Các yêu cầu điều kiện cơ sở vật chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm là gì

Kinh doanh thực phẩm được đánh giá là lĩnh vực hàng đầu mang tính ổn định và cấp thiết của cuộc sống. Chính vì thế sản xuất, cung cấp thực phẩm vẫn luôn là mô hình tiềm năng. Do đó mà có rất nhiều nhà đầu tư hướng đến dịch vụ kinh doanh này. Vậy, điều kiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm là gì?

Show

Những lợi ích khi thành lập công ty để sản xuất thực phẩm

Những lợi ích khi thành lập công ty để sản xuất thực phẩm

Các hình thức kinh doanh thực phẩm hiện nay

Hiện nay có các hình thức kinh doanh thực phẩm phổ biến, đó là :

  • Kinh doanh các loại thực phẩm tươi sống;
  • Cơ sở sơ chế và chế biến thực phẩm
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm đã được chế biến;
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
  • Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

Lợi ích khi thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Công ty sản xuất thực phẩm sẽ đem đến cho nhà đầu tư nhiều lợi ích. Thành lập công ty thực phẩm đã chứng minh kinh doanh của mình đã được nhà nước đảm bảo về tính pháp lý, được pháp luật bảo hộ và công nhận. Chính vì thế mà các sản phẩm được cung cấp ra thị trường đều được người tiêu dùng an tâm sử dụng.

Thực tế, trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp không uy tín, vì lợi nhuận cá nhân mà cung cấp thực phẩm giả, kém chất lượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khách hàng. Việc thành lập công ty mang ý nghĩa khẳng định được sự uy tín và chất lượng thực phẩm của quý khách.

Khi kinh doanh và sản xuất trên danh nghĩa của một công ty đồng nghĩa với việc quy trình kinh doanh phải được tuân thủ quy định của pháp luật. Các mặt hàng kinh doanh phải được cấp giấy phép an toàn thực phẩm. Điều này không chỉ chứng minh được uy tín của đơn vị mà còn giúp việc quảng cáo sản phẩm thêm rộng rãi, 

Bên cạnh đó, khi thành lập công ty doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc vay vốn ngân hàng khi cần huy động vốn.

Điều kiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Sản xuất thực phẩm là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng. Bởi vậy nên các cơ sở kinh doanh cần đảm bảo được điều kiện quan toàn và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Và đây cũng chính là điều kiện đầu tiên khi thành lập công ty sản xuất thực phẩm. Ngoài ra, điều kiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm cũng bao gồm:

Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất

Điều kiện quan trọng tiếp theo chính là xác định được điểm kinh doanh và diện tích phù hợp. Đặc biệt, vị trí này cần có khoảng cách an toàn đối với các nguồn ô nhiễm và độc hại hay các yếu tố gây hại cho thực phẩm khác.

Nguồn nước phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm cần an toàn và đạt quy chuẩn kỹ thuật. Cơ sở kinh doanh cần có đủ trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn phù hợp phục vụ chế biến, xử lý và đóng bao bì, bảo quản, vận chuyển thực phẩm. Trước khi vào sản xuất, trang thiết bị cần được xử lý và khử trùng, sát trùng để chống côn trùng và động vật gây hại cho quá trình chế biến.

Trang bị hệ thống xử lý chất thải

Trong quá trình kinh doanh, cơ sở sản xuất cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm. Đồng thời là các tài liệu quan trọng về toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm; 

Khi chế biến cần tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và yêu cầu thực hành đối với người trực tiếp sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện bảo quản

Một trong những điều kiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm rất quan trọng là bảo quản. Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản cần có không gian đủ rộng để việc bảo quản thêm thuận lợi. Vị trí bảo quản không bị ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và không bị tác động của môi trường bên ngoài như: bụi bẩn, ánh sáng, động vật…

Trang bị đầy đủ thiết bị chuyên dụng để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm cùng các điều kiện của khí hậu khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm khác nhau.

Phương tiện vận chuyển

Điều kiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm tiếp theo chính là phương tiện vận chuyển thực phẩm. Phương tiện này cần được làm từ những vật liệu an toàn, không làm ô nhiễm thực phẩm, bao bì thực phẩm và dễ làm sạch. Đồng thời, phương tiện này cũng đảm bảo được điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển tuyệt đối không được bỏ hàng hóa cùng các sản phẩm độc hại dễ dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo.

Dịch vụ thành lập công ty sản xuất thực phẩm uy tín tại Kế toán Minh Minh

Các yêu cầu điều kiện cơ sở vật chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm là gì
Dịch vụ Kế toán Minh Minh – uy tín, chuyên nghiệp

Để có thể thành lập và phát triển đơn vị kinh doanh, trước hết quý khách cần đảm bảo đến yếu tố pháp lý. Quy trình làm thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Nếu quý khách chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ dễ gặp nhiều rắc rối phát sinh. Chính vì thế việc lựa chọn dịch vụ thành lập công ty sản xuất thực phẩm uy tín là lựa chọn phù hợp.

Dịch vụ Kế toán Minh Minh là một trong những đơn vị uy tín và đáng tin cậy về lĩnh vực này mà bạn không nên bỏ qua. Chúng tôi cam kết đem đến cho quý khách dịch vụ làm thủ tục nhanh chóng và chính xác. Chỉ trong vòng vài ngày đơn vị của quý khách đã được cấp giấy phép và đi vào sản xuất. Hơn thế nữa, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp quý khách giải đáp các thắc mắc về thuế, chi phí, thủ tục cụ thể và chi tiết nhất.

Bài viết đã đem đến cho quý khách thông tin về điều kiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm theo quy định của pháp luật. Để biết thêm các quy định liên quan, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho cơ sở sản xuất. Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất.

Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc đối tượng phải đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các cơ sở sau đây:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Sản xuất dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

– Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Xem thêm: Cơ sở nào phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Điều kiện chung để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP

– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất thực phẩm.

Điều kiện cụ thể đối với cơ sở sản xuất

Ngoài điều kiện chung trên, cơ sở sản xuất phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như: 

Đối với cơ sở sản xuất

Địa điểm, môi trường

– Có đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm;

– Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước;

Thiết kế, bố trí nhà xưởng: 

– Quy trình sản xuất thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

– Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, phế thải phải được để riêng biệt;

– Đường nội bộ phải được xây dựng bảo đảm vệ sinh; cống rãnh thoát nước thải phải được che kín, bảo đảm vệ sinh;

– Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và bảo đảm vệ sinh

Kết cấu nhà xưởng:

– Tường nhà phẳng, sáng màu, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh; trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, rạn nứt, dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;

– Nền nhà phẳng, nhẵn, chịu tải trọng, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước và dễ làm vệ sinh;

– Cửa ra vào, cửa sổ nhẵn, ít thấm nước, kín, phẳng thuận tiện làm vệ sinh, bảo đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập;

Hệ thống thông gió:

– Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.

Hệ thống chiếu sáng:

– Bảo đảm theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm;

Hệ thống cung cấp nước:

– Bảo đảm đủ nước sạch để sản xuất thực phẩm và phù hợp với quy định về chất lượng nước ăn uống;

– Các nguồn nước do cơ sở khai thác, xử lý và sử dụng phải được kiểm tra và bảo đảm phù hợp với quy định về chất lượng, vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần

Hơi nước và khí nén:

– Hơi nước, khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm phải bảo đảm sạch, an toàn, không gây ô nhiễm cho thực phẩm;

– Nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy hay sử dụng cho mục đích khác phải có đường ống riêng, màu riêng để dễ phân biệt và không được nối với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm.

Hệ thống xử lý chất thải, rác thải:

– Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ được làm bằng vật liệu chắc chắn, bảo đảm kín, có nắp đậy, có khóa (nếu cần thiết). Dụng cụ chứa đựng chất thải nguy hiểm phải được thiết kế đặc biệt, dễ phân biệt, khi cần có thể khóa để tránh ô nhiễm;

Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động

– Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; ít nhất phải có 01 nhà vệ sinh cho 5 người;

– Thông gió bố trí phù hợp, bảo đảm không được thải từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; thoát nước thải phải dễ dàng và bảo đảm vệ sinh. Có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy tại khu vực vệ sinh;

– Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc.

Đối với trang thiết bị, dụng cụ

Trang thiết bị, dụng cụ:

-Tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất di động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và làm vệ sinh.

Phương tiện rửa và khử trùng tay:

– Có đủ trang thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng; giầy, dép trước khi sản xuất thực phẩm;

– Nơi rửa tay phải có đủ nước sạch, nước sát trùng, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hay máy sấy khô tay;

Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm:

– Được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm;

– Dễ làm vệ sinh, bảo dưỡng; không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại;

Phòng chống côn trùng và động vật gây hại:

– Trang thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh, thiết kế phù hợp, đảm bảo phòng chống hiệu quả côn trùng và động vật gây hại;

Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường:

– Có đủ thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm và phải đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm chủ yếu của thực phẩm. Thiết bị, dụng cụ, phương tiện đo phải bảo đảm độ chính xác trong quá trình sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường;

Chất tẩy rửa và sát trùng:

– Phải được đựng trong bao bì dễ nhận biết, có hướng dẫn sử dụng và không để ở nơi sản xuất thực phẩm.

Đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm

  • Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Bộ Công Thương quy định.
  • Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm bảo đảm yêu cầu về sức khỏe khi tham gia sản xuất thực phẩm; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được cấy phân và phải có kết quả âm tính với tác nhân gây dịch bệnh tiêu chảy này và vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn; việc xét nghiệm do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện. Đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khỏe, được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.
  • Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh như Lao tiến triển, tiêu chảy cấp tính, bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan vi rút A hoặc E cấp tính, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm da nhiễm trùng cấp không được tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mang trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng và đeo khẩu trang.
  • Người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh: (móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo nhẫn, ….)
Đối với bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm
  • Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 12 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm.
  • Có trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm; có thiết bị chuyên dụng phù hợp để kiểm soát và theo dõi được chế độ bảo quản đối với từng loại thực phẩm, nguyên liệu theo yêu cầu của nhà sản xuất; dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh.
  • Nước đá dùng trong bảo quản trực tiếp thực phẩm phải được sản xuất từ nguồn nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật.
Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất thực phẩm còn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

– Đối với cơ sở sản xuất sữa chế biến: Mục 4, Chương VI Nghị định 77/2016/NĐ-CP

– Đối với cơ sở sản xuất bia: Mục 5, Chương VI Nghị định 77/2016/NĐ-CP

– Đối với cơ sở sản xuất dầu thực vật: Mục 6, Chương VI Nghị định 77/2016/NĐ-CP

Thủ tục xin cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải tuân thủ các bước sau:

Hồ sơ xin cấp giấy an toàn thực phẩm

Hồ sơ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong lĩnh vực công thương theo Thông tư 43/2018/TT-BCT gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Nơi nộp hồ sơ

Phụ thuộc công suất sản xuất, thiết kế và phạm vi hoạt động mà cơ quan có thẩm quyền giản quyết là Sở công thương nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc Bộ Công thương. 

Xem thêm: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương

Thời hạn giải quyết

– Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời gian 05 ngày làm việc.

Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.

– Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở: Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

– Cấp Giấy chứng nhận: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”.0

Trên đây là nội dung chia sẻ của Lawkey về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực công thương. Hãy liên hệ ngay với LawKey để được tư vấn và sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của chúng tôi.