Cách tính cước phí vận chuyển đường biển

A. Hàng nguyên container (FCL):

Khi tính cước đối với hàng nguyên container (FCL) được vận chuyển bằng đường bộ và đường biển thì chúng ta thông thường chỉ cần quan tâm đến trọng lượng thực của hàng hóa nằm trong giới hạn tối đa cho phép của container tức thông số payload của container. Và chúng ta sẽ được các hãng forwarder chào cước vận tải đường bộ, đường biển trên đơn vị container. Ví dụ: cước vận tải đường bộ từ Hải Phòng đi Chí Linh là 2.500.000đ/20 và 3.000.000đ/40, cước vận tải đường biển từ Hải Phòng đi Cửa Lò là: 3.000.000đ/20 và 4.000.000đ/40.

Tuy nhiên thực tế có nhiều biến hóa mà chúng ta cần phải thích nghi là đối với các mặt hàng nhẹ, các hãng vận tải thường ưu tiên hơn và áp dụng mức giá cạnh tranh hơn do đó không hẳn là tuyến giống nhau thì cước giống nhau đối với hàng FCL.

B. Hàng lẻ (LCL)

Chúng ta cần phải xác định được hai thông số khi thực hiện các đơn hàng lẻ đóng không đủ một container hay còn gọi là LCL. Đó là:

1. Thể tích lô hàng:

Được xác định bằng:

Kích thước của loại kiện 1 x số lượng kiện 1 + kích thước của loại kiện 2 x số lượng kiện 2 ++ kích thước của loại kiện n x số lượng kiện n = tổng cộng CBM (m3)

Để xác định kích thước của một loại kiện nào đó:

Kích thước của mỗi kiện = dài (cm) x rộng (cm) x cao (cm) /1.000.000 = dài (m) x rộng (m) x cao (m)

2. Trọng lượng hàng: là tổng trọng lượng tất cả các kiện hàng của lô hàng.

3. Trọng lượng tính cước: được xác định sau khi so sánh trọng lượng thể tích (volume weight) và trọng lượng hàng, cái nào lớn hơn thì lấy.

4. Cước vận chuyển:

Trước khi tính cước vận chuyển thì chúng ta cần xác địnhđược trọng lượng thể tích của lô hàng từ thông số thể tích (số khối) của lô hàng. Cách quy đổi từ số khối sang trọng lượng thể tích là như sau:

  • 1 CBM = 167 Kg Đường Hàng Không (Air) hoặc dài x rộng x cao (cm)/6000
  • 1 CBM = 333 Kg Đường bộ (Road).
  • 1 CBM = 1,000 Kg Đường biển (Sea).

Sau khi quy đổi, người ta sẽ so sánh trọng lượng thực và trọng lượng thể tích của hàng hóa. Giá trị nào lớn hơn sẽ được sử dụng để tính cước vận chuyển.

Cước vận chuyển = Trọng lượng tính cước x Đơn giá vận chuyển.

  • Ví dụ 1: ta có lô hàng có 8.3 CBM nặng 2.5 tấn. Vậy: volume weight = 8.3 x 167 = 1.386,1 kg. Cần chuyển từ Nội Bài đi Narita, với đơn giá: +1000kg (áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng 1000 kg trở lên) : 0.9usd/kg.
    • Trọng lượng tính cước = trọng lượng lô hàng = 2.5 tấn vì đây là thông số lớn hơn.
    • Vậy giá cước là 2500x0,9= 2,250USD.
  • Ví dụ 2: ta có lô hàng có thể tích là5.5 CBM , nặng 3 tấn. Vậy,trọng lượng thể tích = 1,831.5 kg. Kết luận: trọng lượng tính cước = trọng lượng hàng = 3 tấn.
  • Ví dụ 3: ta có lô hàng có thể tích10.5 CBM, nặng 6 tấn. Ta có: trọng lượng thể tích = 6 tấn. Kết luận: trọng lượng tính cước = thể tích lô hàng = 10.5 CBM.
  • Ví dụ 4: Bạn cần vận chuyển bằng máy bay 10 kiện hàng từ Cát Bi đi Tân Sân Nhất, kích thước mỗi kiện là 100x 500x 800 (đơn vị cm), khối lượng mỗi kiện là 6 kg. Mức cước áp dụng cho lô hàngtrên 45kg và nhỏ hơn 100kg là: 50.000đ/kg. Vậy cách tính như sau:

Trọng lượng thể tích của lô hàng là: 10 x 100 x 500 x 800 /6000 = 66.67kg

Tổng trọng lượng thực hàng hóa: 10 x 6=60 Kg

Như vậy, trọng lượng tính cước = trong lượng thể tích = 66.67kg.

Tổng cước phí cho lô hàng = 66.67x 50.000 = 3.333.333đ.

Tổng hợp và biên soạn: Thu Thảo - Clara