Các truyền thống tốt đẹp của dân ta là gì

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang là một vấn đề quan trọng của xã hội hiện nay. Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc không phải là một điều dễ dàng.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Ví dụ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, …) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

– Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:

+ Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa,…

+ Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca,…

+ Về văn hóa: Các tập quán, cách ứng xử,…

Thứ nhất: Về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

– Yêu nước là thuộc tính chung của người Việt Nam, là một nước nông nghiệp nên ngay từ xa xưa người dân Việt Nam đã được tiếp xúc với những món ăn thấm đẫm vùng miền, những lời ru mang nặng tình cảm yêu thương con người và ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.

– Tinh thần yêu nước phải được khơi dậy để thực hiện mục tiêu giành độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng Bác Hồ có cách thức sáng tạo khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người để thực hành vào công việc chung của đất nước.

– Yêu nước nồng nàn gắn với tinh thần quốc tế cao cả. Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Hồ Chí Minh là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trái tim, khối óc của Người dành cho dân tộc Việt Nam ta cũng hướng về giai cấp vô sản và xác dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

+ Thực tiễn hơn 60 năm hoạt động, tranh đấu vì mục tiêu làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Trong thời gian Hồ Chí Minh hoạt động ở nước ngoài, Bác đã cống hiến cho phong trào cách mạng trên Thế giới nhưng cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các đồng chí, bạn bè và nhân dân lao động các nước Bác đã đi qua.

– Từ một người yêu nước nồng nàn đến với chủ nghĩa Mác-Lênin được bồi đắp thêm tình cảm gắn bó sâu sắc với bạn bè, đồng chí nhiều nước trên Thế giới, nên chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế cao cả đã hòa quyện vào trong con người của Hồ Chí Minh.

– Khi đã là người đứng đầu Chính phủ, bác luôn kêu gọi nhân dân phát huy cao độ tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế cao cả. Ngoài ra các nước xã hội chủ nghĩa, Bác Hồ còn phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh để giúp đỡ ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

– Lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước những hành động xâm lược của nước mạnh đối với nước yếu.

Thứ hai: Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc:

– Đất nước đang tiến hành đổi mới và hội nhập sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu – nước mạnh – dân chủ – công bằng và văn minh.

– Để đất nước vững bước trên hành trình đã chọn và nhất là để phát huy tinh thần yêu nước của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành chức năng cùng hệ thống chính trị cần nâng cao nhận thức của cán bộ, đản viên và các tầng lớp nhân dân về lòng yêu nước, về lý tưởng cách mạng và sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cụ thể hóa thành các chính sách và các phòng trào thu đua yêu nước cụ thể, thiết thực.

– Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước phải trở thành động cơ để trước hết gắn kết mọi người dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Yêu nước đồng nghĩa với yêu đồng bào và cao hơn chính là trân trọng truyền thống lịch sử cách mạng, gắn bó và bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, trung thành với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

– Cần thấm nhuần sâu sắc và chú trọng xây dựng lòng yêu nước, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Đồng thời, chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sông và nhân cách.

– Từ trong các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, rộng khắp ở mọi cấp, mọi ngành, khắp các địa phương trong cả nước đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu của các tầng lớp nhân dân. Trong đó, có các đoàn viên, thanh niên, các sinh viên thủ khoa, các doanh nhân giỏi, các chiến sĩ thi đua…

Như vậy, Ví dụ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là nội dung đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chúng tôi mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích cho quý bạn đọc.

Hay nhất

D. Cả A,B,C.

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?” cùng với những kiến thức tham khảo về truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài liệu đắt giá môn Giáo dục công dân 9 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

Trả lờicâu hỏi: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhé.

Kiến thức tham khảo về truyền thống tốt đẹp của dân tộc

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, …) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngoài ra, truyền thống dân tộc còn có nghĩa sau:

Theo Từ điển Hán Việt, truyền thống là truyền từ đời nọ đến đời kia, từ thế hệ trước đến thế hệ sau.

Theo Từ điển Trung Quốc, truyền thống được định nghĩa là sức mạnh của tập quán xã hội, lưu truyền từ lịch sử và vẫn có giá trị cho đến tận ngày nay. Truyền thống thể hiện ở nhiều lĩnh vực như tư tưởng, văn hóa, chính trị - xã hội. Truyền thống có tác động đến hành vi của con người, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tính kế thừa của lịch sử là biểu hiện đặc trưng của truyền thống.

Theo Từ điển chính trị vắn tắt, truyền thống là những giá trị được xét trên hai mặt xã hội và văn hóa, được truyền từ đời này sang đời khác, được giữ gìn và biểu hiện trong suốt thời gian dài.

– Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:

+ Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa,…

+ Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca,…

+ Về văn hóa: Các tập quán, cách ứng xử,…

2. Ý nghĩa:

- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

- Để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Những giá trị truyền thống còn hình thành những thói quen sống, suy nghĩ tốt đẹp với mỗi cá nhân, nhất là thế hệ trẻ. Đây là tiền đề quan trọng để con người sống tốt, có ích hơn cho xã hội, cho đất nước.

Giá trị truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác mang ý nghĩa tích cực. Đó cũng là sức mạnh để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đối mặt với những kẻ thù xâm lăng trên mọi mặt trận.

3. Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân ta:

Thứ nhất:Về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

- Yêu nước là thuộc tính chung của người Việt Nam, là một nước nông nghiệp nên ngay từ xa xưa người dân Việt Nam đã được tiếp xúc với những món ăn thấm đẫm vùng miền, những lời ru mang nặng tình cảm yêu thương con người và ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.

- Tinh thần yêu nước phải được khơi dậy để thực hiện mục tiêu giành độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng Bác Hồ có cách thức sáng tạo khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người để thực hành vào công việc chung của đất nước.

Thứ hai: Trong cuộc chiến đại dịch chống Covid-19

-Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn chiến thắng đại dịch

Sự thắng lợi quan trọng bước đầu mà chúng ta giành được chứng tỏ sức mạnh tinh thần đã thực sự được phát huy, trở thành nhân tố ưu trội, giữ vai trò liên kết, chuyển hóa các nhân tố khác về kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, an ninh, đối ngoại thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh “chống dịch như chống giặc”

-Đồng cam cộng khổ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ

Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, nhân văn, nhân ái, thủy chung… Những lúc khó khăn gian khổ tinh thần đồng cam, cộng khổ càng tỏa sáng.

Thứ ba: Tinh thần đoàn kết

Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết cũng là một giá trị truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt. Mỗi khi đất nước gặp thiên tai, dịch bệnh, tinh thần đoàn kết lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ.

Trên khắp đất nước quyên góp tiền, hiện vật, giúp đỡ bà con sửa sang lại nhà cửa, khắc phục hậu quả sau thiên tai. COVID-19, lũ lụt miền Trung không làm giảm đi tinh thần đoàn kết của đồng bào Việt Nam.

Thứ tư: Truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ Việt Nam

Cuối cùng phải kể đến truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng như thế hệ trẻ Việt Nam. Sức trẻ, sự nhiệt huyết của họ là một truyền thống quý báu, lan tỏa đến toàn dân tộc.

Trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể, sức trẻ ấy được biểu hiện một cách sáng tạo, đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh. Quả thực, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Thế hệ trẻ là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển đất nước, để giữ gìn và phát huy những truyền thống dân tộc.