Các phương pháp giải bài tập vật lý lớp 8

Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và môn Vật lí nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển. Mỗi giáo viên dạy Vật lí chúng tôi đã và đang vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp các em học sinh học tốt và yêu thích môn Vật lí.

Vật lí là một trong những môn học lí thú, hấp dẫn trong nhà trường phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa môn học này ngày càng yêu cầu cao hơn để đáp ứng kịp với công cuộc CNH – HĐH nhằm từng bước đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra góp phần xây dựng đất nước.

Đội ngũ học sinh trong các trường Trung học cơ sở là một lực lượng lao động dự bị nòng cốt và hùng hậu về khoa học kỹ thuật. Trong đó, kiến thức, kỹ năng Vật lí đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực này. Kiến thức, kỹ năng Vật lí cũng không ngừng được vận dụng vào cuộc sống của con người góp phần tạo ra của cải, vật chất cho xã hội.

Trong giảng dạy Vật lí, việc hướng dẫn học sinh có phương pháp giải bài tập là một vấn đề hết sức quan trọng bởi vì: việc giải bài tập vật lí không những tạo cho học sinh những tư duy lô gic, mà còn tạo ra cho học sinh những tình huống phải suy nghĩ, sẽ kích thích được hứng thú cao của học sinh đối với nội dung bài học.

Củng cố kiến thức đã có và xây dựng được mối liên quan giữa những kiến thức cũ và kiến thức mới đặc biệt là cho các tiết tổng kết, làm cho học sinh sẽ được thỏa mãn vì các kiến thức học sinh tiếp thu được đã giúp các em giải thích một số hiện tượng trong thực tế, áp dụng một số tình huống đơn giản của cuộc sống hàng ngày liên quan đến vật lí.

Cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp học với học sinh là một trong những vấn đề cơ bản, là một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều thầy cô giáo và học sinh. Nhận thức được điều đó tác giả xin chân thành giới thiệu đến bạn đọc quyển sách: Phương pháp giải bài tập vật lý 8.

Cuốn Phương pháp giải các dạng bài tập trọng tâm Vật lí 8 là sách tham khảo dùng cho học sinh lớp 8, Sách được biên soạn bởi các tác giả Lê Thị Thu Hà - Trần Huy Hoàng. Sách được xuất bản tại NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn Phương pháp giải các dạng bài tập trọng tâm Vật lí 8 hiện đang có bán tại Nhà sách Quảng Lợi. Hiệu sách, nhà sách, đại lý bán buôn, nhà trường, phụ huynh học sinh có nhu cầu mua sách vui lòng liên hệ Nhà sách Quảng Lợi số 0938.246.605 - 0926.609.609 để được tư vấn và báo giá tốt nhất !

Tổng hợp cách giải một số dạng bài tập vận tốc hay, chi tiết

Dạng 1: Xác định vận tốc, quãng đường, thời gian chuyển động

- Vận tốc: \(v = \frac{s}{t}\)

- Quãng đường: \(s = v.t\)

- Thời gian: \(t = \frac{s}{v}\)

Dạng 2: So sánh chuyển động nhanh hay chậm giữa các vật

- Căn cứ vào vận tốc của các chuyển động trong cùng một đơn vị:

+ Vật có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn

+ Vật có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn

- Nếu đề bài hỏi vận tốc của vật này lớn gấp mấy lần vận tốc của vật kia thì ta lập tỉ số giữa hai vận tốc.

- Hai vật A và B cùng chuyển động. Tìm vận tốc của vật A so với vật B.

+ Nếu hai vật A và B chuyển động cùng chiều thì:

\(v = {v_A} - {v_B}\left( {{v_A} > {v_B}} \right)\) => Vật A lại gần vật B

\(v = {v_B} - {v_A}\left( {{v_A} < {v_B}} \right)\) => Vật B đi xa hơn vật A

+ Nếu hai vật A và B chuyển động ngược chiều thì ta cộng vận tốc của chúng lại với nhau: \(v = {v_A} + {v_B}\)

Dạng 3: Bài toán hai vật chuyển động gặp nhau

  1. Hai vật chuyển động ngược chiều

+ \({v_1} = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}};{s_1} = {v_1}.{t_1};{t_1} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}}\)

+ \({v_2} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}};{s_2} = {v_2}.{t_2};{t_2} = \frac{{{s_2}}}{{{v_2}}}\)

+ \(s = {s_1} + {s_2}\) (s là tổng quãng đường các vật đã đi cũng là khoảng cách ban đầu của hai vật)

  1. Hai vật chuyển động cùng chiều

+ \({v_1} = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}};{s_1} = {v_1}.{t_1};{t_1} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}}\)

+ \({v_2} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}};{s_2} = {v_2}.{t_2};{t_2} = \frac{{{s_2}}}{{{v_2}}}\)

+ \(s = {s_1} - {s_2}\left( {{v_1} > {v_2}} \right)\)

+ \(s = {s_2} - {s_1}\left( {{v_1} < {v_2}} \right)\)

Dạng 4: Bài toán chuyển động của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng trên hai bến sông

Gọi \({v_x},{t_x},{s_x}\) lần lượt là vận tốc, thời gian, quãng đường khi xuôi dòng.

\({v_{ng}},{t_{ng}},{s_{ng}}\) lần lượt là vận tốc, thời gian, quãng đường khi ngược dòng.

\({v_n}\) là vận tốc của dòng nước.

\({v_t}\) là vận tốc thực của thuyền khi dòng nước yên lặng.

Ta có:

+ \(\left\{ \begin{array}{l}{v_x} = {v_t} + {v_n}\\{v_{ng}} = {v_t} - {v_n}\end{array} \right. \Rightarrow {v_n} = \frac{{{v_x} - {v_{ng}}}}{2}\)

+ \({t_x} + {t_{ng}} = \frac{{{s_x}}}{{{v_x}}} + \frac{{{s_{ng}}}}{{{v_{ng}}}}\)

Loigiaihay.com

  • Lý thuyết vận tốc
  • Bài C1 trang 8 SGK Vật lí 8 Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm ?
  • Bài C2 trang 8 SGK Vật lí 8 Giải bài C2 trang 8 SGK Vật lí 8. Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào cột 5. Bài C3 trang 9 SGK Vật lí 8

Giải bài C3 trang 9 SGK Vật lí 8. Dựa vào bảng kết quả xếp hạng, hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động...