Cảm nhận về nét đẹp an tình thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa và Ánh trăng

Đây là hướng dẫn chấm của các cô, các bạn tham khảo nhé a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học về một vấn đề trong một nhóm các tác phẩm thơ; thao tác tổng hợp tốt, bố cục 3 phần rõ ràng chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. (1,0 điểm) b. Yêu cầu về kiến thức: Bày tỏ được cảm nhận và suy nghĩ về truyền thống ân tình, chung thủy của con người Việt Nam trên cơ sở những ý chính sau: * Mở bài: Khẳng định “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lí, là lẽ sống cao đẹp của mọi người dân Việt Nam từ xưa đến nay. - Truyền thống tốt đẹp ấy được hai tác giả thể hiện qua hai thi phẩm, vừa là tiếng nói tri ân của cá nhân vừa là nói hộ bao thế hệ người Việt Nam. (1,0 điểm) * Thân bài: Hai bài thơ của hai tác giả sáng tác trong hai thời điểm khác nhau, nhưng đều làm nổi bật được truyền thống ân tình, thủy chung của con người Việt Nam. + Trong bài thơ Bếp lửa, truyền thống ân tình, chung thủy được thể hiện qua tấm lòng của người cháu yêu kính và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành bằng thể thơ tám chữ, âm hưởng giọng điệu tha thiết, tràn trề cảm xúc; qua hình ảnh thơ Bếp lửa, người bà bình dị mà gợi cảm, có sức lay động tâm hồn người Việt. Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu …Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: (1,0 điểm) + Người cháu (nhân vật trữ tình) xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian nan cơ cực: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa… Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa… (1,0 điểm) + Người cháu khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, tỏa sáng và sưởi ấm suốt cuộc đời cháu: Bà nhóm bếp lửa, nhóm niềm yêu thương, nhóm dậy những tâm tình tuổi nhỏ. Bếp lửa thật kì diệu, thiêng liêng (1,0 điểm) * Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình thủy chung được thể hiện qua tâm tình của người chiến sĩ với thể thơ năm chữ, âm hưởng giọng điệu tha thiết, tràn trề cảm xúc; hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang tính biểu tượng gợi những suy tưởng sâu xa. (1,0 điểm) - Nhân vật trữ tình (người chiến sĩ) gắn bó với vầng trăng, với thiên nhiên nghĩa tình trong quá khứ: “hồi nhỏ sống… thời chiến tranh ở rừng… Vầng trăng thành tri kỉ”… (1,0 điểm) - Đau xót khi nghĩ tới những tháng tháng ngày về thành phố “Quen ánh điện cửa gương…” quen với cuộc sống hào nhoáng đầy đủ tiện nghi, anh đã lãng quên và quay lưng lại với quá khứ, với những năm tháng gian lao, sâu nặng ân tình ân nghĩa của thiên nhiên, nhân dân, đồng đội: Vầng trăng thành người dưng qua đường. (1,0 điểm) - Sự giật mình, thức tỉnh lương tâm khi đối diện với vầng trăng trong một tình huống “đèn điện tắt, phòng buyn- đinh tối om”, quá khứ ùa về trong tâm thức “Có cái gì rưng rưng…như là đồng, bể, sông , rừng…” (1,0 điểm) - Người lính suy ngẫm và nhắn gửi tới mọi người: Nhân dân, đất nước, đồng đội luôn độ lượng, vị tha, tròn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống thủy chung với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước “ Trăng cứ tròn vành vạnh…đủ cho ta giật mình” (1,0 điểm) * Khái quát: Ân tình, thủy chung là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ gia đình như tình bà cháu trong bài Bếp lửa đến mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước như người chiến sĩ thời hậu chiến trong bài thơ Ánh trăng. (1,0 điểm) * Kết bài: - Bài học rút ra cho bản thân - Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Phê phán thái độ vong ân bội nghĩa, quay lưng lại với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân…

Tags: cảm nhận nét đẹp thủy chung ân tình của người vn qua bài thơ bếp lửa, ân tình phố cổ, ý nghĩa của lối sống thủy chung, Net dep an tinh thuy chung cua con nguoi viet nam qua bai tho bep lua cua bang viet va anh trang cua nguyen duy, net đep an tinh thuy chung cua con nguoi viet nam qua hai bai tho bep lua va anh trang, net đẹp ân tình thủy chung của người việt nam qua 2 bài thơ bếp lửa của bằng việt và ánh trăng của nguyễn du, Nét đẹp an tình thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Ánh trăng và Bếp lửa, cam nhan ve net dep an tinh ,chung thuy cua con nguoi viêt nam qua hai bai tho bep lua va anh trang, cảm nhận của em về nét đep đao lí ân nghĩa qua bài bếp lửa, cảm nhận về nét đẹp ân tình thủy chung của người việt nam qua bài bếp lửa và ánh trăng, Vẻ đẹp ân tình thuỷ chung trong bếp lửa và ánh trăng, nét đẹp ân tình,thủy chung của con người Việt Nam qua 2 bài thơ Bếp lửa và Ánh trăng, Cảm nhận về nét đẹp an tình thủy chung của người Việt Nam qua bài Bếp lửa, Net an tinh thuy chung qua bai bep lua bang viet, Nét đep an tinh thuy chung cua con nguoi viet nam qua bai tho bep lua cua bang viet va anh trang cua nguyen duy, net dep an tinh thuy ching cia con nguoi vn qua 2 btho bep lua va anh trang, cảm nhận về nét đẹp ân tình thủy chung, lối sống ân nghĩa thủy chung trong ánh trăng và bếp lửa, net dẹp dạo lí thủy chung qua bếp lửa và anh trăng, nét đẹp ân tình thủy chung qua hai bài thơ ánh trăng và bếp lửa, lối sống ân nghĩa thủy chung bài ánh trăng, nét đẹp ân tình thủy chung của con người việt nam qua hai bài thơ bếp lửa và ánh trăng, net dep an tinh thuy chung cua con nguoi viet nam, ân tình với quá khứ qua hai tác phẩm bếp lửa và ánh trăng, nét đẹp anh tình thủy chung qua hai bài thơ bếp lửa, ánh trăng

I, MB: Ân nghĩa thủy chung, trước sau như một chính là đạo lí, là lối sống mà cha ông ta đã đề cao từ xưa. Điều này dường như đã thấm vào, ăn sâu vào trong tâm trí của người Việt ta và đi vào những tác phẩm văn học 1 cách sâu sắc. Đặc biệt ta thấy rõ điều này qua bài "Ánh trăng" và bài "Bếp lửa"

II, TB 

 1, Khái quát chung

- Truyềnt thống ân nghĩa thủy chung được ông cha ta răn dạy con cháu qua các câu ca dao, tục ngữ như: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" hay "Uống nước nhớ nguồn". Vì vậy từ lâu nó đã trở thành một nét đạo đức, một phẩm chất để đánh giá con người.

- HCST 2bài thơ

 2, Phân tích

a, Bếp lửa- Bằng Việt

*  Hình ảnh bếp lửa – khơi nguồn cảm xúc về bà. Tâm lòng yêu thương và nhớ ơn của người cháu đối với bà. 

 “Một bếp lửa chờn vờn... ấp iu nồng đượm”

- Chờn vờn: từ láy tượng hình giúp người đọc hình dung làn sương sớm bay nhè nhẹ quanh bếp lửa, vừa gợi cái mờ nhòa về h/a kí ức theo thời gian. -

- ấp iu: gợi bàn tay kiên nhẫn, khé léo và tấm lòng chăm chút của người nhóm bếp.

- Biết mấy nắmg mưa: hình ảnh ẩn dụ- gợi vẻ đẹp chịu thương chịu khó của người bà, đồng thời thể hiện tình thương bà vô hạn của người cháu. "Hình ảnh bếp lửa thân thương ấm áp tình bà.

* Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.

“Lên bốn tuổi... quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe...”

- Những năm tháng chiến tranh gian khổ, đói nghèo.

- khói hun nhèm mắt cháu: Hình ảnh bếp lửa, ngọn khói cùng với hình ảnh người bà hiện ra trong nỗi nhớ thương, ngậm ngùi. “Tám năm ròng... Mẹ cùng cha... Cháu ở cùng bà... Bà dạy cháu làm...” " Bếp lửa hiện diện như

->tình bà cháu ấp áp đậm đà, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà, sưởi ấm cho cháu suốt một thời thơ dại.

- “Tu hú kêu.. Khi tu hú kêu bà có nhớ không bà .... Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”. " Bếp lửa đánh thức cả kỉ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và có cả hình ảnh quê hương, đất nước.

- “Bố ở ... .... bình yên” " Bình tĩnh , vững lòng vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để người đi xa công tác được yên ổn. 

- NT: Đan xen kể và tả sinh động thể hiện tình yêu thương, long biết ơn của cháu đối với bà.

* Tấm lòng thủy chung được thể hiện qua Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.

"Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen... Nhóm bếp lửa... nồng đượm”. " Sự tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa. "

- Ngọn lửa từ bàn tay bà với bao yêu thương trìu mến đã nuôi lớn tuổi thơ cháu, từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra niềm tin ở ngày mai và hiểu được một linh hồn của dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa.

- Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. " Đó là ngọn lửa của tấm lòng ấm áp tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng và bền chặt vào tương lai cuộc kháng chiến, của sức sống thầm lặng mà mãnh liệt.

- Trong bài thơ có tới 10 lần nhắc tới bếp lửa, hiện diện cùng nó là h/a của bà. Bếp lửa ấy gắn với nỗi khó khăn, vất vả của đời bà. Nhóm bếp lửa là nhóm lên niềm vui, niềm yêu thương dành cho cháu và cho mọi người.

- Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn truyền lửa cho các thế hệ nối tiếp .

* Niềm thương nhớ của cháu.

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngã

- Điệp từ trăm: mở ra một thế giới rộng lớn, với bao điều mới mẽ. Cháu đã được sống với những niềm vui rộng mở. Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

- Mỗi ngày cháu đều nhớ về bà và bếp lửa của bà. " Hình ảnh ấy đã trở thành một kỉ niệm thiêng liêng làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên những bước đường đời. 

=> Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà. Tình cảm ấy là biểu hiện cụ thể và đẹp đẽ của tình cảm gắn bó với gia đình, quê hương, và đó cũng là khởi đầu của tình người, tình yêu nước.

b, Ánh trăng: truyền thống ân nghĩ thủy chung thể hiện qua lời tâm tình của người chiến sĩ

* Qúa khứ nghĩa tình thể hiện qua những suy nghĩ về vầng trăng trong quá khứ

-  Hồi nhỏ sống với đồng, với sông, với bể, là  sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ. “Hồi chiến tranh ở rừng” là những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh,“vầng trăng thành tri kỉ”.  Nghệ thuật nhân hóacho thấy trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính.

- phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên”cùng với so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ”  cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị,mộc mạc,trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng.

- Với những tình cảm ấy. con người “không…quên…vầng trăng tình nghĩa”. Đó là  tình cảm thắm thiết với vầng trăng. Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành “vầng trăng tình nghĩa” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.

* Chiến tranh qua đi, cuộc sống hiện đại với ánh điện cửa hgương đã khiến anh quê đi những năm tháng gian lao mà nghĩa tình. 

 - Hoàn cảnh sống thay đổi, xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương”, một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên. Vậy nên  vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó.

- Nhưng vầng trăng thì vẫn vậy, vẫn ân tình như ngày ban đầu, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình.  Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.

 * Sự giật mình thức tỉnh lương tâm khi trăng và người đối diện

 Một tình huống bất ngờ xảy đến. Đó là mất điện, phòng tối om. Đây chính là cái cớ, là cơ hội để người và trăg gặp lại nhau.  Con người vội bật tung”,  vội vàng, khẩntrương. Và từ đó bắt gặp vầng trăng. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ,  Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.

 * Suy ngẫm sâu sắc và triết lí của nhà thơ và lời nahứn nhủ mọi người luôn sống ân tình thỷ chung với quá khứ, lịch sử

- Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Từ đó quá khứ như những dòng cảm xúc thi nhau ùa về. Đó là những năm tháng nghĩa tình trong quá khứ, năm tháng gắn bó với thiên nhiên.

- Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn và tràn đầy thủy chung, nhân hậu. Từ "cứ" cho thấy sự bền bỉ, son sắt, dẫu năm tháng có qua đi thì trăng vẫn cứ như thơủ ban đầu. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Nhà thơ thấy giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo, sự vội vàng trong cách sống, cái giật mình của sự ăn năn tự trách mình, tự thấy mình phải thay đổi. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. Vì thế, khổ thơ cuối là bài học triết lí sâu sắc đối với mỗi người: Con người không được quên quá khứ, phản bội lại quá khứ và thiên nhiên.Hãy trân trọng những quá khứ tốt đẹp. 

3, Đánh giá chung

 a, Nghệ thuật:

* Bếp lửa: 

Với việc sáng tạo hình tượng bếp lửa, sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, từ láy để tăng hiệu quả diễn đạt cùng với kết hợp biểu cảm miêu tả, tự sự và bình luận. Giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm đã làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm

* Ánh trăng: 

 Thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình.

 Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc.

 Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa.

III, KB: Với những ý nghĩa sâu sắc đó, cả 2 bài thơ đã có sức sống mãnh liệt trong nền thi ca nói riêng cũng như văn học nghệ thuật nói chung. Đó là bài học, là lời tâm tình mà mỗi tác giả gửi đến người đọc.