Cách hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

Cách hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

– Quá trình sinh nhiệt : chuyển hóa và cơ cơ

– Quá trình mất nhiệt: thông qua 4 cơ chế

+ Cơ chế bay hơi

+ Cơ chế truyền nhiệt

+ Cơ chế đối lưu

+ Cơ chế bức xạ

– Định nghĩa hạ than nhiệt: khi nhiệt độ của trẻ < 35oC (95oF) gọi là hạ thân nhiệt

– Mức độ hạ thân nhiệt

+ Nhẹ: nhiệt độ 32 – 35oC

+ Nặng: nhiệt độ < 32o C

Hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh thường do các nguyên nhân sau

– Trẻ sanh non vì:

+ Tỉ lệ diện tích da/cân nặng lớn hơn trẻ đủ tháng → trẻ sanh non dễ bị hạ thân nhiệt

+ Lượng mỡ dưới da đặc biệt là lớp mỡ nâu ít → khả năng sinh nhiệt kém

+ Thiếu năng lương để chuyển hóa và sinh nhiệt

+ Dễ mắc suy hô hấp do các vấnđ ề ở phổi

– Trẻ sanh ngạt gây thiếu oxy cho chuyển hóa tế bào

– Trẻ sanh hoặc nuôi trong môi trường lạnh: nhiệt độ trong phòng lạnh, gió lùa, trẻ không được ủ ấm, áo tã bị ướt do đái, ỉa, tắm trẻ quá lâu, nước tắm lạnh

– Cấp cứu hồi sức hoặc tiêm truyền cho trẻ trong thời gian kéo dài mà trẻ không được ủ ấm

– Trẻ bị nhiễm trùng và bệnh lý khác làm trẻ bị cạn kiệt năng lượng và hạ thân nhiệt

– Tim mạch:

+ Giai đoạn đầu: tăng nhịp tim, co mạch ngoại biên để duy trì tưới máu cơ quan

+ Giai đoạn sau: nhịp tim chậm, rung nhĩ, rung thất …

– Hô hấp: lúc đầu trẻ thở nhanh, hạ thân nhiệt nặng trẻ thở chậm dần và bị toan chuyển hóa

– Thần kinh trung ương: tưới máu não giảm nên giai đoạn đầu trẻ kích thích, bứt rứt sau trẻ li bì,hôn mê, co giật…

– Thận: giai đoạn đầu trẻ tăng bài niệu, giai đoạn sau trẻ thiểu niệu, tăng ure máu, hoại tử ống thận

– Huyếthọc: giảm BC, TC, rối loạn đông máu, xuất huyết phổi

4.1. Điều trị cấp cứu các chức năng sống cơ bản

– Hô hấp:

+ Làm thông thoáng đường thở: đặt trẻ ở tư thế trung gian

+ Hỗ trợ hô hấp nếu trẻ tím tái, ngừng thở

-Tuần hoàn: truyền dịch và thuốc nếu trẻ có suy tuần hoàn

4.2. Phục hồi thân nhiệt cho trẻ

4.2.1. Hạ thân nhiệt nhẹ

– Đặt trẻ trong phòng ấm( 26-28oC), có lò sưởi hoặc đèn sưởi

– Cởi bỏ áo tã ướt

– Lau khô người trẻ, lau khô đờm rãi, các chất tiết

– Áo, tã, mũ, tất tay chân ,chăn được làm ấm ở nhiệt độ 38-40oC trước khi mặc vào cho trẻ

-Ủ ấm trẻ theo phương pháp da kề da

– Đo than nhiệt của trẻ 1 giờ/lần vàt heo dõi các dấu hiệu nguy hiểm

4.2.2. Hạ than nhiệt nặng

– Làm tương tự như 3 bước đầu ở phần hạ thân nhiệt nhẹ

– Đặt trẻ vào lồng ấp :đặt nhiệt độ lồng ấp cao hơn thân nhiệt trẻ 1-1.5oC

– Kiểm tra nhiệt độ lồng ấp mỗi giờ một lần trong vòng 8 giờ đầu sau đó 3 giờ một lần

– Đo thân nhiệt của trẻ 1 giờ một lần.

+Nếu thân nhiệt của trẻ tăng thêm 0.5oC/1 giờ và liên tục trong 3 giờ là tiên lượng tốt. Khi thân nhiệt của trẻ ổn định trong giới hạn bình thường phải theo dõi tiếp 3 giờ /lần trong 12 giờ

+ Nếu thân nhiệt của trẻ không tăng hoặc tăng dưới 0.5oC/ giờ → kiểm tra hệ thống sưởi, tăng nhiệt độ lồng ấp 0.5oC / giờ

4.3. Điều trị nguyên nhân và các hỗ trợ khác

– Điều trị suy hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng

– Đảm bảo năng lượng, dinh dưỡng

+ Cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn bú được

+ Nếu trẻ không bú được → cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày

– Truyền dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, theo dõi chặt đường máu, không để hạ đường máu

Chú ý : dịch nuôi dưỡng, sữa, chế phẩm máu đều phải là mấm 40-42oC trong suốt quá trình truyền cho trẻ

Chăm sóc, quản lý tốt thai nghén để dự phòng trẻ sanh non, sanh ngạt

– Đảm bảo môi trường chăm sóc trẻ phải có nhiệt độ 25o-28oC, không có gió lùa, thời gian tắm trẻ < 10 phút, tã lót quần áo trẻ phải được làm ấm trước khi mặc.

– Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh bệnh lý.

Leave a reply →

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, đa phần các bậc cha mẹ chỉ chăm chăm vào việc làm sao để tránh cho con mình bị ốm, sốt mà quên mất rằng khi nhiệt độ cơ thể của bé bị thấp hơn mức bình thường cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn. Trong trường hợp này, vấn đề thiếu kiến thức và kỹ năng để có biện pháp xử lý kịp thời có thể sẽ khiến trẻ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn muốn biết thêm về chứng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân, triệu chứng và làm thế nào để ngăn chặn hay phòng ngừa tình trạng kịp thời, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Điều xảy ra khi con gặp chứng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Nghe có vẻ hơi đáng ngạc nhiên nhưng sự thật là dù có trọng lượng thấp hơn rất nhiều so với người lớn, nhưng trẻ sơ sinh có tỷ lệ diện tích bề mặt da so với cơ thể cao hơn gấp ba lần. Điều này làm con dễ dàng bị mất nhiệt hơn so với người lớn. Tình trạng này sẽ còn tệ hơn với các trẻ sinh non vì chúng không có đủ lượng mỡ dự trữ để giữ ấm cơ thể.

Khi thân nhiệt trẻ thấp dần, cơ thể trẻ có xu hướng bù trừ sao cho nhiệt độ điều chỉnh về mức cân bằng. Lúc này, bé sẽ phải thở nhiều hơn để sử dụng oxy cũng như dự trữ năng lượng cần thiết để thực hiện các chức năng khác của cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tuần hoàn máu của trẻ, gây các biến chứng như ngưng thở, tăng huyết áp phổi, rối loạn chuyển hóa…

Thân nhiệt cứ hạ thấp liên tục không chỉ gây khó khăn cho trẻ trong việc chống chọi lại với các loại bệnh khác mà còn tăng nguy cơ mắc chứng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh hơn nữa.

Nguyên nhân chứng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Đôi lúc bạn sờ vào con rồi giật mình khi nhận thấy da bé đang rất lạnh. Điều đó chắc chắn sẽ khiến cho bạn thắc mắc không ngừng: Tại sao con lại thế? Điều gì đã xảy ra với con? Đâu là thủ phạm gây ra vấn đề? Những nguyên nhân dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn:

1. Trẻ có thể đã bị nhiễm trùng

Các bé sơ sinh là đối tượng rất dễ bị nhiễm trùng bởi hệ thống miễn dịch còn quá non yếu, nguy cơ này còn cao hơn ở những bé sinh non (sinh trước khi thai đủ 37 tuần tuổi) hay sinh trước thời hạn. Có nhiều loại nhiễm trùng như viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết đều là nguyên nhân gây ra tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh. Các loại nhiễm trùng này lại có thể đe dọa tính mạng của trẻ nên cần phải can thiệp y tế ngay lập tức.

2. Điều kiện thời tiết môi trường xung quanh

Môi trường sống của trẻ quá lạnh như khi sống ở các vùng cao hay cha mẹ có thói quen cho trẻ nằm điều hòa quá thường xuyên cũng là nguyên nhân làm giảm thân nhiệt của trẻ. Với các trường hợp này, cách tốt nhất là nên giữ ấm cho trẻ bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Đôi khi có một số yếu tố khác không thuộc môi trường như: trẻ bị ướt hoặc không mặc quần áo trong thời gian dài, mẹ không lau khô người cho bé sau khi tắm cũng có thể là nguyên nhân.

3. Thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng

Người ta thấy rằng đôi khi do thiếu hụt một số yếu tố dinh dưỡng nhất định như sắt, iốt hoặc các chất dinh dưỡng khác cũng là nguyên nhân giảm nhiệt độ cơ thể trẻ. Với tình huống này, bạn nên quan sát bé thêm một vài ngày, nếu tình trạng vẫn không thuyên chuyển thì cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

4. Trẻ sơ sinh nhẹ cân và trẻ sinh non

Một trường hợp có thể lý giải cho chứng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh là các bé khi sinh ra có cân nặng từ 1,5 kg trở xuống và những bé được sinh ở tuần thứ 28 thai kỳ hay sớm hơn đều có nguy cơ mắc phải tình trạng này rất cao. Các bé rơi vào tình huống này có thể được đưa vào các phòng chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt trong một vài tuần hoặc cho đến khi cơ thể trẻ đủ khỏe để có thể tự điều chỉnh lại thân nhiệt.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do lớp mỡ dưới da còn mỏng, cơ chế điều nhiệt kém nên vấn đề giữ ấm cho trẻ trong thời điểm mùa lạnh rất cần được các bà mẹ quan tâm. Tuy nhiên xung quanh vấn đề giữ ấm có rất nhiều câu hỏi mà các bà mẹ thắc mắc không biết hỏi ai như nhiệt độ cơ thể bao nhiêu là bình thường. làm sao để con không bị mất nhiệt, làm sao để giữ ấm cho con. Vì thế hôm nay chúng ta cùng đi làm rõ vấn đề này.

Nhiệt độ trung tâm cơ thể bình thường của trẻ là bao nhiêu và mức nhiệt độ nào được xác định là hạ thân nhiệt? 

Nhiệt độ trung tâm cơ thể trẻ bình thường từ 36,5 đến 37,5.

Tổ chức Y tế Thế giới xác định mức độ hạ thân nhiệt nhẹ, trung bình và nặng ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Nhẹ: nhiệt độ trung tâm cơ thể từ 36 đến 36,4 độ C.
  • Trung bình: nhiệt độ trung tâm cơ thể từ 32 đến 35,9C.
  • Nặng: nhiệt độ cơ thể dưới 32 độ C.

Trẻ sinh non rất dễ bị ảnh hưởng của hạ thân nhiệt sớm hơn so với trẻ đủ tháng. Tuy vậy, khoảng nhiệt  độ cho hạ thân nhiệt nhẹ, trung bình, nặng vẫn chưa được xác định cho trẻ sinh non. Với trẻ sinh cực non (cân nặng khi sinh < 1000 gam) giới hạn dưới của khoảng nhiệt  độ được xác định là hạ thân nhiệt nặng bắt đầu từ ≤ 35 độ C.

Hơn nữa, những trẻ trong tình trạng bệnh nặng như nhiễm trùng, suy hô hấp, thiếu oxy hoặc sốc có thể chịu ảnh hưởng của hạ thân nhiệt nhanh hơn và nặng hơn.

Điều quan trọng là nhận biết được sớm những diễn biến nặng có thể và đang xuất hiện trước khi dẫn  đến mức độ hạ thân nhiệt nặng.

 Hơn nữa, với trẻ sinh non cân nặng thấp, mức thân nhiệt này có thể cao hơn so với những trẻ cùng trang lứa có cân nặng lớn hơn.

Các hình thức đáp ứng với lạnh của trẻ nhỏ

Co mạch – Giảm mất nhiệt 

Khi trẻ sơ sinh bị lạnh, mạch máu ở tay và chân co lại. Sự co mạch này ngăn ngừa máu tới bề mặt da đang bị mất nhiệt; máu được giữ lại trong  thân người.

 Khi co mạch kéo dài, lượng máu và oxy cung cấp cho các mô giảm làm tăng nguy cơ chuyển hóa  yếm khí và nhiễm axit lactic, dẫn đến tổn thương các cơ quan và mô.

Chuyển hóa mỡ nâu – Tăng sinh nhiệt

Mỡ nâu là một chất được tích lũy ở trẻ, tăng dần về số lượng theo tuổi thai, đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn cuối của quý ba thai kỳ. Với trẻ sơ sinh đủ tháng, lượng mỡ nâu chiếm khoảng 2 – 7% trọng lượng cơ thể. Lớp mỡ nâu nằm xung quanh thận, tuyến thượng thận, trung thất, dưới xương bả vai, vùng nách và gáy. Khi cơ thể đáp ứng với stress do lạnh, norepinephrin (noradrenalin) được giải phóng ra các đầu mút thần kinh trong lớp mỡ nâu, mỡ nâu trực tiếp bị chuyển hóa và “đốt cháy”.

 Khi bị đốt cháy, các tế bào mỡ nâu tạo ra nhiều năng lượng hơn bất kỳ một mô nào khác trong cơ thể! Hoạt động chuyển hóa cao này tạo nhiệt cho những

vùng sâu trong cơ thể và làm ấm máu tuần hoàn đi qua đó. Quá trình sinh

nhiệt này được gọi là “sinh nhiệt không run cơ”.

Tăng hoạt động cơ và co cơ – Tăng sinh nhiệt và giảm mất nhiệt

Khi đáp ứng với stress do lạnh, trẻ sơ sinh không có hoặc có rất ít khả năng run cơ. Thay vào đó, trẻ tăng mức độ các hoạt động như khóc, co gấp chân tay, những hoạt động này tạo ra nhiệt trong cơ. Co gấp chân tay cũng làm giảm mất nhiệt do giảm diện tích bề mặt.

Trẻ suy kiệt, bệnh nặng và sinh non thường bị giảm trương lực cơ và mềm nhũn – nằm duỗi chân tay. Tư thế này làm tăng diện tích bề mặt gây mất nhiệt.

Mất nhiệt qua những đường nào?

Nhiệt độ cơ thể tăng (hay giảm) do 4 cơ chế: dẫn truyền, đối lưu, bay hơi, và bức xạ nhiệt.                                      Mất nhiệt qua dẫn truyền   

Cách hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh
                                                          Mất nhiệt do dẫn truyền là nhiệt truyền giữa hai vật thể rắn tiếp xúc với nhau. Ví dụ, cơ thể của trẻ sơ sinh với các vật thể rắn như đệm, cân, hoặc đệm X quang. Chênh lệch nhiệt độ giữa hai bề mặt càng lớn, sự mất nhiệt diễn ra càng  nhanh.

Mất nhiệt qua đối lưu

Cách hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

Mất nhiệt do đối lưu xảy ra khi nhiệt của cơ thể trẻ sơ sinh bị truyền đi bằng các dòng khí, chẳng hạn như khi trẻ bị tiếp xúc với luồng gió từ cửa thông gió, máy điều hòa, cửa sổ, cửa ra vào, máy sưởi, quạt, ô cửa sổ lồng ấp mở và sự đi lại quanh giường. Mất nhiệt xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ môi trường lạnh hơn và/hoặc khi vận tốc dòng khí cao hơn.

Mất nhiệt do Bay hơi

Cách hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

Mất nhiệt do bay hơi xảy ra khi nước ẩm ở bề

mặt da hoặc niêm mạc đường hô hấp chuyển

thành hơi. Quá trình bay hơi luôn đi kèm với

ảnh hưởng của môi trường lạnh. Một lần nữa,

môi trường càng lạnh, sự bay hơi diễn ra càng

nhanh. Thông thường, trẻ sơ sinh bị mất nhiệt

do bay hơi ở dạng không nhận thấy, nghĩa là

bay hơi thụ động qua da và hô hấp. Dạng mất nhiệt nhận thấy xảy ra khi mồ hôi bay hơi. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không đổ mồ hôi.

Mất nhiệt do bức xạ

Cách hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

Mất nhiệt do bức xạ là sự truyền nhiệt giữa các bề mặt rắn không trực tiếp tiếp xúc với nhau. Nhiệt độ da của trẻ sơ sinh thường ấm hơn nhiệt độ các bề mặt xung quanh nên nhiệt sẽ truyền theo hướng từ các phần bộc lộ của cơ thể trẻ tới các bề mặt rắn liền kề.

Các bề mặt này càng mát thì quá trình mất nhiệt xảy ra càng nhanh. Kích thước của hai bề mặt rắn cũng ảnh hưởng tới lượng nhiệt bị mất; do đó, dễ thấy rằng trẻ sơ sinh nhẹ cân có thể mất nhiệt rất nhanh do bức xạ truyền cho tường hoặc cửa sổ to và mát.

Làm sao để tránh mất nhiệt ở trẻ ?

Các biện pháp giúp giảm sự mất nhiệt do dẫn truyền:

Làm ấm các đồ vật trước khi cho tiếp xúc với trẻ, bao gồm (nhưng không giới hạn): đệm, bàn tay của bạn, ống nghe, đệm X-quang và chăn.

Sử dụng vật đệm giữa cơ thể trẻ sơ sinh và bề mặt lạnh. Ví dụ, khi cân trẻ, đặt một khan ấm lên bàn cân, chỉnh kim đồng hồ về số 0 rồi tiến hành cân trẻ.

Quần áo và mũ là những vật cách nhiệt tốt, tuy nhiên, trong thực tế, trẻ sơ sinh mắc

bệnh nặng thường không được mặc. Đội mũ che đầu cho trẻ sơ sinh khi có thể.

Đối với trẻ sinh rất non, đặt một đệm nhiệt  hóa học bên dưới trẻ, phủ ga mỏng lên

đệm trước khi cho trẻ nằm.

Các biện pháp giúp giảm sự mất nhiệt do đối lưu:

Luôn dựng đứng các tấm chắn của giường  sưởi bức xạ và đóng cửa sổ lồng ấp.

Nếu dự đoán trẻ sẽ sinh non, đặc biệt là trẻ ít hơn hoặc tương đương 28 tuần thai, tăng  nhiệt độ phòng đẻ (sinh) lên 26-28 độ.

Việc này sẽ làm giảm chênh lệch nhiệt độ để tránh mất nhiệt. Nói cách

khác là luồng gió ấm ít gây lạnh cho trẻ hơn rất nhiều so với luồng gió lạnh.

Bọc trẻ sinh non bằng màng plastic bọc thực  phẩm. Việc sử dụng màng bọc này có thể  không có tác dụng đối với trẻ sơ sinh cân nặng trên 1,5 kg.

Khi chuyển trẻ sơ sinh bệnh và/hoặc sinh non từ phòng sinh về phòng sơ sinh, cần đặt trẻ trong lồng ấp kín đã được làm ấm.

Nếu không có lồng ấp, cần quấn trẻ bằng chăn đã được làm ấm trước khi đưa

trẻ qua hành lang gió lùa.

Lồng ấp làm giảm mất nhiệt do đối lưu vì tạo môi trường ấm trog không gian kín. Làm ấm sẵn lồng ấp đến một nhiệt độ môi trường thích hợp trước khi đặt trẻ sơ sinh vào.

Các biện pháp giúp giảm sự mất nhiệt do bay hơi:

Nhanh chóng lau khô cho trẻ bằng chăn hoặc khăn đã làm ấm ngay sau sinh hoặc

sau tắm và bỏ ngay khăn ướt. Đội mũ cho trẻ sau khi đã lau khô hoàn toàn đầu trẻ.

Làn da mỏng và trong mờ của trẻ non tháng là hàng rào ngăn mất nhiệt không hiệu quả. Bọc hoặc quấn trẻ sinh non rất nhẹ cân (dưới 1500 gam) từ cổ đến chân bằng màng polyethylene(plastic) ngay sau sinh để làm giảm mất nhiệt do bay hơi và đối lưu. Theo dõi chặt nhiệt độ để ngăn ngừa tăng thân nhiệt và không để màng plastic che mặt của trẻ.

Tăng nhiệt độ phòng để giảm chênh lệch nhiệt độ môi trường không khí.

Luồng khí mạnh thổi qua trẻ sơ sinh sẽ làm tăng mất nhiệt do bay hơi, do vậy cần giảm thiểu hoặc loại bỏ nguồn khí này.

Làm ấm và làm ẩm khí oxy càng sớm càng tốt.

Nếu có thể, cẩn thận làm ấm các dung dịch tiếp xúc với da trẻ sơ sinh. Ví dụ, khi đặt catheter tĩnh mạch rốn, cần làm ấm dung dịch sát khuẩn trước khi bôi

lên da (luôn giữ dung dịch vô khuẩn). Phải cẩn thận, không để dung dịch nóng quá mức có thể gây bỏng cho trẻ.

Các biện pháp giúp giảm sự mất nhiệt do bức xạ:

Đặt trẻ nằm xa các cửa sổ hoặc tường lạnh.

Sử dụng rèm giữ nhiệt che các cửa sổ.

Che phủ lồng ấp để cách ly lồng ấp với tường lạnh hoặc cửa sổ.

Sử dụng lồng ấp hai lớp để lớp phía trong ấm hơn được gần sát với trẻ.

Bệnh viện Sản – Nhi Tỉnh Ninh Bình