Cách đọc bản vẽ mối hàn

Không phụ thuộc vào phương pháp hàn, các điểm hàn (các mối hàn điểm) trên bản vẽ được quy ước như sau:

  • Điểm nhìn thấy được biểu diễn bằng dấu “+” (hình 15.1.1d) dấu này được biểu thị bằng “nét liền cơ bản” (hình 15.1.1e).

Để chỉ mối hàn hay điểm hàn quy ước dùng một “đường dóng” và nét gạch ngang của đường dóng. Nét gạch ngang này được kẻ song song với đường bằng của bản vẽ, tận cùng của đường dóng có một nửa mũi tên chỉ vào vị trí của mối hàn.  

Để biểu diễn mối hàn nhiều lớp quy ước dùng các đường viền riêng và các chữ số “La Mã“ để chỉ thứ tự lớp hàn (hình 15.1.2). 

Đối với những mối hàn phi tiêu chuẩn (do người thiết kế qui định) cần phải chỉ dẫn kích thước các phần tử kết cấu chung trên bản vẽ (hình 15.1.3)

Giới hạn của mối hàn quy ước biểu thị bằng nét liền cơ bản còn giới hạn các phần tử kết cấu của mối hàn biểu thị bằng nét liền mảnh.

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Quy ước ký hiệu mối hàn trên bản vẽ

Cấu trúc quy ước ký hiệu mối hàn tiêu chuẩn (hình 15.1.4):

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Quy ước ký hiệu mối hàn tiêu chuẩn

Cấu trúc quy định ký hiệu mối hàn phi tiêu chuẩn chỉ dẫn trên hình 15.1.5. Phương pháp hàn để hàn mối hàn này phải chỉ dẫn trong điều kiện kỹ thuật của bản vẽ.

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn

Hình 15.1.5 Quy ước ký hiệu mối hàn phi tiêu chuẩn

Những quy ước phụ để ký hiệu mối hàn được chỉ dẫn theo bảng sau:

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn

Quy ước ký hiệu mối hàn đối với phía chính ghi ở trên (hình 15.1.6a) và đối với phía phụ ghi ở dưới (hình 15.1.6b) nét gạch ngang của đường dóng chỉ vị trí hàn.

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn

 Quy ước phía ghi ký hiệu mối hàn

Độ nhẵn bề mặt gia công của mối hàn có thể ghi phía trên hay dưới nét gạch ngang của đường dóng chỉ vị trí hàn và được đặt sau ky hiệu mối hàn (hình 15.1.7) hoặc cũng có thể chỉ dẫn trong điều kiện kỹ thuật trên bản vẽ mà không cần ghi ký hiệu.

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Hình 15.1.7 Quy ước ghi độ nhẵn bề mặt gia công của mối hàn

Nếu mối hàn có qui định kiểm tra ký hiệu này được ghi ở phía dưới đường dóng chỉ vị trí hàn (hình 15.1.8)

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Hình 15.1.8 Quy ước ghi ký hiệu kiểm tra mối hàn

Nếu trên bản vẽ có các mối hàn giống nhau thì chỉ cần ghi số lượng và số hiệu của chúng. Ký hiệu này có thể ghi ở phía trên nét vạch ngang của đường dóng chỉ vị trí hàn (nếu ở phía trên nét gạch ngang của đường này có ghi ký hiệu mối hàn) (hình 15.1.9)

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn

Hình 15.1.9 Quy ước ghi ký hiệu các mối hàn giống nhau

Vật liệu mối hàn (que hàn, dây hàn, thuốc hàn, thuốc bọc…) có thể chỉ dẫn trong điều kiện kỹ thuật trên bản vẽ hoặc có thể không cần phải chỉ dẫn.

Hiện nay có nhiều phương pháp hàn và dạng hàn khác nhau song chúng ta quy định một số quy ước ký hiệu phương pháp hàn và dạng dạng cơ bản cũng như kiểu liện kết hàn thường dùng nhất như sau:

  • T – Hàn hồ quang tay.
  • – Hàn tự động dưới thuốc không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước.
  • Đ1 – Hàn tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng thép.
  • Đđ1 – Hàn tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng đồng – thuốc liên hợp.
  • Đđ – Hàn tự động dưới thuốc dùng đệm thuốc.
  • Đh – Hàn tự động dưới thuốc có hàn đính trước.
  • Đbv – Hàn tự động trong môi trường khí bảo vệ.
  • B – Hàn bán tự động dưới thuốc không dùng tấm lót, đệm thuốc hay hàn đính trước.
  • Bt – Hàn bán tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng thép.
  • Bđt – Hàn bán tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng đồng – thuốc liên hợp.
  • Bđ – Hàn bán tự động dưới thuốc dùng đệm thuốc.
  • Bh – Hàn bán tự động dưới thuốc có hàn đính trước
  • Bbv – Hàn bán tự động trong môi trường khí bảo vệ.
  • Xđ – Hàn điện xỉ bằng điện cực dây
  • Xt – Hàn điện xỉ bằng điện cực tấm.
  • Xtđ – Hàn điện xỉ bằng điện cực tấm dây liên hợp.
  • Dùng chữ cái in thường sau đây, có kèm theo các chữ số chỉ kiểu liên kết hàn:  m – Liên kết hàn giáp mối.
  • – Liên kết hàn chữ T. g – Liên kết hàn góc. c – Liên kết hàn chồng. đ – Liên kết hàn tán đinh.
  1. Tất cả các ký hiệu phụ, các chữ số cũng như các chữ (trừ các chỉ số) trong ký hiệu mối hàn, qui định có chiều cao bằng nhau (3 ÷ 5 mm) và được biểu thị bằng nét liền mảnh.

1.1.3. Một số ví dụ về cách ghi ký hiệu mối hàn trên bản vẽ:

Liên kết hàn chữ T không vát mép, hàn cả hai mặt. Mối hàn được thực hiện bằng phương pháp hàn hàn hồ quang tay theo chu vi hở.

Cạnh mối hàn: K = 6 mm.

Liên kết hàn giáp mối vát mép hai chi tiết ở một mặt. Mối hàn được thực hiện bằng phương pháp hàn tự động dưới lớp thuốc có dùng tấm lót bằng thép.

Liên kết hàn chồng không vát mép. Hàn một mặt. Mối hàn được thực hiện bằng phương pháp hàn bán tự động không dùng tấm lót, đệm thuốc hay hàn đính trước.

Cạnh mối hàn: K = 5 mm.

Liên kết hàn giáp mối gấp mép cả hai chi tiết

  • một mặt. Hàn một mặt. Mối hàn được thực hiện bàng phương pháp hàn hồ quang tay.

1.2. Ký hiệu tiêu chuẩn của một số nước:

1.2.1. Tiêu chuẩn Anh BS.4871

Theo tiêu chuẩn này, các tư thế hàn cơ bản khi hàn hồ quang tay được ký hiệu như sau:

Hàn sấp:                             D

Hàn ngang:                         X

Hàn đứng từ dưới lên:      Vu

  • Các tư thế khác cũng được qui định như sau:

Mối hàn (1G, 1F) cho tư thế hàn D Mối hàn (2G, 2F) cho tư thế hàn X Mối hàn (4G, 4F) cho tư thế hàn O

1.2.2. Tiêu chuẩn Đức DIN 1912

PB(h)  – hàn ngang tư thê sấp

PC(q)  – hàn ngang tư thế đứng

PE (u) – hàn trần

PF (s)  – hàn đứng từ dưới lên

PG (f)  – hàn đứng từ trên xuống

1.2.3. Ký hiệu quy ước mối hàn theo tiêu chuẩn AWS

1.2.3.1. Quy định chung:

  • Ký hiệu mối hàn: Mối hàn được vẽ bằng nét cơ bản cho cả mối hàn khuất, trong đó có ký hiệu sau:

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn

  • Đối tượng bị tham chiếu :

Cách đọc bản vẽ mối hàn

1.2.3.2. Các ký hiệu phụ trong mối hàn:

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn


1.2.3.3. Vị trí và ý nghĩa các thành phần của một ký hiệu mối hàn:

1.2.3.4. Các ký hiệu phụ được sử dụng chung với các ký hiệu mối hàn cơ bản:

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Dùng để chỉ hình dáng bề mặt của mối hàn sau khi hoàn thành mối hàn.

Có 3 loai chu tuyến cơ bản:

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn


Ký hiệu mối hàn toàn bộ xung quanh còn gọi là ký hiệu mối hàn theo chu kín.

  • Ký hiệu có đệm lót phía sau mối hàn:

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn

  • Ký hiệu mối hàn có sử dụng miếng chêm

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn

  • Chú ý: Cả hai loại ký hiệu có đệm lót và có miếng chêm đều được sử dụng kết hợp với các ký hiệu mối hàn giáp mối để tránh diễn giải nhầm thành mối hàn chốt hay mối hàn rãnh.

* Ký hiệu nóng chảy hoàn toàn

Ký hiệu nóng chảy hoàn toàn được sử dụng để thể hiện sự thâm nhập toàn bộ liên kết với phần củng cố chân ở phía sau của mối hàn khi chỉ hàn từ một phía.

Cách đọc bản vẽ mối hàn

Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn

* Đường tham chiếu kép

Hai hoặc nhiều đường tham chiếu có thể sử dụng chung một mũi tên duy nhất để chỉ một trình tự thao tác.