Cách đánh vần chữ ương

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần ươn, ương; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ươn, ương; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ươn, ương (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ươn, ương.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ươn, ương có trong bài học.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói về sinh hoạt hằng ngày (những việc thường làm và cần làm vào buổi sáng sau khi thức dậy).
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật.
3. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó thêm yêu thiên nhiên và
cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ươn, ương; hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng ươm, ươp
2. Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi Em thấy gì trong tranh?
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.
-GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo, GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Đường tới trường/ lượn theo/ sườn đồi.
- GV giới thiệu các vần mới ươn, ương. Viết tên bải lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần
+ GV giới thiệu vần ươn, ương.
+ GV yêu cầu một số (2-3) HS so sánh các vần ươn, ương để tìm ra điểm giống và khác nhau. GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
- Đánh vần các vần
+ GV đánh vần mẫu các vần ươn, ương.
+ GV yêu cầu một số (4-5) HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.
- Đọc trơn các vần
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôn.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ n, ghép ng vào để tạo thành uông.
- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh ươn, ương một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu
+ GV giới thiệu mô hình tiếng lượn. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng lượn.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đánh vần tiếng lượn . Lớp đánh vần đồng thanh tiếng lượn.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng lượn. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng lượn.
- Đọc tiếng trong SHS
+ Đánh vần tiếng. GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần ươn, ương.
+ GV yêu cầu 1-2 HS phân tích tiếng, 1 - 2 HS nêu lại cách ghép.

+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: khu vườn, hạt sương, con đường.
Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn khu vườn, GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ khu vườn xuất hiện dưới tranh.
- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần ươn trong khu vườn, phân tích và đánh vần tiếng vườn, đọc trơn từ ngữ khu vườn.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với hạt sương, con đường
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. 2-3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần ươn, ương.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ươn, ương.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: ươn, ương và vườn, đường. (chữ cỡ vừa).
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

-Hs chơi
-HS viết

-HS trả lời
-Hs lắng nghe

- HS đọc



- HS lắng nghe




-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs so sánh



-Hs lắng nghe
-HS đánh vần tiếng mẫu
- Lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.

- HS đọc trơn tiếng mẫu.
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.


-HS tìm
-HS ghép
-HS đọc


-HS lắng nghe


-HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh.
- HS đọc trơn. Lớp đọc trơn đồng thanh.

-HS đánh vần, lớp đánh vần


- HS đọc
- HS đọc



-HS tự tạo
-HS phân tích
-HS ghép lại
- Lớp đọc trơn đồng thanh

-HS lắng nghe, quan sát
-HS nói


-HS nhận biết

-HS thực hiện
- HS đọc



- HS đọc


-HS lắng nghe, quan sát
-HS viết

-HS nhận xét
-HS lắng nghe

TIẾT 2
5. Viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần ươn, ương ; từ khu vườn, con đường
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ươn, ương.
- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ươn, ương trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn văn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu (mỗi thanh một lần. một câu), khoảng 1-2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng
- GV yêu cầu một số (2 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Khi ngày mới bắt đầu, bầu trời như thế nào?
+ Làng quê như thế nào?
+ Em thường làm gì khi ngày mới bắt đầu?
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đặt từng cầu hỏi và HS trả lời theo từng câu:
Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?;
Em thường làm gì sau khi thức dậy mỗi sáng?
8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa các vần ươn, ương và đặt câu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vần ươn, ương và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- HS lắng nghe
-HS viết
- HS lắng nghe


- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm .
- HS đọc


- HS tìm


- HS đọc

- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.



- HS trả lời.
- HS trả lời.


-Hs tìm
- HS lắng nghe