Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây

Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây

Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây

Trong lần tái khám, Cô Lê Thị Thu (46 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán tăng nhẹ men gan, bên cạnh bệnh cũ là huyết áp và tiểu đường. Nguyên nhân do cô uống thuốc tây 3 tháng liền, vừa rồi bị cảm lạnh còn dùng thêm kháng sinh và giảm đau dài ngày, gây quá tải, suy giảm chức năng gan.

Không uống nhiều loại thuốc chồng chéo như cô Thu, anh Hồ Đắc Kiên (32 tuổi, Hải Phòng) chỉ dùng thuốc trị mỡ máu, nhưng men gan cũng tăng lên 450U/L (gấp khoảng 11 lần mức bình thường). Bác sĩ hỏi ra mới biết, trong thời gian dùng thuốc, anh còn uống rượu đôi ba lần mỗi tuần bàn chuyện làm ăn.

Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng - nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, thuốc giảm mỡ máu vốn gây "nặng gánh" gan, nếu kết hợp với rượu bia sẽ thành "chất độc" tấn công cơ quan này. Các loại thuốc luôn được kê đơn cẩn trọng để không ảnh hưởng đến gan. Song vẫn có khoảng 10% người bệnh mắc vấn đề về gan do uống nhiều loại thuốc, quá liều, dài ngày; uống thêm rượu... Nhiễm độc gan kéo dài sẽ gây viêm, xơ gan, suy gan. Nghiên cứu năm 2018 của Đại học Bắc Carolina (Mỹ) trên 1.089 bệnh nhân tổn thương gan mạn tính do thuốc thì có gần 8% trường hợp tử vong trong 2 năm.

Bác sĩ Vân Hồng cho biết thêm, gan là tuyến phòng thủ chống lại các chất độc xâm nhập vào cơ thể, song vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các độc tính của thuốc tây. Vì lý do này, bác sĩ thường tư vấn bệnh nhân uống thuốc dài ngày cần tái khám. Tái khám không chỉ để xem bệnh cũ có thuyên giảm, cần thay thuốc hay giảm liều... mà còn để kiểm tra chức năng gan. Bệnh nhân nên làm kiểm tra chức năng gan trong 4 tuần đầu dùng thuốc, thực hiện định kỳ 3-6 tháng, nhất là ở người lớn tuổi, phải dùng thuốc liều cao, lâu dài hoặc rối loạn sẵn chức năng gan.

Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây

Không chỉ thuốc tây kê đơn, người sử dụng thuốc không kê đơn (thuốc giảm đau, chống viêm, trị nấm, kháng histamin điều trị dị ứng, thuốc tránh thai...) cũng cần quan tâm bảo vệ lá gan. Nghiên cứu của Đại học Y khoa Indian (Mỹ) vào năm 2004 trên 899 bệnh nhân tổn thương gan do thuốc phát hiện 45% trường hợp do kháng sinh là phổ biến nhất.

Bạn cũng cần lắng nghe cơ thể, theo dõi các triệu chứng tổn thương gan do dùng thuốc dài ngày. Nếu bạn thấy nổi mẩn ngứa ngáy, đắng miệng, hơi thở có mùi, nước tiểu sậm màu, vàng da vàng mắt, chán ăn, sụt cân, đau và sưng bụng... thì nên đi khám gan sớm.

Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây

Bác sĩ Vân Hồng khuyên khi đi thăm khám lần đầu, người bệnh cần khai rõ với bác sĩ các bệnh gan từng mắc (gan nhiễm mỡ, men gan cao, xơ gan...). Trong thời gian uống thuốc theo đơn, chú ý uống đúng liều. Nếu tái khám định kỳ phát hiện vấn đề về gan, bác sĩ sẽ cho ngừng đơn thuốc cũ hoặc thay thuốc mới, ví dụ có thể cân nhắc đổi thuốc tiểu đường dạng uống sang dạng tiêm.

Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây

Theo bác sĩ Vân Hồng, gan không giống như thận hoặc phổi có thể sử dụng máy lọc máu hoặc máy thở cơ học để hỗ trợ nếu cơ quan đó bị hỏng. Mắc bệnh suy gan thường không có cách khắc phục. Do vậy, cần bảo vệ lá gan từ sớm khỏi những tác dụng phụ từ thuốc tây bằng cách bớt ăn thịt đỏ, kiêng rượu bia, tập thể thao, đi ngủ sớm... Bệnh nhân có thể sử dụng thêm sản phẩm giải độc hỗ trợ chức năng gan được kiểm nghiệm kỹ lưỡng dưới sự tư vấn của bác sĩ, tránh dùng thảo dược kém chất lượng.

Các sản phẩm giải độc gan sẽ theo máu đi khắp cơ thể và chuyển hóa tại gan, cuối cùng được đào thải ra ngoài. Để tăng khả năng giải độc gan, các nhà khoa học còn phát triển công nghệ "định chuẩn hoạt chất hướng gan", đưa hoạt chất dược đến lá gan, tác động trúng đích vào tế bào gan hư hỏng.

Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây

Trong khoảng 4.000 loài thảo dược đông y, những loại thảo dược có lợi cho gan như nấm linh chi lim, hà thủ ô đỏ, đan sâm, hoa marigold, núc nác, nấm sò, hoài sơn. Với 103 hợp chất có trong hà thủ ô, công nghệ này giúp phân lập các chất hoạt như anthraquinon, stilbenes, flavonoid... hỗ trợ điều trị viêm gan ứ mật, gan nhiễm mỡ. Nấm linh chi lim chứa hơn 400 chất, trong đó triterpenes, germanium, adenosine, lingzhi-8-protein... giúp cải thiện chứng viêm gan. Tương tự, các hoạt chất flavonoid trong hoa marigold cũng được tách chiết để góp phần điều hòa chuyển hóa lipid và hoạt động enzyme tại gan.

Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây

Theo bác sĩ Vân Hồng, bảo vệ lá gan khỏe mạnh cũng là cách để bảo vệ cơ thể và chất lượng cuộc sống của bản thân. Để có lá gan khỏe mạnh, bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp, ngủ đủ giấc và khám sức khỏe định kỳ.

Dinh dưỡng hợp lý.

Bạn nên chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và ăn uống đa dạng, cân bằng các loại chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Ăn khoảng 15 loại thực phẩm mỗi ngày giúp cơ thể có được nhiều dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng. Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây... giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, cho lá gan khỏe mạnh hơn. Người trưởng thành cần khoàng 400-500 gram rau, 200 gram trái cây mỗi ngày. Người mắc bệnh gan nên lưu ý ăn đủ bữa, nhất là bữa sáng vì ăn sáng góp phần trung hòa các axit trong dạ dày, hỗ trợ bảo vệ gan...

Uống đủ nước mỗi ngày khoảng 2,5 lít còn giúp gan thải các chất độc hại, tránh làm việc quá tải. Người đang mắc bệnh gan không nên uống rượu bia, hút thuốc lá vì gây gánh nặng cho cơ quan này. Những người uống nhiều rượu bia thường có nguy cơ viêm gan, xơ gan, nặng hơn là ung thư gan... Các đồ chiên, nướng, thức ăn nhanh cũng cần hạn chế vì chất chứa nhiều dầu mỡ, chất tạo ngọt.... rất khó phân giải và chuyển hóa, khiến gan hoạt động quá mức.

Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây

Tăng cường vận động.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và điều độ là một trong những phương pháp đơn giản, ít tốn kém để giữ cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày. Người trưởng thành nên vận động ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể đi bơi, chạy bộ hoặc chơi các môn thể thao yêu thích như cầu lông, đá bóng... Tuy nhiên, người mắc bệnh gan, tùy mức độ cần vận động phù hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Kiểm soát cân nặng góp phần hạn chế bệnh về gan, béo phì có thể gây ra các rối loạn về chức năng gan, trong đó phải kể đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

Ngủ đủ giấc.

Người trưởng thành nên đủ ngủ 8 tiếng, có thể ngủ trước 22h mỗi ngày để có được giấc ngủ sâu. Khi cơ thể nghỉ ngơi, gan sẽ làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất thừa thải ra ngoài cơ thể. Những người bị mắc các bệnh về gan nếu thức đêm nhiều sẽ càng khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.

Khám sức khỏe định kỳ.

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) giúp đánh giá tình trạng của gan. Bạn cũng sẽ bác sĩ tư vấn tiêm phòng vaccine khi chưa bị viêm gan do virus hay điều trị kịp thời nếu mắc các bệnh về gan.

Ngọc An

Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây

Cách giải độc khi uống nhiều thuốc tây
Các bà nội trợ nên đưa những loại trái cây giàu vitamin C vào thực đơn hằng ngày - Ảnh minh họa: Hữu Khoa

Nhưng gần đây, nhiều phương pháp tẩy độc, detox được cổ xúy “có cánh” liên tục: nhịn ăn, uống nhiều nước lọc, nước chanh, nước trà, uống thuốc trợ gan, tẩy độc ruột... Những phương pháp này phần lớn “truyền khẩu” hơn là có bằng chứng, có tính khoa học thực tiễn.

Chất độc từ đâu ra?

Chất độc thật sự đang vây quanh chúng ta. Chúng có hai nguồn: một là nội sinh, do cơ thể tạo ra trong quá trình hoạt động, đốt cháy thức ăn để tạo ra năng lượng với hệ quả là những chất thải độc như khí carbonic trong hô hấp, axit lactic trong co cơ, chất urê trong chuyển hóa chất đạm, các gốc tự do nhiều trong gian bào... và hai là ngoại sinh, từ môi trường ngoại lai xâm nhập vào như các hóa chất sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm...

Ngoài ra khói xe, khói rác thải, khói thuốc lá và bị phơi nhiễm với quá nhiều chất gây ô nhiễm môi trường khác.

Những phương pháp giải độc “nhân tạo”

Vì khả năng tự thải độc của cơ thể có giới hạn, con người sử dụng một số biện pháp hỗ trợ giúp hệ thống tự giải độc của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn như:

1. Súc rửa dạ dày

Thường súc rửa dạ dày được áp dụng rộng rãi trong y khoa để lấy nhanh các chất độc vào đường tiêu hóa như ngộ độc thuốc, ngộ độc thức ăn, uống nhầm độc chất....

2. Súc rửa đại tràng

Người ta thường dùng thuốc xổ đại tràng có chứa một số muối, và đôi khi cà phê hoặc các loại thảo mộc để loại bỏ chất độc còn trong ruột kết. Tuy nhiên, đại tràng thường tự có khả năng không đòi hỏi bất kỳ sự giúp đỡ làm sạch chính nó. Việc súc rửa đại tràng cũng có thể gây nguy hiểm nếu thực hành không chính xác hay lạm dụng.

3. Chế độ ăn thải độc

Nhiều chế độ ăn kiêng thải độc được đề nghị như: (1) tăng cường uống nhiều nước lọc, nước khoáng, trà xanh, vitamin C, trà thảo dược; (2) ăn nhiều rau xanh, nhiều chất xơ, thực phẩm chức năng hỗ trợ gan, thận để tác dụng giải độc cơ thể tốt hơn; (3) cung cấp các lợi khuẩn (probiotics) cho cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cho thấy lợi khuẩn đóng vai trò tích cực trong việc đào thải các kim loại nặng, gốc tự do và những loại vi khuẩn nguy hiểm trong cơ thể người bằng cách tăng cường khả năng chống oxy hóa tự nhiên của hệ miễn dịch.

4. Tăng thải độc qua mồ hôi

Dựa trên nguyên lý: dùng niacin (vitamin PP) liều cao để “đẩy” những chất độc (gây ung thư, đột biến gen, dị tật di truyền) ra khỏi nơi tích lũy là mỡ, chất béo, tủy xương và sau đó xông hơi, mồ hôi sẽ mang theo các chất độc thải ra ngoài.

Cuối cùng bổ sung dầu, chất béo (trong các viên nang dầu cá, vitamin A, D), nước và khoáng để làm thăng bằng sinh học, chống tái hấp thu chất độc qua ruột.

Ban đầu, phương pháp chỉ được thiết kế nhằm thải bỏ chất độc dạng phóng xạ. Sau đó, được áp dụng rộng rãi hơn để thải độc nhiều chất khác như thuốc trị bệnh khi dùng quá liều, dioxin, thuốc, nhiễm độc chì, nhiễm độc asen, thủy ngân...

5. Thẩm phân phúc mạc và chạy thận nhân tạo

Đây là phương pháp thải độc rất hiệu quả được áp dụng nhiều trong y tế. Phương pháp này dựa trên nguyên lý là chất độc trong máu sẽ được lọc qua màng bán thấm ra dịch lọc để thải ra ngoài giúp máu được “trong sạch” hơn.

Thẩm phân phúc mạc và lọc máu qua thận nhân tạo đã cứu sống nhiều triệu người, đặc biệt là bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối hằng năm.

Tẩy sạch cơ thể là việc rất cần thiết. Cơ thể “sạch” sẽ hoạt động hiệu quả hơn và ít bị bệnh tật, trục trặc hơn. Những cách thải độc “nhân tạo” thường dựa trên cơ chế hoạt động của hệ thống thải độc có sẵn trong cơ thể con người. Nói chung là làm tăng hoạt lên chức năng sẵn có.

Cần cảnh giác với những cách tẩy độc được “tiếp thị” quá mức. Đã có xu hướng lừa bịp tinh vi để chữa những bệnh “tưởng tượng”, với những độc chất không có thật.

Con người có khả năng tự thải độc

Cơ thể người có 5 cơ quan, hệ thống đảm trách chức năng thải độc, giúp cơ thể trong lành, không nhiễm bệnh là:

(1) phổi và bộ máy hô hấp giúp trao đổi dưỡng khí và thở ra các chất độc bay hơi;

(2) làn da với hệ thống thải chất bã và mồ hôi giúp cơ thể thải khá nhiều chất độc qua da;

(3) hệ thống dạ dày ruột (hệ tiêu hóa) giúp thải rất nhiều chất độc hại dư thừa, đặc biệt là các chất độc do ăn uống qua nôn mửa hay theo phân ra ngoài;

(4) gan với hệ thống thải độc cực kỳ hiệu quả thông qua vô số phản ứng hóa học 

(5) thận, đường tiểu và hệ tiết niệu là nơi cuối cùng tống thải các chất độc hòa tan trong nước ra ngoài triệt để và nhiều nhất.

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI