Cách tính điểm ngành Tiếng Anh Thương mại

 

Cách tính điểm ngành Tiếng Anh Thương mại

Ngoài căng thẳng trong việc xét tuyển, thí sinh và phụ huynh còn bối rối với cách tính điểm ưu tiên - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nhân hay không nhân?

Khi xem danh sách nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhiều thí sinh (TS) hết sức bất ngờ về mức điểm ưu tiên. Mức điểm ưu tiên cao nhất tại trường hiện được tính lên đến 4,67 điểm ở ngành tiếng Anh thương mại. Chẳng hạn, V.T.T đang có mức điểm cao nhất trong danh sách ngành này lên đến 36,92 điểm. Mức điểm này bao gồm: 32,25 điểm (tổng điểm thi - tiếng Anh nhân 2) và 4,67 (điểm ưu tiên). Trong khi đó, N.C.M có tổng điểm thi nhân 2 là 35,75 nhưng không được ưu tiên gì, nên chỉ xếp thứ 4 theo danh sách.

Theo một cán bộ tuyển sinh tại trường, đối với ngành có môn chính nhân hệ số 2, điểm ưu tiên được tính là mức điểm này nhân 4 chia 3. V.T.T được cộng điểm ưu tiên tối đa theo quy định là 3,5 điểm. Lấy điểm này nhân 4 chia 3 sẽ ra điểm 4,67.

Nếu tính theo 50 chỉ tiêu của ngành này mà trường công bố trước đó, hiện tại TS đứng thứ 51 là T.N.M.K được 32,75 điểm, không được ưu tiên gì. Nhưng TS đứng thứ 40 là Đ.T.N.A, 28,5 điểm, cộng 4,67 điểm, thành 33,17 điểm. Nếu cộng 3,5 điểm như trước kia, Đ.T.N.A chỉ được 32 điểm.

Trường ĐH Sài Gòn cũng áp dụng quy đổi điểm ưu tiên như vậy. Chẳng hạn, ở ngành ngôn ngữ Anh (thương mại và du lịch), TS đang đứng thứ 2 là T.H.T có tổng điểm 3 môn (nhân hệ số 2 môn tiếng Anh) là 30 điểm. Nhưng TS này được cộng 4,67 điểm ưu tiên thành 34,67 điểm.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Mở TP.HCM... cũng áp dụng cách quy đổi trên.

Năm nay tất cả các ngành của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đều áp dụng môn thi chính nhân 2, nên điểm ưu tiên của TS cũng được tính theo công thức quy đổi này.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng áp dụng cách tính trên đối với các ngành nhân hệ số 2 môn chính. Vì vậy, TS xem điểm có thể thấy điểm ưu tiên được quy đổi thành 0,67 điểm hay 1,33 điểm…

Ngược lại, nhiều trường khác không thực hiện quy đổi điểm ưu tiên theo cách này. Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết với những ngành có nhân hệ số nên quy về tổng điểm 30, sau đó mới cộng thêm điểm ưu tiên không quy đổi. Thế nhưng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM lại thực hiện kiểu khác. Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo trường này cho biết trường không quy đổi điểm ưu tiên. Chẳng hạn, đối với ngành ngôn ngữ Anh, TS cao điểm nhất là L.T.K.T được tổng điểm 34,5 điểm (đã nhân hệ số 2 môn tiếng Anh). T. ở khu vực 2 nên chỉ được ưu tiên thêm 0,5 điểm thành 35 điểm.

Trường ĐH Cần Thơ là nơi đề nghị tính điểm ưu tiên cho các ngành có nhân hệ số theo cách quy đổi nhân 4 chia 3 năm nay lại không áp dụng. Trường quy đổi các ngành nhân đôi môn chính về thang điểm 30, sau đó mới cộng điểm ưu tiên không quy đổi.

Có vênh với quy chế ?

Nhiều phụ huynh, TS cho rằng nếu quy đổi điểm ưu tiên như vậy thì khoảng cách giữa TS không được ưu tiên và TS được ưu tiên càng giãn rộng.

Theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 điểm. Nếu điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đều tính theo phương thức nhân 4 chia 3 thì quy chế không còn đúng đối với các trường có môn thi chính hoặc ngành có môn thi chính (mức chênh lệch giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,33; giữa hai khu vực kế tiếp là 0,66).

Tuy nhiên, đại diện của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết trường thực hiện điều này theo công văn của Bộ, dù vừa qua trường cũng nhận được khá nhiều ý kiến phản đối của TS về cách quy đổi điểm ưu tiên này.

Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho biết việc quy đổi điểm ưu tiên như vậy là thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trong năm nay. Ngay cả phần mềm của Bộ cũng tự động quy đổi theo cách này nếu các trường khai báo các ngành nhân 2 điểm môn chính.

Có thể quy đổi theo 2 cách

Năm 2014, đối với các ngành có nhân hệ số, ban đầu Bộ hướng dẫn các trường quy đổi điểm ưu tiên theo công thức DTT = 4 x DQc : 3. Trong đó: DTT là điểm ưu tiên thực tế; DQc là điểm ưu tiên xác định theo quy chế (điểm trung bình được làm tròn đến 2 chữ số thập phân). Tuy nhiên sau đó, trước nhiều luồng ý kiến, Bộ quyết định sẽ quy đổi điểm môn thi từ thang 40 điểm về thang 30 điểm. Công thức quy đổi này sẽ là: DTT = 3 x (tổng điểm môn thi sau khi nhân đôi môn chính) : 4. Sau đó, mới cộng với điểm ưu tiên không quy đổi.

Trả lời phóng viên Thanh Niên, PGS-TS Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, cho biết về quy tắc toán học dù quy đổi điểm ưu tiên theo thang 40 hay quy đổi điểm thi (đã nhân đôi môn chính) về thang 30 đều như nhau. Năm nay, Bộ quy định các trường có thể áp dụng cách nào cũng được. Trường nào không theo 2 cách này là làm sai.

Đăng Nguyên

http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/tinh-diem-uu-tien-moi-noi-moi-kieu-596633.html


Page 2

Cách tính điểm ngành Tiếng Anh Thương mại

Hướng dẫn nhập học tại ĐẠI HỌC DUY TÂN cho Tân sinh viên Khóa 2022 (K28)

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quý phụ huynh và thí sinh khi đến làm thủ tục nhập học trực tiếp tại trường, Đại học Duy Tân thông tin quy trình nhập học chi tiết như sau:

I. HƯỚNG DẪN NHẬP HỌC TRỰC TIẾP

Địa điểm và thời gian nhập học:

+ Địa điểm: Trường Đại học Duy Tân, số 254 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.

+ Buổi sáng: từ 07g00 - 11g00 (từ Thứ 2 đến Chủ Nhật)

+ Buổi chiều: từ 13g00 - 17g00 (từ Thứ 2 đến Chủ Nhật)

>> Khi đến làm thủ tục nhập học, phụ huynh và tân sinh viên chuẩn bị hồ sơ nhập học và học phí như sau:

1. Học phí Học kỳ I năm học 2022 - 2023 và các khoản thu khác (như trong giấy báo nhập học)

Quý Phụ huynh/ Sinh viên có thể nộp học phí theo một trong hai cách:

Cách 1: Đóng qua Tài khoản Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) theo 2 cách sau:

1. Nộp tiền mặt tại các Quầy Giao Dịch của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT (Agribank)

2. Chuyển khoản cùng hệ thống Agribank

- Đơn vị thụ hưởng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

- Số tài khoản: 2007 2010 04621

- Tại ngân hàng Nông nghiệp & PTNT (Agribank) CN. Ông Ích Khiêm–Nam Đà Nẵng

- Nội dung: “Nộp tiền học phí Học kỳ I cho [Họ tên sinh viên], Mã hồ sơ: [Mã ghi trên giấy báo trúng tuyển]

Ví dụ: Nộp tiền học phí Học kỳ I cho Nguyễn Văn A, Mã số hồ sơ 009999

Lưu ý:  Khi đến làm thủ tục nhập học tại Trường, Quý Phụ huynh/ Sinh viên cần mang theo Chứng từ nộp tiền qua ngân hàng và đến nhận Biên lai thu học phí tại Phòng Kế hoạch tài chính Trường Đại học Duy Tân, địa chỉ 137 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng.

Cách 2: Đóng bằng tiền mặt tại Trường khi đến làm thủ tục nhập học

 2. Hồ sơ nhập học:

+ Các loại hồ sơ cần nộp ngay khi làm thủ tục nhập học:

  • Bản chính Giấy báo Trúng tuyển nhập học (do Trường cấp);
  • 01 Bản sao công chứng Học bạ THPT;
  • 01 Bản gốc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời hoặc 01 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT (nếu đã tốt nghiệp trước năm 2022);
  • Bản sao các giấy tờ xác nhận đối tượng và khu vực ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của cha mẹ, giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên khác...;

+ Các loại hồ sơ có thể nộp ngay hoặc bổ sung sau (chậm nhất là ngày 31/10/2022):

  • 01 bản sao hợp lệ Giấy khai sinh;
  • Giấy giới thiệu di chuyển Nghĩa vụ Quân sự đối với Nam giới còn trong độ tuổi do cơ quan quân sự tại địa phương cấp (nếu có);
  • Sổ Đoàn viên (nếu có).

Lưu ý:

1. Thời gian Nhập học dự kiến bắt đầu từ ngày 03/08/2022, trên Giấy báo Trúng tuyển của thí sinh có ghi rõ thời gian nhập học, hồ sơ kèm theo, học phí, lệ phí. Thí sinh chuẩn bị đầy đủ để làm thủ tục nhập học.

2. Để thuận tiện cho việc làm thủ tục nhập học tại Trường, thí sinh vui lòng tải Mẫu đơn Lý lịch để điền trước thông tin và mang theo khi nhập học (Áp dụng đối với hình thức Nhập học Trực tiếp). (Tải mẫu đơn TẠI ĐÂY)

II. HƯỚNG DẪN NHẬP HỌC ONLINE

Bước 1: Thí sinh đăng nhập địa chỉ NHẬP HỌC ONLINE:

    http://nhaphoc.duytan.edu.vn

Bước 2: Thí sinh nhập các thông tin theo yêu cầu

Bước 3: Nộp học phí và các khoản lệ phí khác bằng chuyển khoản qua ngân hàng (xem hướng dẫn ở trên).

Lưu ý:

  • Nếu nộp học phí bằng chuyển khoản qua Ngân hàng (Internet Banking) thì phụ huynh/ sinh viên chụp lại màn hình giao dịch chuyển tiền để đính kèm khi làm thủ tục nhập học.
  • Nếu nộp học phí tại quầy giao dịch ngân hàng thì phụ huynh/ sinh viên chụp lại chứng từ nộp tiền để đính kèm khi làm thủ tục nhập học.

Bước 4: Nhà trường sẽ thông báo lịch học qua email hoặc thí sinh sẽ được Khoa chủ quản liên lạc, hướng dẫn, và cung cấp lịch học.

Mọi thắc mắc, Thí sinh và Quý Phụ huynh vui lòng liên hệ:

1900.2252 - 0905.294. 390 - 0905.294.391 - (0236) 3650403 - 3653561 để được hướng dẫn.