Cách đọc tâm lý người khác

Ngôn ngữ cơ thể là một trong những lĩnh vực quan trọng trong tâm lý học. Dựa trên những hành động, cử chỉ, thói quen của con người, bạn sẽ biết được đối phương đang nghĩ gì, muốn gì.

Biểu cảm

1. Thích dùng tay che nụ cười: mồm miệng kín kẽ, là một người đáng để nhờ vả những chuyện quan trọng.

2. Dùng bàn tay che lông mày: bày tỏ sự xấu hổ, day dứt.

3. Người có khuôn mặt hình tròn: kiểu mặt này vĩnh viễn không lộ tuổi, có thể gọi là gương mặt trẻ con, kiểu người có gương mặt này thường lạc quan, cởi mở, nho nhã lễ độ, dễ tiếp xúc, bởi vậy mối quan hệ với mọi người vô cùng tốt.

4. Người có gương mặt dài, hình dạng gương mặt và ngũ quan tương đối lớn, đường nét gương mặt nhẹ nhàng, chín chắn: kiểu người này làm việc tương đối tự tin, ít để tâm đến cảm nhận của người khác.

5. Người có mặt hình vuông, hình dạng gương mặt và cơ nhai ở cằm tương đối rõ ràng: kiểu người này đi đứng một mình, không a dua theo mọi người, có trí tuệ và khả năng quan sát nhạy bén, thậm chí có giác quan thứ sáu hơn người bình thường.

6. Khi chóp mũi toát mồ hôi hột: chứng tỏ đối phương đang lo lắng hoặc căng thẳng.

7. Lấy tay chống cằm: có ý đồ che đậy điểm yếu.

8. Cằm rung mạnh: thể hiện đối phương đang tức giận.

9. Biểu cảm kinh ngạc vượt quá một giây: là giả vờ kinh ngạc.

10. Hung thủ thực sự khi nhìn thấy bức ảnh của người bị hại: sẽ thể hiện ra vẻ buồn nôn, khinh thường, thậm chí là sợ hãi, nhưng tuyệt đối không kinh ngạc.

11. Mắt nhìn về bên trái: là đang nhớ lại.

12. Mắt nhìn về bên phải: là đang suy xét lời nói dối.

13. Khi cười giả tạo: khóe mắt không có nếp nhăn.

14. Bĩu môi: là biểu cảm phạm lỗi kinh điển, hành vi này tiết lộ người nói không tự tin vào lời nói của mình.

Ngôn ngữ

15. Người mở miệng là “nói thật”: có lẽ là người không thành thật nhất.

16. Hai câu nói khiến người ta xa cách: Tôi đúng, bạn sai; Tôi là muốn tốt cho bạn. Người nói hai câu này, thông thường tư tưởng không thông qua não.

17. Một người càng khoe khoang cái gì, thì càng thiếu thốn cái đó. Một người càng che đậy cái gì, thì càng tự ti về cái đó.

18. “Anh đến nhà cô ấy bao giờ chưa? Chưa, tôi chưa đến nhà cô ấy bao giờ”: sự nhắc lại không tự nhiên về câu hỏi là lời nói dối điển hình.

19. “Cái này”, “cái đó”, “a”, “hả”, “ừm”: người thích sử dụng những câu cửa miệng này có thể chia làm hai loại: Loại 1, phản ứng tư duy tương đối chậm, khi họ nói chuyện tư duy không rõ ràng, nên thường dùng ngữ khí ngừng ngắt. Loại 2, kiểu người này lại hoàn toàn ngược lại, làm việc thận trọng, thâm sâu khó lường.

20. Người nói dối thường có các động tác nhỏ như nghịch ngón tay, sờ tai, nhún vai. Ví dụ, trong mũi của nam giới có mô xốp, khi họ muốn che giấu điều gì, mũi sẽ bắt đầu ngứa, lúc này họ sẽ sờ mũi theo bản năng.

21. Người thích nói những câu cửa miệng như “bạn nên”, “bạn bắt buộc phải”: đa phần đều tương đối cố chấp.

Hành vi

22. Thông thường người không tin vào tình yêu sét đánh sẽ không tự tin lắm về diện mạo của bản thân.

23. Người thích dùng não phải để suy nghĩ: khá nghèo.

24. Cách tốt nhất để người khác thích bạn không phải là bạn đi giúp đỡ người khác, mà là để người khác giúp đỡ bạn.

25.Người để món ăn mình yêu thích tới cuối cùng: yêu cầu đối với bản thân khá nghiêm khắc, làm việc yêu cầu sự hoàn mỹ, thích dựa theo tiến độ.

Đọc thêm:  5 kỹ năng mềm các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm ở ứng viên

26. Khi một người đàn ông cùng lúc có thiện cảm với hai cô gái, anh ta yêu ai hơn được quyết định bởi việc ai yêu anh ta ít hơn.

27. Nếu đối phương bày tỏ sự khinh thường về lời chất vấn của bạn, thông thường lời chất vấn của bạn là sự thật.

Tư tưởng

28. Phụ nữ thích khoác túi khoác chéo: thông thường nội nhu ngoại cương, bề ngoài tự tin, nội tâm không có cảm giác an toàn.

29. Một người nói với bạn rằng “anh yêu em”, bạn cho anh ta một cái bạt tai, nếu anh ta vẫn yêu bạn, chứng tỏ tình yêu của anh ta thật lòng.

30. Khi chụp ảnh, thích làm mặt quỷ: có tính cảnh giác cao độ, đôi khi rất thích thể hiện.

31. Nếu một người đàn ông giúp bạn xách túi, giúp bạn gọi đồ, giúp bạn kéo ghế: chứng tỏ anh ta từng có bạn gái, hơn nữa không chỉ có một cô.

32. Người thích nuôi mèo: tôn sùng sự độc lập tự chủ, trước giờ không ép dạ cầu toàn.

33. Người thích nuôi chim: tính cách tinh tế, bụng dạ hẹp hòi.

34. Người thích nuôi chó: tính cách ôn hòa, thân thiện, nhưng họ thường nước chảy bèo trôi, gặp sao hay vậy, luôn thuận theo ý nghĩa của người khác để làm việc; người thích nuôi cá, có lòng yêu cuộc sống, là người lạc quan, tự tin.

35. Tay đặt trên đùi: khi căng thẳng, chúng ta sẽ bất giác để hai tay lên đùi, ma sát qua lại, nhằm bình ổn cảm xúc.

36. Vai phải của đàn ông khẽ nhún: anh ta đang nói dối.

37. Sờ cổ: khi con người ta nói dối sẽ sờ cổ, hành vi cưỡng ép điển hình, thuộc phản ứng máy móc.

38. Một bên vai rung: khi không tự tin càng dễ xuất hiện tình trạng một bên vai rung (không phải tất cả những biểu hiện rung một vai là không tự tin).

Download bài test tính cách V-A-K-Ad để hiểu bản thân và giao tiếp tốt hơn tại đây!

Theo bác sĩ tâm lý Judith Orloff M.D, tác giả cuốn sách The Ecstasy of Surrender, những suy nghĩ logic sẽ không thể cho bạn biết toàn bộ câu chuyện của một người. Đôi khi, bạn cần phải bỏ qua một số thông tin quan trọng và học cách quan sát các dấu hiệu phi ngôn ngữ để thấu hiểu người khác. Đánh giá một người dựa vào cảm nhận cá nhân dễ khiến bạn có những cái nhìn sai lệch về con người thật của họ. Vì vậy, trước khi cố gắng đọc vị người khác, bạn cần phải rèn luyện cho mình một tâm trí cởi mở, tập nhìn nhận mọi việc một cách khách quan, giữ quan điểm trung lập, không để cảm xúc và trải nghiệm trong quá khứ ảnh hưởng đến suy nghĩ của hiện tại.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn đọc vị tâm lý người đối diện trong giao tiếp.

1. Chú ý trang phục của đối phương

Cách đọc tâm lý người khác
Cách đọc tâm lý người khác

Ảnh: Pexels/ Gustavo Fring

Thông thường, ấn tượng đầu tiên của chúng ta khi mới gặp một người không chỉ ở thái độ, cách cư xử, cách nói chuyện mà còn là cách ăn mặc. Dựa vào phong cách thời trang của từng người, chúng ta có thể biết được ít nhiều về sở thích cá nhân, xu hướng tính cách cùng quan điểm sống của họ. Ví dụ, người dễ gần, trẻ trung, năng động thường mặc những bộ quần áo rộng rãi, nhiều màu sắc. Người tỉ mỉ, cầu toàn ưa chuộng phong cách cổ điển, các bộ trang phục đơn giản, gọn gàng, thanh lịch. 

2. Quan sát ngôn ngữ cơ thể

Cách đọc tâm lý người khác
Cách đọc tâm lý người khác

Ảnh: Pexels/ RODNAE Productions

Nghiên cứu cho thấy trong giao tiếp, lời nói chỉ chiếm 7%, trong khi giọng nói chiếm 30% và ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 55%. 

Ngôn ngữ cơ thể không chỉ giúp chúng ta truyền đạt thông tin một cách sinh động, đa dạng mà còn phản ánh khá chính xác cảm xúc, sắc thái của người nói. Chỉ cần quan sát tư thế, cử chỉ, nét mặt, bạn có thể đọc vị được suy nghĩ và cảm nhận được tâm trạng hiện tại của người đối diện. Ví dụ, biểu cảm trên gương mặt cho thấy đối phương đang vui vẻ, thoải mái hay lo lắng, cáu gắt, nhìn vào ánh mắt sẽ cảm nhận được họ đang nói thật hay nói dối, đang tập trung hay lơ đễnh, tư thế đứng/ ngồi cho thấy họ là người tự tin, thân thiện hay kiêu căng, ngạo mạn.

3. Đừng né tránh các cuộc trò chuyện xã giao

Những cuộc nói chuyện xã giao, tán gẫu có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái nhưng nó lại cho bạn cơ hội để hiểu hơn về những người xung quanh. Đó là dịp để bạn quan sát cách ứng xử của người khác trong một tình huống bình thường và dùng nó làm cơ sở để đánh giá hành vi của họ khi nhận thấy có những dấu hiệu khác thường.

4. Chú ý cách nói chuyện của đối phương

Cách đọc tâm lý người khác
Cách đọc tâm lý người khác

Ảnh: Pexels/ Karolina Grabowska

Một trong những bí quyết đọc vị hiệu quả người đối diện là chú ý cách nói chuyện của họ. Nếu họ nói chuyện với một tốc độ bình thường, không quá nhanh cũng không quá chậm, điều đó cho thấy họ đang chia sẻ câu chuyện của mình một cách chân thành, thoải mái. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy giọng nói của đối phương có vẻ khác thường, có chút run rẩy, lo lắng hay quá to/ quá nhỏ, quá nhanh/ quá chậm, khiến bạn không thể nắm bắt được diễn biến câu chuyện, có khả năng họ đang không thành thật với lời nói của mình. 

5. Tin vào trực giác của mình

Cách đọc tâm lý người khác
Cách đọc tâm lý người khác

Ảnh: Pexels/ Matheus Bertelli

Đã bao giờ bạn có linh cảm đặc biệt về một người mới gặp lần đầu? Bạn cảm nhận rằng mình có thể nhìn thấy được phần nào tính cách, con người bên trong của họ dù chưa tiếp xúc nhiều. Bên cạnh lời nói và ngôn ngữ cơ thể, trực giác cũng đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Nó giúp bạn trở nên nhạy bén trong mọi tình huống, có cái nhìn phong phú hơn về người khác thay vì chỉ dựa vào suy luận logic.

6. Tập quan sát mọi người

Phương pháp này đặc biệt có ích cho bạn trong việc giải mã ngôn ngữ cơ thể của người khác trong nhiều tình huống khác nhau. Bạn có thể tập quan sát hành vi, cử chỉ, biểu cảm của mọi người khi đi siêu thị, ở trung tâm mua sắm… hoặc thử tắt tiếng khi xem các chương trình trên tivi và dự đoán cảm nhận của họ thông qua nét mặt, hành động, sau đó tăng âm lượng và kiểm tra phán đoán của mình.