Các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Họ và tên: Trang Thị GiangLớp: K40B – Giáo dục tiểu họcMã sinh viên: 145D1402020041BÀI TẬP CÁ NHÂNA.Dạy học lấy người học làm trung tâmI. NGUỒN GỐCQuá trình dạy học gồm hai mặt: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt độnghọc của học sinh. Trong lí luận dạy học có hai hướng:- Tập trung vào vai trò hoạt động của GV (lấy GV làm trung tâm)- Tập trung vào vai trò hoạt động của HS (lấy HS làm trung tâm).Cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy GV làm trung tâm sang lấy HS làm trungtâm. Đây là một xu hướng tất yếu có lí do lịch sử.- Trong lịch sử giáo dục, ở thời kì chưa hình thành tổ chức nhà trường, mộtGV thường dạy cho một nhóm nhỏ HS. Do đó coi trọng trình độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò và cũngcó điều kiện để thực hiện cách dạy thích hợp với mỗi HS, vai trò chủđộng tích cực của người học được đề cao, tuy nhiên năng suất dạy họcquá thấp.- Từ khi xuất hiện tổ chức nhà trường với những lớp học có nhiều HS cùnglứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì GV khó có điều kiện chăm lo chotừng HS, giảng dạy cặn kẽ cho từng em.• GV quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình làtruyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và SGK, cốgắng làm cho mọi HS trong lớp hiểu và nhớ những lời thày giảng-> kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ.Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính tích cực chủđộng học tập của HS, thực hiện “dạy học phân hóa”, quan tâm đến nhu cầukhả năng của mỗi cá nhân HS trong tập thể lớp. Các phương pháp “dạy họctích cực”, “lấy người học làm trung tâm” đã ra đời trong bối cảnh đó.II.Bản chất: Dạy học lấy người học làm trung tâm:••Trong quá trình giáo dục - dạy học, người học vừa là đối tượng vừa làchủ thể.Dưới sự chỉ đạo của GV, người học phải tích cực chủ động cải biếnchính mình, không ai làm thay cho mình được.B. PPDH tích cực- Khái niệm: PPHD tích cực là những PPDH theo hướng phát huy tích cực chủđộng, sáng tạo của học sinh..- Các đặc trưng cơ bản:+ Dạy học phải kích thích nhu cầu và hứng thú học tập của học sinh.+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh: Từ học làm đến biếtlàm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại và phát triển nhân cách một con ngườilao động tự chủ, năng động, sáng tạo.+ Dạy học chú trọng phương pháp tự học: Người thầy giáo tốt truyền đạt chânlý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm chân lý.+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Học thầy khôngtày học bạn.+ kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của học sinh.- Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệttrong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thíchtư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.-Các yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực:• Không khí và các mối quan hệ trong nhóm• Sự phù hợp với mức độ phát triển• Sự gần gũi với thực tế• Mức độ và sự đa dạng của hoạt động• Phạm vi tự do sáng tạo-Một số kĩ thuật dạy học tích cực:1.Kỹ thuật "động não" (Brainstorming)••Kỹ thuật động não viếtKỹ thuật động não không công khai2.Kỹ thuật XYZ3.Kỹ thuật "bể cá"4.Kỹ thuật "ổ bi"5.Tranh luận ủng hộ – phản đối6.Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học7.Kỹ thuật tia chớp8.Kỹ thuật "3 lần 3"9.Lược đồ tư duy10. Kĩthuật "Khăn trải bàn"11. Kĩthuật "Các mảnh ghép"12. Kỹthuật KWL - KWLH13. Kỹthuật chia sẻ nhóm đôi (Think-Pair-Share)14. Kỹthuật Kipling (5W1H)15. Kỹthuật chia nhóm16. Kỹthuật giao nhiệm vụ17. Kỹthuật đặt câu hỏi18. Kỹthuật phòng tranh19. Kỹthuật công đoạn20. Kỹthuật “Trình bày một phút”21. Kỹthuật “Chúng em biết 3”22. Kỹthuật “Hỏi và trả lời”23. Kỹthuật “Hỏi Chuyên gia”24. Kỹthuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”25. Kỹthuật “Viết tích cực”26. Kỹthuật “Đọc tích cực” (Đọc hợp tác)27. Kỹthuật “Nói cách khác”28. Kỹthuật phân tích phim Video29. Kỹthuật tóm tắt nội dung tài liệu theo nhómC.Ví dụ minh họa: Kĩ thuật sơ đồ tư duy.Sơ đồ tư duy:• Là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để chuyển tảithông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.• Là một phương tiên ghi chép đầy đủ sáng tạo và rất hiệu quả theođúng nghĩa của nó “ sắp xếp” ý nghĩ.Là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mởrộng và đào sâu các ý tưởng .• Nhờ sự kết nối giữa các nhánh ,các ý tưởng được liên kết với nhaukhiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm visâu rộng .• Tính hấp dẫn của hình ảnh âm thanh … giúp cho việc ghi nhớ đượclâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xửlí, rút ra kết luận hoặc xây mô hình về đối tượng cần nghiên cứu.Bản chất: HS sử dụng từ khóa (hình ảnh, biểu tượng,..) liên quan đến chủ đề đểliên kết các nội dung một cách logic, hợp lí dựa vào trí tưởng tượng, óc sángtạo của HS nhằm ghi nhớ nội dung bài học sâu sắc, khoa học và nhanh hơndưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV.•-Vai trò: Sử dụng trong dạy và học mang lại tính hiệu quả cao, phát triển tư duylogic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay choghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt”. Phù hợp với tâm sinh lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớlí thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ kiến thức hóa.Cơ sở của sơ đồ tư duy* Cơ sở sinh lí thần kinh:- Những thành tựu nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy: bộ nãokhông tư duy theo dạng tuyến tính mà bằng cách tạo ra những kết nối, nhữngnhánh thần kinh. Việc ghi chép tuần tự theo lối truyền thống với bút và giấy códòng kẻ đã khiến cho con người cảm thấy nhàm chán.- Quá trình tư duy là sự kết hợp phức tạp giữa ngôn ngữ, hình ảnh, khungcảnh, màu sắc, âm thanh và giai điệu.Tức là quá trình tư duy đã sử dụng toàn bộcác phần khác nhau trên bộ não.* Cơ sở tâm lí học:- Trực giác đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo.- Cở sở của trực giác là trí tưởng tượng khoa học.- Trí tưởng tượng là khả năng tạo hình ảnh phản ánh đối tượng cho trước ởtrong óc. Trí tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong ánh sáng tạo bởi con ngườitưởng tượng ra cái mới ở trong óc rồi mới biến nó thành hiện thực.- Khi ta suy nghĩ về một vấn đề gì đó thông tin được tích lũy trong não mộtcách dần dần. Bằng trí tưởng tượng của mình, con người xây dựng các sơ đồ môhình và tiến hành thao tác với các “ vật liệu” ấy.- Trong sơ đồ tư duy, học sinh được tự do phát triển các ý tưởng, xây dựngmô hình và thiết kế mô hình để giải quyết những vấn đề thực tiễn.Từ đó, cùng với việc hình thành được kiến thức, các kĩ năng tư duy ( đặc biệt kĩnăng tư duy bậc cao) của học sinh cũng được phát triển.Cách tiến hành:- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ýtưởng hay khái niệm, chủ đề, nội dung chính.- Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa đề cậpmột liên quan bằng các nhánh chính ( thường tô đậm nét).- Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển, phân nhánh đến các hình ảnh hay từkhóa, tiểu chủ đề cấp hai có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh, có thểthêm các hình ảnh hay kí hiệu cần thiết).- Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm, nội dung vấn đề liênquan luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra được một “ bứctranh tổng thể” mô tả về khái niệm, nội dung chủ đề trung tâm một cách đầy đủ vàrõ ràng.- Như vậy, bản chất mở của quá trình này khuyến khích việc tạo nên mối liênhệ giữa các ý tưởng.- Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy ( với cácloại bút màu khác nhau nếu có)-Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa.Một giải pháp được hướng đến là sử dụng phần mềm để tạo ra sơ đồ tư duy.Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng sơ đồ tư duy:- Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng sơ đồtư duy: sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ một phần…- Giáo viên được ra các câu hỏi để gợi ý học sinh lập sơ đồ ( thấy được quanhệ giữa các từ khóa với các từ khóa thứ cấp hay chủ đề chính với các chủ đề nhỏ).- Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ.Ví dụ:Sử dụng kĩ thuật “sơ đồ tư duy” trong bài: “lịch sự với mọi người” lớp 4.1.2.3.--Mục tiêu:HS hệ thống được các lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ thể hiện lịch sự vớimọi người.Hs nhớ sâu các kiến thức liên quan đến lịch sự với mọi người.HS nhìn vào sơ đồ có thể thực hiện những hành vi phù hợp với chuẩn mực.Tác dụng:Tạo hứng thú cho HS đối với vấn đề đang học.Giúp HS hệ thống một các rõ ràng, khoa học những kiến thức về vấn đề lịchsự với mọi người.Phát triển các kĩ năng: hợp tác, giao tiếp, bày tỏ ý kiến, thống kê, tổng hợp,…Phát huy tính tích cực của tất cả các thành viên trong nhóm.Cách tiến hành:GV chia nhóm: 4 hoặc 6 thành viên. Có 1 nhóm trưởng để quản lí nhóm.GV nêu yêu cầu:+ Các nhóm dùng giấy Ao trình bày những vấn đề về bài học: “lịch sự vớimọi người”+ GV gợi ý theo nội dung:• Trung tâm là “ lịch sự với mọi người”• Phát triển theo các nhánh đậm như: lời nói, cử chỉ, hành động.thái độ,… hay trẻ em, người lớn, cụ già,….• Từ các nhánh phát triển ra các nội dung cụ thể, chi tiết hơn tùyvào kiến thúc, sự sang tạo của HS.Các nhóm thảo luận và dùng bút nhiều màu, các biểu tượng, tranh ảnh, kíhiệu,… để hoàn thiện sơ đồ của nhóm.Sau khi hoàn thành sơ đồ, các nhóm trình bày kết quả của nhóm, các nhómkhác bổ sung nhận xét.GV nhận xét, cho ý kiến, khuyến khích, bày tỏ thái độ về hoạt dộng của HSvà tổng kết kiến thức dựa trên các sơ đồ của HS.Dưới đây là 1 ví dụ cho sơ đồ tư duy của bài “lịch sự với mọi người”Mời trước khi ăn cơmNói lời dễ ngheLời nóiNghiêm trang khi dự buổi lễ long trọngKhông quát tháoKhông nói quá nhỏVui vẻ khi khách đến nhàChào hỏi khi gặp người khácThái độLịch sự vớimọi ngườiKính trọng người lớn tuổiNhường chỗ cho cụ già và em nhỏkhi đi xe công cộngĐứng đối diện khi nói chuyệnHành độngMở cửa đón kháchChe miệng khi hắt xìGiơ tay chào mọi ngườiMỉm cười đáp lễCử chỉ

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰCLẤY HỌC SINH LÀM NGƯỜI TRUNG TÂMI. ĐẶT VẤN ĐỀPhương pháp dạy học là sản phẩm của sự liên kết giữa lí thuyết và thực hành sư phạm, nhằm giúp học sinh chiếm lónh kiến thức, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách.Trong những năm gần đây (kể từ sau khi thay sách) thì Bộ GD cũng ban hành cải tiến phương pháp giảng dạyDựa trên cơ sở đó và thực tế giảng dạy tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc cải tiến phương pháp giảng dạy nên tôi chọn đề tài : Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm.II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀDo nhu cầu phát triển của xã hội, hoà nhòp với tốc độ phát triển của khoa học kó thuật thì nhu cầu của hoạt động Dạy-Học đòi hỏi cũng được nâng lên. Trong những năm trước đây việc dạy học theo phương pháp cũ. Người thầy đóng vai trò chủ đạo, còn người học chỉ là người tiếp thu thụ động. Những năm gần đây thay đổi phương pháp dạy họckhoa học kó thuật thì nhu cầu của hoạt động dạy và học đòi hỏi cũng được theo hướng tích cực. Người học không còn thụ động tiếp thu nữa mà trở thành trung tâm, chủ thể của hoạt động dạy – học.Trò là chủ thể của hoạt động GD: Người học không hoạt động bằng nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức từ một phía, mà học tích cực bằng hành động của chính bản thân, tức là người học tự tìm ra “cái chưa biết”, “Cái cần khám phá” để đi đến tích luỹ kiến thức và chân lí. Người học không phải được đặt trước những kiến thức có sẵn của SGK, hay là bày giảng giải áp đặt của thầy cô giáo, mà người học được đặt trước những tình huống thực tế, cụ thể của cuộc sống. Từ đó các em quan sát, suy nghó, tra cứu, phân tích, phán đoán, tập xử lí tình huống và giải quyết vấn đề.Quá trình lónh hội tri thức, kó năng của học sinh cũng là quá trình hành động, nghiên cứu làm theo một phần nào đó con đường của các bậc tiền bối (Những nhà nghiên cứu, phát minh) nêu ra. Các tri thức, kó năng mà học sinh lónh hội không dập theo khuôn mẩu có sẳn, các em phải tự lực đi tìm cái chưa biết, cái khám phá, mang tính chất sáng tạo (có dựa vào tri thức của những người đi trước).Cái khó khăn sai lầm mà học sinh mắc phải trong quá trình tự mình đi tìm cái chưa biết, cái cần khám phá là ở sự các em thiếu tự tin ở chính mình (sợ sai). Để khắc phục sự cố này thì vai trò của giáo viên cũng không nhỏ.Thầy là người điều khiển hổ trợ cho chủ thể hoạt động: Thầy không còn là người truyền đạt kiến thức thường , kiến thức có sẳn trong SGK, cung cấp chân lí có sẳn mà là người đònh hướng, đạo điễn cho học sinh tự mình khám phá ra tri thức, kó năng, chân lí.Thầy phải đạo diễn thế nào để cho học sinh “học 1 biết 10” – người học tích cực chủ động “hành để học – học để hành” -> “Học đi đôi với hành”, “ Học mà không hành là học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi” (Hồ Chí Minh).Thầy từ chổ là người chỉ biết truyền đạt chân lí. Nay vươn lên trở thành người dạy cách chủ yếu cho học sinh tìm ra châm lí. Thầy dạy cho người học cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống và trưởng thành theo bằng cố vấn, hướng dẫn;chứù không phải là công cụ đơn giản truyền bá kiến thức một cách cụ thểQuan hệ thầy trò trước đây chủ yếu diễn ra theo chiều dọc (Từ quyền lực và năng lực của thầy đến quan hệ phục tùng của trò). Vơí phương pháp tích cực ( quan hệ giữa thầy và trò vẫn tồn tại, tôn trọng nhưng có sự hợp tác với nhau. “Không thầy đố mày làm nên”Như vậy trong quá trình người học vừa tự mình hành động vừa hợp tác với bạn bè để tìm ra kiến thức, thì chính thầy giáo là người đònh hướng cho học sinh hành động, đạo diễn, tổ chức tập thể lớpgiúp cho kiến thức cá nhân của mọi học sinh nẩy nở.Trong quá trình tranh luận giữa học sinh với học sinh có những vấn đề chưa ngã ngũ thì lúc này người thầy có vai trò là trọng tài khoa học, Thầy là người kết luận có tính chất khẳng đònh về kiến thức khoa học trong các cuộc tranh luận, giúp học sinh xử lí đúng đắn các tình huống phức tạp trong quá trình học tập.Thầy là người đạo diễn, tổ chức cho trò biết cách hành động, hợp tác với các bạn và cả với thầy, để cùng nhau khám phá tri thức kó năng và áp dụng những tri thức, kó năng ấy vào chân lí cuộc sốngTrong quá trình đi tìm tri thức, kó năng, người học tạo ra một sản phẩm giáo dục ban đầu có thể chưa khoa học, nhưng người học sẽ tự đánh giá được sản phẩm của chính mình, sẽ nhớ lâu, nhớ kó khi được điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm. Vì vậy ta phải phát huy tối đa phương pháp học tích cựu lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp này không chỉ tác động qua lại giữa thầy và trò mà còn có của trò với trò. Cho nên lớp học cũng có một phần quyết đònh thành bại trong phương pháp nàyLớp học: Là cộng đồng của chủ thể, là môi trường trung gian giữa thầy và tròTrong thời đại ngày nay, hoạt động sản xúât, nghiên cứu khoa học hay quản lí xã hội đều là những hoạt động hợp tác. Hành động giáo dục diễn ra trong môi trường lớp học không thể là hoạt động cá nhân thuần tuý mà cũng phải là hành động hợp tác. Cho nên trong lớp học không nên có quá nhiều đối tượng (G – K – TB – Y –K), mà hạn chế chỉ độ 03 đối tượng trở lại để vấn đề hợp tác diễn ra đồng bộ.Trong quá trình hợp tác ở lớp thường xuyên diễn ra tranh luận giữa chủ quan và khách quan, đúng và sai, cá nhân và tập thể, các tình huống đó lập đi lập lại, làm cho người học phải tự hiện ra mối quan hệ cần duy trì. Quá trình khám phá tri thức mới cũng là quá trình hình thành nhân cách cho học sinh thông qua vai trò của lớp học.Lớp học sẽ tạo môi trường thuận lợi cho “học bạn”, biết cách hợp tác với bạn trong học tập, thì người học sẽ tự nâng mình lên một trình độ mới: “Học thầy không tày học ban” – tại môi trường này cũng tạo ra điều kiện rất thuận lợi để “ học thầy”, biết cách phát huy trí tuệ theo sự điều động, hướng dẫn “đạo diễn” của thầy thì sẽ càng nâng cao trình độ của mình hơn “ không thầy đố mày làm nên”. Hai câu thành ngữ này không hề mâu thuẩn nhau mà nó luôn bổ sung cho nhau để hoàn thiện một con người mới.III. KẾT THÚC VẤN ĐỀQua quá trình dạy học theo phương pháp giáo dục tích cực: “Lấy người học làm trung tâm”. Với những đặt trưng cơ bản đã nêu trên thì đây là một hệ thống điều khiển khoa học với những nguyên tắc như sau:- Thầy đạo diễn, tổ chức để tìm hiểu kiến thức mới- Trò chủ động tìm ra kiến thức mới bằng hành động- Trò đối thoại với trò-đối thoại với thầy-hợp tác với bạn.- Trò hợp tác với thầy để khẳng đònh kiến thức do trò tìm ra.- Trò học cách giải quyết vấn đề mang tính thuyết phục cao ở thầy.- Trò tự đánh giá sửa chữa điều chỉnh kó năng,tri thức của mình.Từ đó thầy sẽ có cơ sở để đánh giá cho điểm trò.Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra từ thực tế giảng dạy theo phương pháp hiện nay.Rất mong được sự góp ý bổ sung của các cấp lãnh đạo và các đồng chí,đồng nghiệp để bản thân tôi cố gắn hơn nữa trong công tác giảng dạy,hoàn thành nhiệm vụ “Trồng người” mà Đảng và Nhà nước giao. Xin chân thành cảm ơn. KBT,Ngày…tháng…năm 2007.