La Hán không hoảng hốt bỏ đi phần lớn là cá đực, còn nếu thấy cá ẩn náu lâu dưới đáy bể hoặc sau các hòn đá tạo cảnh và thể sắc chuyển màu đen thì thông thường là cá mái. Khi ăn no, thông thường cá Hoa La Hán sẽ có một chút thay đổi chẳng hạn như khi thấy con người đến gần, thông thường cá Hoa La Hán phần lớn sẽ bơi tán loạn, còn cá Hoa La Hán đực sẽ bơi đến một cái hốc nào đó bên cạnh.(Tỷ lệ chính xác là 75%)

Quan sát trạng thái tĩnh

Quan sát cá Hoa La Hán con, bộ phận bụng của chúng hơi phình to ra một chút thì khả năng tính cái là rất lớn. Còn khi lật mình cá xem cơ quan sinh dục của chúng, nếu thấy nó hơi lồi ra thì phần lới chúng mang giới tính đực, còn nếu xem không thấy có gi lồi ra thì đó là cá mái.(Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)

Quan sát toàn bộ thể thái của cá trung

Thông thường cá có hình thể hơi thô, có gờ có cạnh là cá có giới tính đực. Còn thể thái cá tròn. Mượt mà thì là cá có giới tính cái.(Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)

Xương vay lưng cá trung

Xương vây lưng từ cái thứ nhất đến cái thứ sáu có biểu hiện tương đối thô kệch và có hình tròn là cá có giới tính đực, còn có biểu hiện nhỏ, có hình dẹp thì là cá cái.(Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)

Vay bụng cá trung

Do cá mái khi sinh sản phải dùng vây bụng để lắc cho rớt trứng và cung cấp khí oxy; đề phòng các vi khuẩn xâm nhập và dùng vây để loại bỏ các tạp vật, vì thế nếu như dùng tay tiếp xúc, đụng vào vây bụng, nếu thấy mềm mại thì đó là cá cái, con hơi cứng là cá đực.(Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)

Tuyến ngực cá trung

Cách nhìn của phương pháp nhận biết này tương đối mơ hồ, nhưng tỷ lệ chính xác lại rất cao. Thông thường cá đực sẽ có tuyến ngực phần bụng tương đối nhọn, và chỗ hàm dưới của cá giống như là nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực phần bụng cá cái thì thương đối tròn. (Tỷ lệ chính xác khoảng 90%)

Sinh dục cá trung

Lúc bình thường lỗ sinh dục của cá đực sẽ lồi ra hình chữ V, còn lỗ sinh dục của cá mái sẽ lồi ra hình chữ U. khi phát dục, tuyến sinh dục của cá mẹ lồi hẳn ra, lúc này là lúc quan sát để phân biệt chính xác nhất.(Tỷ lệ chính xác cao nhất, khoảng 95%)