Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

Hoạt động Stem đo chiều cao cột cờ của thầy trò tổ Toán Tin

Đọc bài Lưu

Thực hiện kế hoạch chuyên môn của trường THPT Ung Văn Khiêm, cũng như để các em học sinh bước đầu làm quen với việc học tập theo phương pháp dạy học STEM. Đầu tháng 3 năm 2021, tổ Toán Tin đã tổ chức hoạt động dạy học STEM với chủ đề: ĐO CHIỀU CAO CỦA MỘT VẬT (cụ thể là Cột cờ).

Nội dung của hoạt động gồm các bước thực hiện:

  • Bước 1: Từ cuối tháng 1/2021, giáo viên chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm bàn bạc, thiết kế bản vẽ và thực hiện làm Giác kế, dụng cụ cần thiết trong quá trình đo chiều cao một vật.
  • Bước 2: Sau khi nghỉ Tết, ngày 19/2/2021, các nhóm hoàn thành và báo cáo sản phẩm của nhóm mình (ý tưởng thiết kế, nguyên vật liệu cần sử dụng, cách sử dụng và cách đo,). Sau đó, từ những góp ý nhận được, các nhóm sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm của nhóm. Bước này thực hiện trong thời gian 1 tiết dạy học.

Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

  • Bước 3: Thực hành đo chiều cao cột cờ ở sân trường vào ngày 09/3/2021. Các nhóm sử dụng Giác Kế mà nhóm chế tạo để đo lấy số liệu rồi tính toán để tìm ra chiều cao cột cờ.
  • Sau đó, các nhóm sẽ tiến hành báo cáo kết quả đo đạc và những bài học rút ra cho bản thân qua hoạt động. Sau buổi báo cáo, các nhóm sẽ hoàn thành bản báo cáo giấy và nộp lại cho giáo viên bộ môn.

    Bước này thực hiện trong thời gian khoảng 2 tiết dạy học.

    Lớp 10A3 nhận nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoàn động chuyên đề. Chín lớp 10 còn lại cũng được trải nghiệm một phần hoạt động bằng việc thiết kế Giác kế và nộp lại cho giáo viên (bước 1).

    Các nhóm đã hoạt động tích cực và thể hiện nhiều sự sáng tạo của mình. Các bản vẽ thiết kế, các sản phẩm, các bài báo cáo đều được thực hiện một các độc đáo và bắt mắt.

    Hình ảnh một số bản vẽ thiết kế của các nhóm:

    Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
    Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

    Hình 1. Bản vẽ thiết kế của nhóm 4 (bên trái) và nhóm 2

    Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
    Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
    Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

    Hình 2. Bản vẽ thiết kế của nhóm 3

    Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
    Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

    Hình 3. Bản thiết kế của nhóm 1

    Hình ảnh một số bài cáo cáo được trang trí đẹp mắt của các nhóm:
  • Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
    Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
  • Hình 4. Bài báo cáo của nhóm 1 thực hiện trên giấy A0

  • Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
    Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
    Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

  • Hình 5. Bài báo cáo của nhóm 4

Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

Hình 6. Bài báo cáo được trang trí như cây kiến thức của nhóm 2

Một số hình ảnh trong buổi thực hành đo đạc:

Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
​​​​​​​

Hình 7. Ngắm đỉnh cột cờ để lấy so đo

Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

Hình 8. Đo khoảng cách giữa hai điểm đặt giác kế

Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

Hình 9. Sử dụng tia Laser để ngắm thẳng hàng

Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

Hình 10. Tính toán sau khi lấy được các số liệu cần thiết

Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

Hình 11. Các giáo viên tổ Toán cũng tích cực hỗ trợ các em thực hiện

Sau khoảng hơn 1 giờ đo đạc, lấy số liệu và tính toán, các nhóm tiến hành lần lượt báo cáo kết quả thu được:

Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế

Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
Cách đo chiều cao cột cờ bằng giác kế
​​​​​​​​​​​​​​

​​​​​​​

Cả 5 nhóm đều đã thực hiện việc đo đạc và tính toán khá chính xác để tìm được chiều cao của cột cờ là vào khoảng 10,8 mét. Những sai số gần như là không đáng kể. Bên cạnh đó, các nhóm cũng đã có phong thái báo cáo tự tin, mạch lạc.

Sau khi báo cáo chiều cao cột cờ, các em cũng đã được hướng dẫn tổng kết toàn bộ hoạt động:

  • Các em đã tự rút ra được những bài học cho bản thân mình: khả năng làm việc nhóm, khả năng thuyết trình, tính chính xác trong khi đo đạc hay tính toán,
  • Các em cũng đã nhận thấy được việc ứng dụng kiến thức của các môn học khác vào hoạt động như Vật Lý (Sự truyền thẳng của ánh sáng, Định luật vạn vật hấp dẫn), Công nghệ (Vẽ kỹ thuật để thiết kế bản vẽ),
  • Các em cũng được gợi ý để cải tiến sản phẩm hoàn thiện hơn, ứng dụng đo đạc nhiều hơn (không chỉ theo phương đứng mà còn có thể theo phương ngang) hay ứng dụng phần mềm Excel để cho ra kết quả nhanh hơn,

Như vậy có thể nói, hoạt động là một trải nghiệm quý báu đối với các em. Trải qua hoạt động, các em đã thấy được tính thực tế của những kiến thức tiếp thu trên lớp, từ đó gia tăng cảm hứng học tập. Đồng thời, các em cũng đã được rèn luyện khả năng làm việc nhóm, năng lực giao tiếp, thuyết phục, kỹ năng chế tạo sản phẩm, Hoạt động cũng góp phần phát triển tư duy và tính sáng tạo cho các em.

TỔ TOÁN TIN

Đường dẫn các clip hoạt động:

1). Tiết báo cáo sản phẩm: https://youtu.be/btsCpsU104s

2). Tiết thực hành: https://youtu.be/a09oK4Z4PKM


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết