Cách chữa ngạt mũi cho trẻ 3 tuổi

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ 3 tuổi

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian hiệu quả như thế nào? Các mẹo dân gian này có nên áp dụng thường xuyên cho trẻ sơ sinh hay không? Nhiều bà mẹ tin rằng những mẹo chữa nghẹt mũi theo dân gian không đơn thuần là tiết kiệm, mà quan trọng là đảm bảo an toàn cho bé. Nghẹt mùi là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để làm giảm hiện tượng này, thuốc và những loại thiết bị xịt rửa mũi là lựa chọn hàng đầu.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh còn quá nhỏ và dễ nhạy cảm. Vì vậy, thuốc đôi khi không phải là cách trị nghẹt mũi tốt nhất nên nhiều cha mẹ bắt đầu tìm đến các phương pháp dân gian với hy vọng sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

1/ Các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian

Nghẹt mũi là tình trạng trẻ gặp khó khăn khi thở và còn có thêm biểu hiện khó ngủ, hắt hơi, ho có đờm, và nghiêm trọng hơn sẽ là nôn trớ, ho khan, viêm họng rồi liên tục quấy khóc. Việc áp dụng cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng để giúp con nhanh cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời sức khỏe không bị ảnh hưởng mà tiếp tục phát triển.

Có nhiều giải pháp chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Hầu hết những mẹo dân gian dưới đây là không gây hại, nhưng cũng không thể bỏ qua trường hợp ngoại lệ. Ba mẹ hãy tham khảo các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian dưới đây để thực hiện nếu thấy phù hợp cho con.

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ 3 tuổi

Cách 1: Nhỏ sữa mẹ vào mũi bé

Để giảm nghẹt mũi, nhỏ 1-2 giọt sữa mẹ vào mũi của trẻ là một cách mà ba mẹ có thể thử. Sữa mẹ có tác dụng làm loãng chất nhầy trong mũi hiệu quả. Sau khi nhỏ, hãy để trẻ nằm sấp và chất nhầy sẽ đi ra ngoài. Nếu chấy nhầy cứng, mẹ hãy dùng tăm bông và lấy chúng ra. Đây không chỉ là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian mà còn được khuyến cáo bởi chuyên gia Nhi Khoa Hoa Kỳ – bác sĩ Tanya Altmann.

Cách 2: Sử dụng bột nghệ

Khói bột nghệ có thể được sử dụng để làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Để thực hiện, ba mẹ hãy đặt một chút bột nghệ lên giấc bạc rồi “hơ” trên ngọn nến. Giữ nó ở khoảng cách đủ an toàn nhưng để sao cho bé có thể hít được khói này. Theo dân gian, khói nghệ có thể giải phóng làn khói mỏng và làm giảm thiểu triệu chứng nghẹt mũi.

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ 3 tuổi

Cách 3: Cho bé tắm nước ấm có tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có chứa thành phần menthol giúp thông thoáng đường thở và giảm kích thích niêm mạc hô hấp. Qua đó, có thể cải thiện triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ. Tắm nước ấm có chứa tinh dầu bạc hà là mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Không những thế, mẹo này còn giúp giảm nguy cơ bị ngứa da, sần đỏ hay nổi mề đay. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên dùng quá nhiều tinh dầu vì có thể gây kích ứng da cho bé.

Thực hiện:

+ Đun nước nóng, rồi pha thêm nước lạnh

+ Nhỏ 2-4 giọt tinh dầu bạc hà vào chậu tắm

+ Cho trẻ tắm như bình thường

Cách 4: Dùng tinh dầu khuynh điệp hoặc tinh dầu tràm

Mẹ có thể xoa một chút tinh dầu khuynh điệp vào lòng bàn chân bé trước khi đeo tất cho con. Hoặc bạn cũng thử xoa tinh dầu tràm vào ngực, lòng bàn tay chân và sau lưng trẻ để làm giảm tình trạng xổ mũi, nghẹt mũi. Đây đều là những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian hiệu quả mà an toàn.

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ 3 tuổi

Cách 5: Mẹo dùng tỏi trị ngạt mũi

Tỏi có chứa thành phần giúp cải thiện nghẹt mũi ở trẻ nhờ ức chế sự hình thành của tác nhân gây hại. Để thực hiện, ba mẹ hãy làm theo một số bước sau:

+ Bóc vỏ tỏi, rửa sạch, giã nát

+ Chắt lấy nước cốt tỏi, cho vào chén và trộn với dầu vừng theo tỉ lệ 1:1

+ Vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý, lau khô

+ Dùng bông gòn thấm một ít nước tỏi – dầu vừng và nhét bông gòn vào mũi trẻ khoảng 15 phút

Cách 6: Cho trẻ ăn súp gà

Súp gà cũng là một cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian. Theo kinh nghiệm chia sẻ, súp gà có thể làm giảm chứng nghẹt mũi và giảm mệt mỏi cho trẻ khi bé mắc cảm lạnh. Chú ý nên dùng món ăn này đối với bé đã đến độ tuổi ăn dặm và hãy cho con ăn khi còn ấm.

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ 3 tuổi

Cách 7: Chỉnh tư thế ngủ của trẻ sơ sinh

Để bé nằm gối cao đầu cũng là cách trị nghẹt mũi được tương truyền thử làm. Hãy đặt gối dưới nệm và kê cao phần vai – đầu của bé cao hơn so với bàn chân. Bằng cách này, chất nhầy trong xoang sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài.

Ngoài ra, ba mẹ hãy cân nhắc dùng nước muối sinh lý, máy hút mũi hay máy tạo ẩm không khí. Đây là những dụng cụ có thể được dùng làm loãng/ sạch chất nhầy trong xoang. Từ đó, bé thở dễ dàng và thoải mái hơn.

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ 3 tuổi

2/ Lời khuyên khi áp dụng mẹo dân gian chữa ngạt mũi cho trẻ

Về cơ bản, nghẹt mũi dường như không gây ra những tác động nguy hiểm và biểu hiện này vẫn thường gặp ở trẻ. Khi áp dụng các mẹo trị nghẹt mũi dân gian, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:

+ Không cho trẻ uống bài thuốc từ thảo dược tự nhiên vì trẻ có hệ tiêu hóa non yếu, dễ bị đau bụng, rối loạn

+ Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ có tác dụng chống lại virus, vi khuẩn cùng các tác nhân gây hại

+ Không tự ý sử dụng thuốc kèm theo vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ

+ Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi thấy các dấu hiệu: Nôn trớ, thở khò khè mạnh, khô môi, mắt trũng sâu, ít đi tiểu, bỏ ăn, sốt quá 2 ngày.

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ 3 tuổi

Theo khuyến cáo, ba mẹ chỉ nên áp dụng các cách trị nghẹt mũi dân gian khi bé có triệu chứng nhẹ. Khi bé chuyển sang chứng nghẹt mũi nặng hơn, việc cố tình thực hiện mẹo dân gian sẽ trở nên vô tác dụng, và còn khiến trẻ rơi vào tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Áp dụng các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian trong khoảng 1 tuần nhưng trẻ vẫn bị nghẹt mũi hoặc tình trạng thậm chí tồi tệ hơn, ba mẹ hãy đưa con đi khám để chẩn đoán và được điều trị kịp thời. Chăm sóc y tế là cần thiết khi bé có các dấu hiệu như nôn trớ, thở khò khè mạnh, kém ăn, mất nước…

Trẻ bị nghẹt mũi hay trẻ bị ngạt mũi là tình trạng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi, gây khó chịu cho trẻ. Mặc dù nguyên nhân bé bị nghẹt mũi hiếm khi là do bệnh nghiêm trọng nhưng nếu để kéo dài thì có thể trở thành nghẹt mũi mãn tính và gây ra các biến chứng phức tạp. Hiểu được tại sao bé bị ngạt mũi, từ đó mẹ sẽ có biện pháp phòng tránh và cách trị nghẹt mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả. Cùng tham khảo nguyên nhân, dấu hiệu trẻ ngạt mũi cũng như cách chữa ngạt mũi cho bé cùng Huggies trong bài viết sau nhé!

Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi

Mẹ có biết có rất nhiều nguyên nhân khác làm trẻ bị ngạt mũi không? Nếu không cẩn thận, mẹ sẽ dễ nhầm lẫn giữa các nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi sau:

  • Thời tiết thay đổi: Khi tiết trời se lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, gây nghẹt mũi, sổ mũi. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều hơn khi trời gần sáng, lúc nhiệt độ không khí giảm xuống.
  • Môi trường sống thay đổi: Khi mới được đi học, tiếp xúc với môi trường lạ, có nhiều trẻ sẽ gặp các vấn đề về hô hấp như tắc nghẽn mũi, ho, viêm họng, viêm phế quản.
  • Nhiễm virus: Nghẹt mũi có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm virus, nhất là virus cảm cúm. Bên cạnh ngạt mũi, virus cảm cúm còn gây hắt hơi, ho, đau họng.
  • Viêm mũi dị ứng: Trẻ bị viêm mũi dị ứng ngoài nghẹt mũi, còn có thể hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, ngứa mắt. Viêm mũi dị ứng thường gây nghẹt cả hai bên mũi. Nếu có dịch trong mũi thì đa phần là dịch lỏng và màu trắng nhạt.
  • Dị vật trong mũi: Trẻ vô tình bị kẹt vật lạ trong mũi khiến bé bị nghẹt mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.

Tham khảo: Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nghẹt mũi

Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi, khả năng ngôn ngữ và biểu lộ cảm xúc chưa phát triển hoàn thiện nên mẹ cũng khó khăn hơn để nhận biết tình trạng bệnh. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy có thể bé bị nghẹt mũi:

  • Khó thở, khò khè.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Kèm chảy nước mũi, hắt hơi, ho.
  • Trẻ thấy dễ thở hơn khi được bế đứng,…

Nghẹt mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng, dẫn tới họng khô, rát. Đối với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ, việc thở bằng miệng như vậy còn cản trở bé bú mẹ, không thể bú được hơi dài mà thường bị ngắt quãng, khiến dễ bị sặc. Ngoài ra, chất nhầy của mũi chảy xuống họng gây tắc nghẽn, kích thích vùng hầu họng, làm cho bé bị ho và hay nôn trớ. Vậy mẹ cần phải làm gì để cải thiện tình trạng bé bị ngạt mũi?

Tham khảo: Cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà không dùng thuốc

Nếu trẻ ngạt mũi, hầu hết các mẹ sẽ “tự ý” mua thuốc cho con uống để giảm ngay khó chịu. Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc sổ mũi không kê toa được bày bán trên thị trường. Nhưng mẹ cần lưu ý, một số loại thuốc không cần kê đơn có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến bé buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng. Thậm chí, các bác sĩ nhi và chuyên gia y khoa cũng cảnh báo thuốc sổ mũi có nhiều tác dụng phụ không đáng có đối với trẻ em. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc áp dụng một số cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà không dùng thuốc dưới đây nhé!

Vệ sinh mũi bằng nước muối

Nước muối sinh lý là một trong những liệu pháp an toàn để vệ sinh mũi cho trẻ bị nghẹt mũi khó thở. Cách vệ sinh mũi cho trẻ như sau:

  • Để trẻ nằm ngửa, và nếu có thể, hơi nghiêng đầu ra sau (không ép buộc trẻ).
  • Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi.

Mẹ nên lưu ý không sử dụng nước muối cho trẻ hơn 4 ngày liên tiếp. Vì theo thời gian, nước muối sinh lý có thể làm khô niêm mạc bên trong mũi và làm cho tình trạng viêm mũi trở nên tồi tệ thêm đấy.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt và khắp người

Dùng bóng hút mũi

Đặc biệt với trẻ dưới 24 tháng tuổi thường chưa tự biết xì mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài, mẹ có thể dùng bóng hút mũi để giúp mũi bé thông thoáng.

  • Đặt bé nằm trên một chiếc gối có độ cao vừa phải, hơi nghiêng đầu qua 1 bên (không ép buộc trẻ).
  • Nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để làm ẩm mũi cũng như dịch nhầy giúp tránh tổn thương niêm mạc mũi khi hút.
  • Cầm dụng cụ hút mũi bằng cách đặt ngón cái ở dưới đáy, ngón trỏ và ngón giữa giữ ở trên đầu. Sau đó dùng ngón cái bóp bình đẩy không khí từ trong bình ra ngoài để tạo môi trường chân không. Giữ nguyên vị trí tay.
  • Đặt ống hút vào một bên mũi của bé. Cuối cùng, mẹ nhả ngón tay cái ra để tạo lực hút giúp hút dịch nhầy ra ngoài.
  • Bỏ ống hút ra ngoài và bóp mạnh phần bầu bình để đẩy dịch nhầy ra khỏi ống. Sau đó rửa sạch ống hút.
  • Lặp lại quá trình trên với bên mũi còn lại.

Tham khảo:  Trẻ sơ sinh bị táo bón

Xông hơi

Xả nước nóng vào chậu rồi cho bé ngồi xông hơi trong một khoảng thời gian ngắn cũng là cách trị nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả. Hơi nước ấm có khả năng giúp nới lỏng các chất nhầy trong mũi. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý không để trẻ chạm trực tiếp vào nước vì sẽ bị bỏng. Xông hơi vừa giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi khó thở, giảm ho và giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy đã hình thành trong mũi.

Mở máy cấp ẩm trong phòng

Sử dụng máy giữ ẩm không khí là biện pháp có thể khiến các bé gặp vấn đề hô hấp cảm thấy thoải mái, bớt đau rát hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Mẹ nên đặt máy giữ ẩm không khí với khoảng cách đủ gần để sương có thể bay đến chỗ của con trong khi ngủ. Để phòng tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển, mẹ nên thay nước ở trong máy mỗi ngày, làm sạch và lau khô máy tỏa hơi nước theo hướng dẫn.

Tham khảo: Trẻ bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?

Dùng gừng – mật ong

Lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm rồi bỏ một muỗng mật ong khuấy đều, cho bé uống 3 muỗng café sáng – trưa – chiều. Cách này sẽ giúp giữ ấm, kháng viêm cho cơ thể trẻ, đồng thời thông thoáng đường hô hấp.

Các cách chữa ngạt mũi cho bé khác

Bên cạnh các biện pháp kể trên, mẹ có thể tham khảo một số cách chữa ngạt mũi cho bé khác như:

  • Đặt gối kê cao đầu của trẻ khi ngủ có thể làm giảm nghẹt mũi, giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang. Mẹ nên chú ý đặt gối và những thứ khác ra khỏi khu vực ngủ của trẻ để giảm nguy cơ hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS). Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên thực hiện biện pháp này cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn: Vì nước có khả năng làm giảm nghẹt mũi và loãng chất nhầy. Tuy nhiên, mẹ không nên ép bé uống thật nhiều trong cùng một lúc nếu bé không muốn. Trẻ chỉ cần uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt cả ngày là được mẹ nhé!
  • Giữ ấm cho trẻ: Luôn luôn giữ ấm cơ thể trẻ, nhất là khi trời chuyển mùa từ nóng sang lạnh, hoặc về đêm khi nhiệt độ giảm xuống đột ngột.
  • Chườm nóng: Chườm nóng bằng khăn ẩm có thể giúp làm giảm tình trạng nghẽn xoang cũng như cảm giác nặng ở mũi và mặt. Tuy nhiên, cần lưu ý là khăn ẩm không nên quá nóng sẽ gây bỏng da.
  • Nếu trẻ lớn hơn một chút, mẹ có thể dạy bé cách hỉ mũi. Mẹ nên làm mẫu để bé bắt chước. Đặt khăn giấy trước lỗ mũi của mẹ để bé có thể thấy không khí di chuyển qua tờ khăn giấy khi mẹ thở ra. Mẹ hãy cùng làm việc này với bé đến khi nào bé làm thuần thục hơn nhé.

Tham khảo: Cách chữa nghẹt mũi thở khò khè cho trẻ sơ sinh

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, có một số điểm mẹ cần chú ý khi áp dụng các biện pháp trị nghẹt mũi đã nêu trên như sau:

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ 3 tuổi

  • Biện pháp xông mũi hoặc chườm nóng chỉ nên thực hiện ở trẻ lớn, biết nghe lời và hợp tác tốt, tránh bị phỏng nhiệt.
  • Khi hút mũi, mẹ có thể dùng bóng hút mũi hoặc dụng cụ hút mũi 2 nòng sẽ hiệu quả hơn
  • Không dùng gừng và mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ gây nhiễm trùng đường ruột cho bé.

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ 3 tuổi

 

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ 3 tuổi

Những điều không nên làm khi chữa ngạt mũi cho bé

Ngoài ra, khi trẻ bị nghẹt mũi, mẹ nên tránh những điều sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ:

  • Không dùng miệng để hút mũi để tránh làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ, phát sinh nhiều bệnh lý khác.
  • Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh.
  • Không dùng mẹo dân gian chưa có kiểm chứng khoa học.
  • Không để trẻ bị quá nóng do quấn nhiều tã khiến trẻ khó thở.
  • Không kiêng tắm. Khi bị nghẹt mũi, trẻ cần được chú trọng các vấn đề vệ sinh. Nếu kiêng tắm, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh cho bé. Vì thế, các chuyên gia cũng khuyên là nên tắm nhanh nước ấm cho trẻ và chọn nơi kín gió.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Trên đây là một số cách trị nghẹt mũi cho bé mà mẹ có thể dễ dàng áp dụng. Nếu triệu chứng này đi kèm với tình trạng ho, sốt cao, thở khò khè,… mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ nhé.