Cách làm mì ramen khô

Nền văn hóa ẩm thực tại xứ sở hoa anh đào được đánh giá là rất phong phú và đa dạng. Tại đây mì Ramen được xem là loại mì phổ biến nhất ở Nhật Bản. Năm 1937, cơn sốt mì Ramen lan rộng cả đất nước mặt trời mọc. Tuy xuất hiện muộn hơn so với các loại mì trứ danh khác như mì soba, mì udon, mì somen nhưng mì Ramen vẫn có một chỗ đứng nhất định, đại diện cho quốc hồn của Nhật Bản. Là loại mì khá phổ biến và du nhập vào Việt Nam nên mì Ramen sẽ có 2 phiên bản là mì gói Ramen ăn liền và mì Ramen nấu thủ công. Vậy quy trình làm sợi mì Ramen sẽ như thế nào? Và cách nấu ra sao hãy cùng theo dõi tiếp bài viết của Irato nhé.

Quy trình làm sợi mì Ramen

Chuẩn bị nguyên liệu

Mì Ramen được làm từ bột mì, tinh bột, nước, muối hoặc kan sui (hỗn hợp muối kiềm của natri cacbonat, kali cacbonat và natri photphat) và các thành phần khác giúp cải thiện cấu trúc và hương vị của sợi mì. Ngoài ra, có thể phối trộn các loại bột khác với bột mì để tạo ra các loại mì ăn liền khác nhau như bột kiều mạch (10-40%) trong sản xuất mì kiều mạch hay còn gọi là soba. Mì Ramen Trung Quốc sử dụng kansui, trong khi mì Nhật thì không và mì kiểu Âu thường được làm bằng semolina (là một loại bột mì được xay thô từ lúa mì cứng). Các loại mì phổ biến trên thế giới phải kể đến là mì ăn liền Trung Quốc, Nhật Bản và mì ăn liền kiểu Âu, được làm từ các thành phần cơ bản khác nhau.

Cách làm mì ramen khô
kham-pha-mi-ra-men-va-cach-lam-soi-mi-ramen

Làm ra sợi mì

Chuẩn bị khối bột nhào: Bước đầu tiên trong sản xuất mì đó là quá trình hòa tan muối hoặc kan sui, tinh bột, hương liệu và các thành phần khác (trừ bột mì) vào trong nước. Hỗn hợp này được trộn với bột mì đến khi thu được khối bột nhào có độ dai mong muốn. Sau đó, ủ bột ở điều kiện thích hợp để bột trương nở và ổn định.

Cán bột cắt sợi tạo sóng: Khối bột sau đó được đưa qua hai con lăn quay để tạo dạng tấm. Tấm bột tiếp tục được lặp đi lặp lại quá trình này qua hệ thống con lăn với các khoảng cách khác nhau nhằm tạo điều kiện cho mạng lưới gluten phát triển, điều này có ý nghĩa đối với quá trình tạo sợi tiếp theo, ngoài ra cũng giúp cho sợi mì thành phẩm đạt được độ dai mong muốn. Khoảng cách giữa hai con lăn cuối cùng chính là độ dày của sợi mì thành phẩm. Dạng gợn sóng của sợi mì được tạo ra bằng cách cài đặt sao cho tốc độ của băng chuyền chậm hơn so với tốc độ con lăn cắt sợi ở bước trước đó.

Hấp chín: Ngoài ra, sự cản trở bởi các khối kim loại của máy cắt sợi cũng góp phần tạo nên sóng mì. Đôi lúc, người ta sẽ nhúng mì qua một hỗn hợp gia vị lỏng trước khi đem đi cắt định lượng và đúc thành các khối hoặc hình dạng phù hợp với mục đích tiêu dùng. Mì sau đó được đem đi hấp ở 100oC trong 1-5 phút để hồ hóa tinh bột và cải thiện kết cấu của mì.

Làm khô mì và bảo quản mì Ramen tươi

Chiên/sấy: Bước tiếp theo ta làm khô mì bằng cách chiên trong dầu (mì ăn liền chiên) hoặc sấy bằng không khí nóng (mì ăn liền không chiên). Chiên mì trong dầu ở 140-160oC trong 1-2 phút làm giảm độ ẩm của mì từ 30-50% ở công đoạn hấp xuống còn khoảng 2-5%. Dầu cọ thường được sử dụng phổ biến ở châu Á, riêng với khu vực Bắc Mỹ hỗn hợp dầu canola, dầu hạt bông và dầu cọ được sử dụng nhiều hơn.

Với phương pháp sấy, mì được giữ trong không khí nóng ở 70-90oC trong 30-40 phút để đạt được độ ẩm 8-12%. Quá trình chiên hay sấy đều giúp cải thiện sự hồ hóa tinh bột và kết cấu xốp của sợi mì. Chiên là phương pháp được ưa thích hơn so với sấy và có đến 80% sản phẩm mì trên thị trường là mì chiên. Nhược điểm của quá trình sấy là sự tiếp xúc không đều của không khí nóng lên bề mặt mì và điều này ảnh hưởng xấu đến kết cấu của mì thành phẩm.

Ngoài ra, mì không chiên cũng đòi hỏi thời gian nấu lâu hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của việc chiên là mì thành phẩm sẽ chứa khoảng 15-20% thành phần là dầu (trong khi đó mì chế biến bằng phương pháp sấy, lượng chất béo tối đa chỉ có 3%) do đó dễ bị oxy hóa và hư hỏng hơn. Tuy nhiên, nhà sản xuất có thể sử dụng chất chống oxy hóa để kéo dài thời hạn sử dụng của mì chiên. Mì khô sau đó được làm lạnh nhanh chóng, rồi đem đi kiểm tra độ ẩm, màu sắc, hình dạng và các đặc tính chất lượng khác. Cuối cùng, mì sẽ được đóng gói với các gói gia vị khác nhau.

Máy tự động cắt và chia mì thành các phần mì có cùng một chiều dài (kích thước mỗi phần: 80 100 gram). Đặt nắp đậy trên mì để giữ cho chúng khô ráo. Làm lạnh mì để bảo quản. Mì có thể được trong một tuần.

Đóng gói

Có hai hình thức đóng gói sản phẩm trên thị trường hiện nay bao gồm dạng gói và dạng tươi. Đối với dạng đóng gói sẽ giống mì ăn liền được bảo quản bằng bao mì kèm gói gia vị để đưa ra thị trường. Đối với mì Ramen tươi sẽ bỏ qua công đoạn sấy và chiên mì thay vào đó sẽ là làm lạnh mì để bảo quản và bán ra thị trường.

Cách làm mì ramen khô
kham-pha-mi-ra-men-va-cach-lam-soi-mi-ramen

Công Nghệ làm mì Ramen tại Irato

Đây là dây chuyền sản xuất mì Ramen và máy làm mì công nghiệp Irato không chỉ làm được mì Ramen mà còn làm được các loại mì khác như mì tươi, mì ăn liền, mì rau của. Đây là chiếc máy dành cho các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh mì truyền thống cần biết để tăng năng suất, lợi nhuận, phát triển.

Mì Ramen là loại mì nổi tiếng tại Nhật Bản. Về hình thức thì mì Ramen khá giống với mì ăn liền. Ngày trước, khi công nghệ chưa phát triển, các hộ gia đình làm nghề này đều phải làm thủ công: nhồi bột bằng tay, cán tấm, mới đem đi cắt, thái sợi. Ngày nay, dây chuyền làm mì Irato hiện đại sẽ giúp đỡ cho bà con, doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Máy làm mì tươi công nghiệp phù hợp cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mì sợi tươi, mì Ramen, mì vắt, mì trứng, mì hoành thánh, bánh canh, Với sự mức độ cải tiến và tự động hóa cao, đây sẽ là chiếc máy tuyệt vời để làm nên những sợi mì ưng ý với tốc độ nhanh nhất.

Máy làm sợi mì có thể thay đổi kích thước sợi dễ dàng giúp bạn tạo ra nhiều loại sợi đa dạng. Những dải mì được tạo ra liên tục không bị kết dính, vón cục tạo thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

Hương vị mì được bảo toàn vẹn nguyên nên cực kỳ thơm ngon và có màu sắc bắt mắt. Hơn nửa đây là sản phẩm bảo đảm được an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dùng phù hợp cho những đơn vị sản xuất số lượng lớn.

Sau khi chúng ta đã tìm hiểu cũng như biết cách sợi mì Ramen được ra đời như thế nào thì sau đây chúng ta cùng chế biến món mì Ramen nức tiếng của Nhật Bản nhé

Cách làm mì ramen khô
kham-pha-mi-ra-men-va-cach-lam-soi-mi-ramen

Cách làm mì Ramen

Nguyên liệu làm Ramen

Mì ramen

Xương ống heo

Thịt ba rọi

Trứng gà

Rượu sake

Rượu mirin

Hành boa-rô

Hành tây

Đường nâu

Nước tương

Tỏi

Gừng

Gia vị: muối, tiêu, ớt khô, rong biển khô

Cách chế biến Ramen

Nấu nước dùng

Xương ống sau khi mua về rửa sạch, đem chần 1kg xương ống qua nước sôi khoảng 15 phút, lấy ra cho vào thau nước đá lạnh.

Chúng ta cho hành boaro cắt khúc dài, hành tây cắt làm 4 phần, cà rốt và khoai tây cắt lát, tỏi ớt đập dập cùng xương ống đã sơ chế trước đó vào 4l nước, đem hầm trong 1 tiếng với lửa nhỏ. Hoàn thành phần chuẩn bị nước dùng mì.

Làm thịt xá xíu

Thịt ba rọi mua về củng rửa sạch, dùng dao lóc bỏ đi phần da, lạng mỏng miếng thịt ra làm đôi. Sau đó, cuộn tròn lại rồi quấn chỉ, quấn chỉ nhiều vòng để buộc chặt thịt.

Ướp thịt cùng với muối và tiêu để thịt ngon hơn.

Bạn đem thịt đi áp chảo cho vàng đều rồi luộc khoảng 10 phút. Vớt thịt ra ngâm trong thau nước đá lạnh.

Cách làm mì ramen khô
kham-pha-mi-ra-men-va-cach-lam-soi-mi-ramen

Để làm phần nước kho xá xíu chúng ta, đun sôi 200ml rượu Sake, 50ml rượu Mirin, cùng tỏi, gừng, 100g đường nâu, 300ml nước tương đậm và 1 lít nước cho các nguyên liệu và gia vị tan đều.

Tiếp đó, hầm thịt ở lửa liu riu khoảng 90 phút để thịt thật mềm, thường xuyên trở mặt thịt để thịt được chín đều. Sau đó, bạn vớt thịt ra để nguội, tháo chỉ ra, đem cắt lát và bảo quản trong tủ mát để dành sử dụng.

Làm trứng ngâm tương

Luộc 5 quả trứng trong khoảng 8 phút sau đó lột bỏ vỏ.

Cách làm nước tương ngâm trứng: cho 300ml nước, 100ml rượu Sake, 100ml nước tương đậm, 100g đường nâu, gừng vào nồi đun sôi cho các gia vị tan đều thì tắt bếp, để nguội, cho trứng vào ngâm.

Luộc mì

Đun nước chờ khi sôi, cho mì bạn mua trước đó vào luộc chín. Tránh để quá lâu vì mì sẽ mất độ dai trong khoảng từ 2 3 phút.

Hoàn thành

Phần nước cốt mì theo tỉ lệ: 1 phần nước thịt xá xíu,3 phần nước dùng. Cho thịt xá xíu, trứng ngâm tương cắt làm đôi, hành boaro lên trên phần mì trong tô.

Thêm nước cốt mì và vài lát rong biển là chúng ta đã hoàn thành món mì ramen chuẩn Nhật rồi.

Thành phẩm

Món mì ramen thơm ngon, nước dùng đậm đà hương vị xương ống, rau củ. Thêm hương vị từ trứng và thịt xá xíu hấp dẫn ăn kèm thêm ít lát rong biển, một ít hành cho dạy mùi thì còn gì bằng. Vậy là món mì ramen đúng chuẩn vị Nhật đã được hoàn thành rồi, thưởng thức ngay thôi!

Ưu điểm nổi bật của máy làm Mì Ramen Irato

Đặc điểm nổi bật của máy làm mì Ramen Irato sẽ khiến bạn phải sở hữu ngay chiếc máy đa năng và hiện đại này trong cơ sở sản xuất của mình:

Máy có thể chế biến nhiều loại sợi như mì Ramen, mì tươi, mì vàng, mì trứng, mỳ tôm, mỳ hoành thánh, mì gạo, bánh canh

Năng suất máy cao phù hợp với các cơ sở sản xuất lớn

Máy làm mì gạo có thể thay đổi nhiều kích thước khác nhau của sợi như chiều dài, độ dài

Cách làm mì ramen khô
may-lam-mi-soi-cong-nghiep

Được làm bằng chất liệu thép ko gỉ

Máy có độ bền cao

Đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phần

Chỉ cần 1 người vận hành máy

Tích hợp nhiều loại máy chỉ trong 1 như: máy trộn bột,máy cán mì sợi, máy cắt mì,

Thông tin kỹ thuật

Máy làm mì sợi công nghiệp được cấu thành từ các lô trục đồng tâm với kích thước lớn giúp nghiền bột nhuyễn, mịn. Phương pháp đúc đặc biệt cho ra các sợi mì đều đẹp.

Bánh lăn được tính toán kỹ càng mỗi khi di chuyển nên khả năng tự động hóa cực cao.

Bộ phần điều khiển giúp điều chỉnh độ dày, mỏng, hình dáng sợi mì.

Cách làm mì ramen khô
may-lam-mi-soi-cong-nghiep

Có bộ phận đo lượng được lắp đặt sẵn trong máy nên có thể cắt mì theo ý muốn.

Có bộ phận xử lý nhiệt độ, tiếng ồn nên không gây rung lắc mạnh khi vận hành.

Máy làm mì Ramen giá bao nhiêu?

Giá máy làm mì sợi tươi Irato chỉ từ 89 triệu đồng, cực kỳ phù hợp cho những đơn vị, cơ sở muốn sản xuất số lượng lớn mì sợi, làm mì gạo, bánh canh,

Có nên mua máy làm mì Ramen ? Máy làm mì Ramen có tốt không ?

Các thiết bị và máy móc tại Irato được sản xuất bởi những kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi có 6 năm trong việc nghiên cứu và sản xuất lắp ráp máy tại Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,

Bên cạnh đó chúng tôi uy tín trong việc bảo hành, hậu mãi khách hàng sau khi mua sản phẩm. Đặc biệt, hỗ trợ giao hàng trên toàn thế giới.

Khi mua máy làm mì sợi tươi của Irato bạn sẽ được chuyển giao hoàn toàn các công nghệ có liên quan đến máy như: cách vận hành máy, cách làm mì sợi bằng máy, công thức pha bột làm mì,

Cách làm mì ramen khô
may-lam-mi-soi-cong-nghiep

Bên cạnh việc mua máy, Irato sẽ chuyển giao toàn bộ công nghệ, cách sử dụng, công thức pha bột cho người mua. Những sản phẩm tặng kèm cùng được giao đầy đủ tận nơi cho quý khách hàng.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu máy làm mì Ramen bao nhiêu tiền có thể tới showroom của công ty.

Công Ty TNHH IRATO VIETNAM

Website: https://vinairato.com

Địa chỉ: 73B, Lương Trúc Đàm, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú

️HOTLINE: 0936.686.030 (call/zalo/sms)

Fan page: fb.me/Iratocompany

Công ty TNHH IRATO VIETNAM

Chuyên cung cấp dây chuyền, máy móc sản xuất

Hỗ trợ tư vấn, lắp đặt nhà máy

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ sau khi mua máy

Cách làm mì ramen khô