Cách tưới nước cho cây sầu riêng

CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG TRONG THỜI GIAN CÂY RA HOA ( MẮT CUA)

07/03/2020

CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG TRONG THỜI GIAN CÂY RA HOA ( MẮT CUA)

Nhiều nhà vườn trồng sầu riêng lúc bắt đầu làm hoa thường hoang mang, lo lắng không biết giai đoạn cây ra mắt cua nên làm gì, chú ý những gì, bà con thường lúng túng trong cách chăm sóc và không biết nên như thế nào tốt nhất cho cây. Bởi thế nên bà con nhà vườn cần vững tâm, tìm hiểu, không nên thấy ai bày gì cũng làm, kết quả đạt được không cao. Dưới dây là 1 số thông tin giúp bà con hiểu rõ hơn những việc cần làm, những công tác chăm sóc khi cây sầu riêng đang ra mắt cua, ra hoa.

Cách tưới nước cho cây sầu riêng


Cách tưới nước cho cây sầu riêng

1. TƯỚI NƯỚC

Để cây sầu riêng ra hoa thì việc siết nước (hãm nước) tạo điều kiện khô hạn là điều cần thiết.

Việc ngưng tưới nước ở khu vực Miền Đông - Tây Nguyên, hay ngưng tưới nước kết hợp siết cạn nước trong mương ở khu vực Miền Tây sẽ kéo dài trong suốt thời gian từ khi xử lý mầm hoa đến khi mắt cua ra hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, sau khi cây ra mắt cua hoàn chỉnh (mắt cua sáng hoàn toàn ) thì cây cần nước để tiếp tục sống, phát triển và nuôi hoa. Lúc này, nhà vườn cần cung cấp nước cho cây và bắt đầu tưới lại khi mắt cua ra dài 1-2 cm.

**Lưu ý: nếu tưới sớm khi mắt cua vẫn đang ra, chưa sáng rõ có thể dẫn đến nghẽn bông, mắt cua bị đen trở lại và sẽ ra hoa phướn hoặc lá.

** Cách tưới: khi bắt đầu tưới lại chỉ tưới sương nhẹ mặt đất, sau đó qua mỗi lần tưới tăng dần lượng nước thêm một ít. Tưới đều 4-5 ngày tưới 1 lần, không được để quá khô rồi mới tưới sẽ gây nên hiện tượng sốc nước cho cây.

Cách tưới nước cho cây sầu riêng

2. VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG

Trong suốt thời gian xử lý cho cây ra mắt cua, cây bị siết nước nên rất yếu, vì vậy sau khi nhấp nước xong cần bón phân lại ngay để cung cấp dinh dưỡng nuôi cây khỏe, mắt cua ra đều, to, mập.

Các loại phân cần bón: ưu tiên phân bón hữu cơ trước, sau đó bổ sung các loại phân NPK ba số ( 15-15-15, 16-16-16, 17-17-17...) + Vi lượng + chế phẩm sinh học Canxi Bo và phun phân bón lá bổ sung.

**Góp ý: Nên cho cây ra đọt cùng lúc với thời điểm ra mắt cua. Vì như thế, khi hoa xả nhụy nuôi quả non thì lá bước vào giai đoạn lá lụa, không phát triển thêm cơi đọt => không cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng quả non.
Nếu cây quá khó ra đọt non, thì ngoài bón phân nên phun thêm PBL + chất điều hòa sinh trưởng để đánh thức mầm ngủ.

3. PHUN NGỪA BỆNH

Giai đoạn cây đang ra mắt cua (mắt cua vẫn chưa sáng rõ) cực kì nhạy cảm, do đó tuyệt đối bà con nhà vườn không phun xịt thuốc trong giai đoạn này.Việc phun ngừa bệnh chỉ tiến hành trước khi làm bông và sau khi mắt cua đã ra hoàn toàn.Nên phun thuốc ĐẶC TRỊ nấm thán thư toàn cây (lá, thân, cành, gốc) trước khi tiến hành làm bông, phun kỹ và ướt đều mặt dưới của cành, ngách thân, vì đây là những nơi lưu tồn ẩn chứa mầm bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển, tấn công lên hoa.
-> Một số thuốc trị thán thư được khuyến cáo: chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua, Anvil 5SC(500ml/phuy 200L), Ridomil,... định kì 10-15 ngày /1 lần.
Thời kì sau khi cây nhú mắt cua cây rất suy (phải rút cạn sinh lực để ra hoa) nên rất dễ bị nấm xì mủ tấn công. Cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời.

Cách tưới nước cho cây sầu riêng

4. TỈA BÔNG SẦU RIÊNG

Bà con nhà vườn hay có suy nghĩ là để hoa càng nhiều càng tốt, để đậu được hoa nào thì đậu hoặc nghĩ càng nhiều bông thì càng đậu nhiều trái mà vô hình chung sẽ làm giảm năng suất hoa đậu và trái không to đều sau này.

Tuy nhiên, một cây dù ra bao nhiêu hoa đi nữa nhưng cũng chỉ mang được tối đa 300 trái (những cây lâu năm, khỏe). Thay vì để nhiều bông, cây không cung cấp đủ dinh dưỡng nên bông nào cũng nhỏ, ốm, thiếu dinh dưỡng và dẫn đến tự rụng . Vậy tại sao ta không tỉa bông ngay từ đầu chừa lại số lượng bông phù hợp ở vị trí thích hợp để bông nào cũng mập khỏe chắc đậu bông đó mà không lo bị rụng.

Trong giai đoạn bông (trước khi xổ nhụy) sẽ qua 3 lần tỉa bông.

Cây sầu riêng có khả năng cho rất nhiều hoa trên cùng một cành, số lượng chùm hoa lớn nên cũng có khả năng đậu trái cao. Chính vì vậy bà con cũng có thể tự chủ động tỉa hoa để giữ nhưng chùm có khả năng đậu quả tốt nhất ở vị trí thích hợp để nuôi quả.

Do đó trong giai đoạn này bà con nhà vườn chúng ta mạnh dạn tỉa bông (trước khi xổ nhụy) và sẽ qua 3 lần tỉa bông. Cách tỉa bông sầu riêng quý bà con cần lưu ý:

Bà con nhà vườn nên chọn lựa những khóm hoa ở vị trí xa nhau để nuôi, tránh cạnh tranh dinh dưỡng trên cùng một chùm quả.

Trên một chùm hoa sầu riêng cũng có khả năng đậu quả nhiều nên bà con cũng nên chủ động tỉa bớt những chùm có trái mọc quá nhiều, những chùm quả chen chúc sẽ khiến quả bị méo mó, quả không đạt kích thước tối đa và cũng dễ dàng bị lây nhiễm bệnh hơn.

Nguồn:
vfc.com.vn