Cách dạy bé so sánh số

Nhiều bé vào lớp 1 mặc dù phân biệt được số lớn hơn, nhỏ hơn nhưng lại lúng túng không biết sử dụng dấu thế nào cho đúng. Cách dạy bé lớp 1 dấu lớn hơn nhỏ hơn dưới đây sẽ giúp bé không còn mắc lỗi này nữa.

Kinh nghiệm từ bản thân mình dạy con là kể cho con câu chuyện con cá sấu tham ăn, miệng nó rất to (vừa nói vừa đưa bàn tay lên ‘chấp chấp’ giả vờ như miệng cá sấu) và nó chỉ ăn phần to hơn, lớn hơn. Những số nào to hơn thì nó “ngoạp” luôn. Bé lập tức ấn tượng với câu chuyện như vậy và nhớ được khi gặp số lớn, ‘miệng con cá sấu’ sẽ quay về phía số lớn.

Cách dạy bé so sánh số
Cách dạy bé lớp 1 dấu lớn hơn nhỏ hơn bằng phương pháp kể chuyện cá sấu tham ăn

Mẹ có thể vẽ miệng của con con cá sấu tham ăn, số nào to thì nó ăn số đó, thực hành nhiều lần.

Vẽ hình này vào 2 mặt tờ giấy cho con sử dụng.

Mẹ viết ra 2 số lên bảng, ví dụ 3….7 , rồi con sẽ điền cái mồm vào, nó sẽ ăn số 7 vì số 7 to hơn.

Ngoài ra, còn các phương pháp khác:

Phương pháp “Đầu nhọn – bé”

Mẹ nói “ đầu nhọn là đầu bé, sẽ quay về số bé hơn”

Mẹ phải chỉ rõ đâu là đầu nhọn (đầu bé), đâu là đầu 2 càng (đầu lớn)

Phương pháp trục số (có tác dụng cả đối với những trẻ lượng kém)

Dùng tia số rất hiệu quả để phân biệt số lớn và số bé. Hãy dùng tia số đứng nhé, không phải tia số nằm ngang: cứ số nào phía trên thì lớn hơn số phía dưới. Dán ngay tia số từ 0 – 10 ở bàn học trước mặt.

còn dấu < và > thì dần dần bé sẽ quen nếu dạy theo phương pháp I và II

Sử dụng câu nói vui

Dạy con nhớ câu này mỗi lần làm toán: “nhỏ ăn cùi chỏ”, kết hợp với động tác đưa cùi chỏ.

Các dạng toán điền dấu so sánh thật ra không hề phức tạp nếu bố mẹ ghi nhớ những nguyên tắc sau đây.

  • Cứ đến giờ học là trò giơ tay "Em, em" xin phát biểu, chuyên gia giáo dục cảnh báo đây không phải thể hiện kiến thức mà đang tiềm ẩn mối nguy hại cho học sinh
  • "2+1" lớn hơn "1" rõ ràng là đúng nhưng vẫn bị cô giáo gạch sai, dân mạng lại nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt

Đối với học sinh lớp 1, việc so sánh các số trong phạm vi 10 thường không quá khó khăn. Khi so sánh các số có 1 chữ số, các em có thể nhận biết ngay số nào lớn hơn, số nào bé hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều dạng toán so sánh khác phức tạp hơn, người lớn có thể dễ dàng đọc được đáp án nhưng diễn giải sao cho trẻ hiểu rõ thì không phải ai cũng biết.

Chia sẻ về dạng toán này, cô Lương Ngọc Anh, giáo viên tiểu học tại Hà Nội cho biết: Bản chất của việc so sánh là giữa hai số, nhưng trong các bài toán của trẻ thì có dạng bài so sánh các phép tính với nhau làm bố mẹ lúng túng. Tuy nhiên, chỉ cần ghi nhớ các nguyên tắc đơn giản sau đây sẽ giúp phụ huynh đỡ căng thẳng hơn trong việc kèm con học.

Clip cô giáo Ngọc Anh hướng dẫn cha mẹ dạy con làm các dạng toán điền dấu so sánh.

Cụ thể, cô Ngọc Anh chỉ ra 3 dạng toán điền dấu so sánh khó như sau:

Kiểu 1: So sánh 1 số với 1 phép tính

Ví dụ: 7 ... 8 - 2

Cách dạy bé so sánh số

So sánh 1 số với 1 phép tính.

Cô Ngọc Anh cho biết, thông thường cô sẽ giảng học sinh là không thể so sánh giữa 1 số và phép tính được. Các em sẽ hay bị nhầm, ví dụ 7 ... 8 - 2 thì so sánh luôn là 7 với 8 hoặc 7 với 2.

"Mình sẽ hướng dẫn các con là: Chúng ta chỉ có thể so sánh hai số với nhau thôi. Và bất cứ khi nào con gặp một phép toán nào tương tự thì các con phải tính nó ra. Ví dụ: 8 - 2 = 6, gạch chân, ghi kết quả phụ ở phía dưới. Lúc này chúng ta sẽ so sánh 7 và 6 để dễ dàng viết dấu lớn hơn".

Bản chất của phép so sánh là làm sao để đưa về so sánh hai số khác nhau nên bất cứ phép tính nào ở đâu thì bố mẹ cũng hướng dẫn con tính nó ra và đưa về một số cụ thể.

Kiểu 2: So sánh hai phép tính

Ví dụ: 4 + 3 ... 3 + 2 + 3

Cách dạy bé so sánh số

Kiểu 2: So sánh hai phép tính.

Nhiều phụ huynh khi gặp dạng toán này thường thắc mắc không biết nên làm phép tính nào trước. Cô Ngọc Anh cho rằng, nguyên tắc là luôn luôn tính từ trái sang phải.

Chẳng hạn trong ví dụ này sẽ là: (4 + 3 = 7) ... (3 + 2 = 5; 5 + 3 = 8). Sau đó khoanh tròn kết quả cuối cùng bên này chính là số 8. Việc khoanh tròn rất quan trọng vì tránh các bé nhầm lẫn khi so sánh kết quả số bên trái với số bên phải. (Chẳng hạn nhầm lẫn so sánh 7 và 5 thay vì 7 và 8).

Kiểu 3: Có 3 phép tính trở lên với nhiều dấu so sánh

Ví dụ: 3 + 1 ... 2 - 0 + 1 ... 2 + 0

Cách dạy bé so sánh số

Kiểu 3: Có 3 phép tính trở lên với nhiều dấu so sánh.

Đây là dạng toán so sánh khó nhất, khiến các con và kể cả bố mẹ cũng lúng túng. Cô Ngọc Anh cho rằng, phụ huynh vẫn cứ áp dụng nguyên tắc, trước hết tính ra lần lượt từng kết quả.

Ở ví dụ trên sẽ là: (3 + 1 = 4) ... (2 - 0 + 1 = 3) ... (2 + 0) = 2. Sau đó các con sẽ dựa trên các kết quả đã tính ra để điền dấu so sánh phù hợp. Như vậy,4 > 3 > 2 sẽ là kết quả cuối cùng.

"Thật ra các dạng toán điền dấu so sánh không hề phức tạp nếu bố mẹ ghi nhớ một nguyên tắc là các con sẽ đưa phép tính về thành các kết quả cụ thể để so sánh các số. Với những phép tính nhiều số thì chúng ta cứ hướng dẫn con tính từ trái sang phải là được", cô Ngọc Anh nói.

Cách dạy bé so sánh số