Cách chuyển giọng nam thành giọng nữ

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 28 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.

Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 231.139 lần.

Âm thanh trong giọng nói được quyết định bởi kích thước của các dây thanh đới và các yếu tố thể chất khác. Mặc dù không thể hoàn toàn thay đổi được giọng nói từ cao thành thấp hoặc ngược lại, bạn vẫn có thể áp dụng một vài phương pháp giúp thay đổi đôi chút về âm sắc và âm lượng để thể hiện chất giọng tự nhiên của bạn sao cho hay nhất.

Các bước

  1. Bóp mũi khi nói. Chặn hốc mũi khi nói là một cách nhanh chóng để thay đổi giọng nói một cách đáng kể, và cách dễ nhất để làm việc này là bóp hai cánh mũi để khép hai lỗ mũi.

    • Bạn cũng có thể tạo được hiệu ứng tương tự chỉ bằng cách đơn giản là chặn hơi thở từ mũi đi qua miệng.
    • Khi nói, luồng không khí sẽ di chuyển tự nhiên qua miệng và mũi. Hành động bóp mũi sẽ ngăn chặn lượng không khí thoát ra qua hốc mũi và ở lại sâu trong cổ họng và miệng. Sự thay đổi lượng không khí và áp suất khiến dây thanh đới rung theo cách khác, từ đó thay đổi âm thanh trong giọng nói của bạn.

  2. Sử dụng các cách biểu đạt khác nhau khi nói. Bạn có thể thử vừa nói vừa mỉm cười hoặc vừa cau có, bất kể nội dung lời nói là gì.

    • Cách biểu đạt không những có thể tác động đến cảm xúc mà còn thay đổi cả phương thức cấu tạo từ, vì khẩu hình sẽ khác nhau khi bạn có cách biểu đạt khác nhau.
    • Ví dụ, hãy xem xét âm thanh “ô” khi bạn cười so với khi bình thường. Âm “ô” bình thường sẽ tròn hơn, trong khi âm “ô” đi kèm với nụ cười nghe có vẻ ngắn hơn và hơi giống âm “a”.

  3. Bóp nghẹt giọng. Bịt bàn tay hoặc khăn tay lên mũi khi nói. Vật cản cần phải áp trực tiếp lên miệng để tạo hiệu ứng mạnh hơn.

    • Giọng nói của bạn, cũng như bất cứ âm thanh nào khác, phải đi qua các môi trường khác nhau dưới dạng các sóng âm. Các sóng âm này truyền qua không khí bằng phương thức khác so với khi truyền qua một môi trường khác, chẳng hạn như chất rắn. Khi đặt một vật cản trước miệng, bạn đã buộc sóng âm đi qua vật cản, từ đó thay đổi cách tiếp nhận và diễn giải âm thanh của người nghe.

  4. Nói lầm bầm. Bạn hãy tạo ra âm thanh nhỏ hơn và mở miệng nhỏ hơn khi phát âm.

    • Giọng nói lầm bầm làm thay đổi cả phương thức cấu tạo từ lẫn thái độ trong giọng nói.
    • Khi nói lầm bầm, miệng sẽ khép hơn so với khi nói bình thường. Một số âm thanh được phát ra khi miệng chỉ mở rất ít, và những âm đó không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, những âm thanh đòi hỏi phải mở miệng lớn khi phát âm sẽ thay đổi đáng kể.
    • Xem xét sự khác nhau của âm thanh khi nói một từ đơn giản như “ô”. Đầu tiên, bạn hãy nói “ô” khi mở to miệng. Sau đó, lặp lại âm “ô” khi hai môi chỉ tách ra vừa đủ. Nếu lắng nghe kỹ, bạn sẽ thấy được sự khác biệt.
    • Cách nói lầm bầm cũng khiến bạn nói nhỏ hơn. Các âm giữa và rõ có thể vẫn phát ra dễ dàng khi bạn nói nhỏ, nhưng những âm thanh nhẹ hơn và âm cuối thường bị cản.
    • Xem xét sự khác biệt của âm thanh khi bạn lặp lại một cụm từ tiếng Anh như “got it.” Lặp lại cụm từ này với cách nói bình thường. Bạn sẽ có thể phát âm âm cuối “t”, mặc dù chữ ”t” ở âm cuối thường nối vào từ đứng sau nó. Sau đó, thử lặp lại cụm từ này với giọng nhỏ và yếu hơn. Hai nguyên âm vẫn nghe thành tiếng, nhưng âm “t” nghe sẽ yếu đi đáng kể.

  5. Nói bằng giọng đều đều. Hầu hết mọi người đều có giọng nói tự nhiên thể hiện cảm xúc ở mức độ nào đó. Bạn hãy tập trung vào việc giữ giọng ngang và đều đều khi nói. Càng ít thể hiện cảm xúc, giọng nói của bạn nghe càng khác.

    • Cách dễ nhất để nhận thấy sự khác nhau ở đây là đặt một câu hỏi với giọng đều đều. Khi đặt câu hỏi, phần lớn chúng ta đều có ngữ điệu cao hơn. Cùng một câu hỏi, nhưng bạn sẽ thấy nó sẽ khác nhiều khi bạn dùng ngữ điệu ngang, không lên giọng ở cuối câu.
    • Trái lại, nếu mọi người thường bảo rằng bạn có giọng nói quá đều đều, hãy tập nói sao cho có cảm xúc hơn. Nghĩ kỹ về những điều mình nói và thay đổi ngữ điệu theo nội dung câu nói. Một cách hay để thực hành điều này là nói một từ đơn giản như “Ôi”. Khi người ta nói “Ôi” với sự đau khổ, ngữ điệu sẽ trầm xuống. Ngược lại, từ “Ôi” khi được nói một cách hào hứng sẽ có ngữ điệu cao hơn.

  6. Tập nói giọng địa phương. Chọn một giọng nói ở địa phương khác mà bạn thích và nghiên cứu xem nó khác với giọng nói của bạn như thế nào. Mỗi vùng miền có giọng nói hơi khác nhau, vì vậy bạn cần phải làm quen với đặc điểm trong giọng nói của từng vùng trước khi có thể nói giọng địa phương một cách thuyết phục.

    • Giọng Anh và giọng ở vùng Boston của Mỹ thường lược bỏ âm “r” ở cuối từ. Ví dụ, từ "later" sẽ nghe như "lata" hoặc "butter" nghe như "butta."
    • Âm “A dài” là một đặc điểm chung khác ở nhiều vùng, bao gồm giọng Anh, giọng Boston và một số quốc gia nói tiếng Anh ở nam bán cầu, gồm New Zealand, Úc và Nam Phi. Ở những vùng này âm “a” được kéo dài.

  1. Tìm một ứng dụng trên điện thoại thông minh. Tải về các ứng dụng đổi giọng cho phép bạn ghi âm vào điện thoại và phát lại bằng thiết bị lọc làm thay đổi âm thanh trong giọng nói. Có nhiều ứng dụng khác nhau, một số phải trả phí, một số miễn phí.

    • Tìm các ứng dụng Apple App Store iPhone, Windows Marketplace nếu bạn có điện thoại Windows, hoặc Google Play nếu bạn dùng Android.

  2. Sử dụng phần mềm máy tính. Tìm kiếm phần mềm miễn phí text-to-speech (phần mềm chuyển đổi văn bản thành giọng nói) có thể tải được. Khi đã hoàn tất cài đặt, bạn có thể đánh máy các từ vào hộp nhập văn bản của phần mềm và nhấn tùy chọn "Play" (phát) để nghe lại âm thanh đã viết ra.