Cách ôn thi môn văn vào lớp 10 hiệu quả

Văn bản đọc hiểu khá đa dạng, có thể là văn bản nghị luận, thông tin, văn học, khoa học. Câu hỏi phần này được tổ chức theo các mức độ từ dễ đến khó; từ nhận biết, thông hiểu đến phân tích, suy luận và đánh giá, vận dụng. Cần chú ý là, trong đó có câu hỏi về kiến thức tiếng Việt (từ 0,5-1,0 điểm).

Để ôn tập tốt phần này, học sinh cần lựa chọn các văn bản có tính thời sự qua sách báo, văn bản có nội dung phù hợp với lứa tuổi. Luyện tập các kỹ năng thiết yếu như đọc và phát hiện, nhận biết; kỹ năng đặt nhan đề, giải thích các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong văn bản; phát hiện các vấn đề về sử dụng tiếng Việt trong văn bản.

Bên cạnh đó, học sinh cần rèn luyện thao tác tóm tắt văn bản; biết liên hệ, so sánh văn bản đang đọc với văn bản liên quan. Quan trọng nữa là, học sinh biết liên hệ với thực tế cuộc sống, nêu quan điểm cá nhân, đề xuất giải pháp...

Khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ đề thi và phân tích kỹ để nắm chắc các yêu cầu và có cách trả lời hiệu quả. Lỗi thường gặp ở phần này là hoặc học sinh trả lời sơ sài, qua quýt, không đủ ý theo yêu cầu đáp án, hoặc trả lời lan man dài dòng, mất thời gian không cần thiết. Cần nhớ nữa là phải trả lời cho hết ý của câu hỏi, không nên đơn giản hóa câu trả lời.

Nghị luận xã hội, chú ý các thao tác lập luận

Với bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 chữ), học sinh cần chú ý đến các thao tác lập luận, xem đó là bộ khung (xương sống) của bài làm. Trong đó có các thao tác không thể thiếu là giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh...

Cách ôn thi môn văn vào lớp 10 hiệu quả

Học sinh lớp 9 ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn cần chú ý thao tác lập luận và những vấn đề thực tiễn

ĐÀO NGỌC THẠCH

Bài làm điểm kém là những bài hiểu sai vấn đề (lạc đề). Do đó, học sinh cần xác định đúng vấn đề nghị luận, từ đó triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Cách yêu cầu ở câu hỏi này những năm gần đây khá đa dạng. Có thể là bàn luận về một ý kiến hoặc đưa ra một câu chuyện, một bài báo, thậm chí là một bức tranh minh họa... từ đó yêu cầu thí sinh nghị luận. Nếu thí sinh hiểu sai, bài làm sẽ lạc đề.

Để làm tốt phần này, thí sinh phải có những quan điểm, chính kiến xác đáng. Bài làm phải có lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén và dẫn chứng thuyết phục. Lỗi của học sinh phần này thường là viết không đúng theo yêu cầu, hiểu sai luận đề, bàn luận chung chung, thiếu chiều sâu tư duy xã hội và các lỗi về kỹ năng hành văn.

Ngoài ra, học sinh cần chú ý đến thang điểm và cách chấm của các năm trước đây để không bị mất điểm.

Chú ý sự tích hợp trong câu nghị luận văn học

Theo đó, học sinh được chọn 1 trong 2 đề để làm bài phần này. Đề 1, nghị luận một tác phẩm thuộc chủ đề đã cho. Từ đó, thí sinh chỉ ra ảnh hưởng, tác động của tác phẩm đối với bản thân, hoặc liên hệ đến tác phẩm khác, đến thực tế cuộc sống để rút ra ý nghĩa, bài học. Đề 2, gợi mở hơn, đặt ra một tình huống và yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, sự trải nghiệm trong quá trình đọc để giải quyết tình huống.

Để làm tốt phần này, học sinh cần rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học theo 2 thể loại cơ bản của lớp 9 là thơ và truyện. Thí sinh nhất thiết phải biết thêm các tác phẩm ngoài sách giáo khoa có cùng chủ đề. Với phần mở rộng vế sau của câu hỏi, học sinh cần dùng kiến thức và sự trải nghiệm bản thân để giải quyết một tình huống cụ thể nào đó.

Lỗi thường thấy của học sinh trong phần này là diễn xuôi lại tác phẩm. Bài làm thiếu cảm xúc do lười đọc, lệ thuộc bài văn mẫu. Hoặc do phân bố thời gian không hợp lý dẫn đến bài làm thiếu cân đối; bố cục bất cân xứng, thiếu thuyết phục.

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 sắp tới, ngoài Toán thì Ngữ Văn cũng là một trong số các môn thi bắt buộc mà các học sinh cần lưu ý dành thời gian trong quá trình ôn thi. Trong bài viết này, HOCMAI sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin cần thiết để có thể hỗ trợ cho việc ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn của các bạn học sinh diễn ra một cách hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm:

  • Tổng quan kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 – 2024
  • Ôn thi vào lớp 10 môn Toán
  • Ôn thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh

Đối với môn thi Ngữ Văn, đề thi thường tập trung vào những văn bản đã học trong chương trình lớp 9 của Bộ GD&ĐT. Vì vậy, trong quá trình ôn thi, các học sinh cần liệt kê, phân loại và tóm tắt các tác phẩm văn học thành hệ thống để tăng khả năng ghi nhớ kiến thức hơn.

Phần văn bản trong chương trình lớp 9 cần ôn trọng tâm bao gồm 22 tác phẩm thuộc 3 thể loại là: văn bản nhật dụng, văn bản trữ tình, văn bản tự sự. Ngoài ra, các bạn học sinh cũng nên chú trọng luyện ôn các tác phẩm thơ thông qua hình thức nâng cao cách soạn văn, chăm chỉ lập dàn ý và tìm tòi thêm tư liệu bên ngoài để phục vụ cho phần nghị luận văn học tốt hơn.

Các tác phẩm trọng tâm bao gồm có:

  • Tác phẩm Chuyện Người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
  • Tác phẩm Chị em Thúy Kiều – Nguyễn Du
  • Tác phẩm Cảnh Ngày xuân – Nguyễn Du
  • Tác phẩm Kiều ở Lầu Ngưng Bích – Nguyễn Du
  • Tác phẩm Đồng Chí – Chính Hữu
  • Tác phẩm Bài thơ về Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
  • Tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
  • Tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
  • Tác phẩm Bếp lửa – Bằng Việt
  • Tác phẩm Ánh Trăng – Nguyễn Duy
  • Tác phẩm Làng – Kim Lân
  • Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long
  • Tác phẩm Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
  • Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải
  • Tác phẩm Viếng lăng Bác – Viễn Phương
  • Tác phẩm Sang thu – Hữu Thỉnh
  • Tác phẩm Nói với con – Y Phương
  • Tác phẩm Bên quê – Nguyễn Minh Châu
  • Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
  • Tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí – Ngô Gia Văn Phái

*Tìm hiểu thêm: Các tác phẩm ôn thi vào 10

2. Cấu trúc đề thi vào 10 môn Ngữ Văn

Đề thi môn Ngữ Văn bao gồm 2 phần chính, cụ thể:

Phần I: Đọc – Hiểu văn bản

Trong phần này, đề bài sẽ gồm một đoạn văn bản và yêu cầu học sinh đọc để trả lời cho các ý của câu hỏi bên dưới. Nội dung của bài đọc thường đa dạng về chủ đề kèm theo đó là các câu hỏi liên quan về Tiếng Việt và Tập làm văn.

Các câu hỏi về Tiếng Việt thường rất đơn giản và dễ dàng nhận ra trong bài đọc. Câu hỏi liên quan đến Tập làm văn thường là câu hỏi cuối. Để làm được phần này, học sinh cần có kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, đồng thời có thể vận dụng trải nghiệm cá nhân để giải thích hay chứng minh cho quan điểm của mình.

Phần II: Làm văn

Phần làm văn thường gồm 2 bài nhỏ là nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Bài văn về nghị luận xã hội sẽ có cấu trúc cơ bản như câu hỏi liên hệ ở phần Đọc – hiểu. Tuy nhiên sẽ cần vận dụng nhiều kiến thức và kỹ năng làm văn cao hơn. Đây là phần bài giúp đánh giá năng lực nhìn nhận và khả năng lý luận của học sinh trước một vấn đề trong đời sống.

Nghị luận văn học là phần có giá trị điểm cao nhất trong tổng điểm bài thi. Yêu cầu của đề thường là phân tích hay nêu cảm nhận về một tác phẩm đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Vì vậy, các bạn học sinh nên lưu ý phân bổ thời gian làm bài hợp lý, sao cho thời gian làm bài phải tương xứng với giá trị điểm của câu hỏi mang lại trong bài thi của mình.

Tham khảo thêm: Cách làm bài văn cảm thụ văn học

Cách ôn thi môn văn vào lớp 10 hiệu quả

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HM10 LUYỆN ĐỀ

  • Quét toàn bộ các dạng đề thi vào 10 không chuyên của 63 tỉnh thành.
  • Hướng dẫn giải chi tiết từng dạng bài để đạt điểm cao tối đa.
  • Tổng kết lỗi sai thường gặp, cung cấp chiến thuật làm bài hiệu quả.
  • Phòng luyện gần 10.000 câu hỏi kèm đáp án, lời giải chi tiết.

TÌM HIỂU NGAY

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn MIỄN PHÍ.

3. Kinh nghiệm ôn thi vào 10 môn Ngữ Văn

Nhiều học sinh cho rằng, Ngữ Văn là môn đòi hỏi nhiều năng khiếu và may mắn. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh, chỉ cần phương pháp ôn tập phù hợp, khả năng bứt phá điểm số môn Văn là không hề khó. Sau đây là những lời khuyên, kinh nghiệm từ cô Nguyễn Thị Thu Trang – giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI gửi đến các bạn học sinh trong giai đoạn nước rút này

Không học vẹt, học tủ

Các bạn học sinh nên tuyệt đối tránh học vẹt văn mẫu hoặc học tủ một vài bài văn để chuẩn bị cho kỳ thi. Thay vào đó, các bạn học sinh nên dành thời gian đọc, tóm tắt và sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức tốt hơn. Chỉ khi ôn luyện kỹ, nắm chắc những đặc trưng về mỗi tác phẩm thì các bạn mới có thể phân tích bài sâu và đủ ý, cải thiện được điểm Văn của mình.

Dành thời gian rèn luyện để nâng cao kỹ năng viết và làm văn

Cũng theo cô Trang, với thời gian còn lại không nhiều, các bạn học sinh nên tích cực luyện tập kỹ năng làm văn theo các chuyên đề tổng ôn để tránh bỡ ngỡ trong lúc làm bài thi. Ngoài ra, các bạn học sinh cũng nên tìm hiểu và đọc nhiều hơn các dạng đề từ các năm gần nhất để cập nhật xu hướng ra đề, xu hướng chấm thi, tránh ôn nhiều mà hiệu quả lại không được như kỳ vọng.

Tham khảo ngay kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 được các giáo viên hàng đầu chia sẻ và được rất nhiều bạn học sinh sử dụng.

Nắm trọn kiến thức Ngữ Văn ôn thi vào 10 đạt 9+ với bộ sách

Cách ôn thi môn văn vào lớp 10 hiệu quả

4. Lộ trình ôn tập thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn

Cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn thuộc Hệ thống Giáo dục HOCMAI, khối lượng kiến thức, nội dung trọng tâm ôn thi trong chương trình học kỳ II môn Ngữ văn 9 được tính giảm cho học sinh tới 39%. Trong đó, các phần nội dung không dạy, thực hiện chiếm khoảng 7%; Bên cạnh đó, các nội dung học sinh được khuyến khích tự đọc, tự tìm hiểu chiếm 24%; Nội dung tự học và làm bài tập có sự hướng dẫn của thầy cố chiếm khoảng 8%.

Nhìn chung nội dung điều chỉnh trên tổng số bài theo phân phối chương trình và được phẩn bổ trong các chuyên đề:

  • Văn bản nhật dụng
  • Văn học Việt Nam
  • Văn học nước ngoài
  • Tập làm văn
  • Tiếng Việt.

Tuy nhiên lượng kiến thức trọng tâm so với các năm trước được giảm không đáng kể. Do vây, để đạt được hiệu quả tốt nhất, các em học sinh cần xây dựng kế hoạch và lộ trình ôn thi môn Ngữ Văn một cách khoa học nhất.

Về lộ trình, ngay từ khoảng thời gian tháng 4, các em học sinh cần phải nhanh chóng hoàn thành toàn bộ kiến thức cơ bản của học kỳ hai cùng với các kỹ năng làm các dạng bài theo yêu cầu của chương trình Ngữ văn 9. Trong giai đoạn từ tháng 5, tháng 6, các em vẫn cần ôn lại toàn bộ kiến thức của cả 2 kỳ kết hợp với việc luyện các đề thi các năm để đánh giá mức độ kiến thức bản thân trong quá trình ôn. Đặc biệt trong giai đoạn một tháng trước khi kỳ thi vào lớp 10 diễn ra – đây là giai đoạn nước rút, các em học sinh học sinh cần tăng cường luyện đề theo cấu trúc của tỉnh thành mà mình đăng ký dự thi để trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm làm bài thi cũng như nắm được cấu trúc đề thi một cách tốt nhất cho bản thân.

5. Sách ôn thi vào 10 môn Ngữ Văn

Sách được xem là một công cụ hữu ích giúp hỗ trợ cho các bạn học sinh trong quá trình tự học hay tự ôn luyện tại nhà. Để điểm số môn Ngữ Văn có thể cải thiện hiệu quả hơn, HOCMAI muốn giới thiệu đến các bạn cuốn sách “Giải mã đề thi vào 10 môn Ngữ Văn” do Trần Thị Hồng Duyên chủ biên. Nội dung cuốn sách được chia thành 3 phần như sau:

  • Phần 1: Tóm tắt kiến thức thông qua hệ thống sơ đồ tư duy, bảng biểu
  • Phần 2: Đề thi tham khảo qua các năm. Bao gồm đề thi vào 10 môn Văn của Sở GD&ĐT Hà Nội những năm gần đây và 20 đề tham khảo khác
  • Phần 3: Tự luyện. Bao gồm hơn 20 đề văn có lời giải chi tiết

Cách ôn thi môn văn vào lớp 10 hiệu quả

Có thể thấy, đây là một trong những cuốn sách ôn thi hiệu quả được thiết kế dành riêng cho đối tượng học sinh đang ôn thi vào 10 môn Ngữ Văn nên rất thích hợp để sử dụng làm tài liệu trong quá trình học ôn thi vào lớp 10.

Bên cạnh đó, các em học sinh có thể tham khảo thêm các cuốn sách ôn thi ngữ văn khác tại: Sách ôn thi vào 10 môn Ngữ Văn

Trên đây là toàn bộ nội dung thông tin về ôn thi vào 10 môn Ngữ Văn 2023

dành cho các bạn học sinh đang đứng trước kỳ thi tuyển sinh quan trọng này. Mong rằng với những gì HOCMAI chia sẻ, có thể giúp các bạn học sinh ôn tập tốt hơn, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!