Chất tác dụng với dung dịch Ba(OH)2

Ba(OH)2 có màu gì? Ba(OH)2 có kết tủa không ? Dung dịch Ba(OH)2 không phản ứng được với những chất nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của để tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!

Chất tác dụng với dung dịch Ba(OH)2

BARI HIĐROXIT

- Công thức phân tử: Ba(OH)­2

- Phân tử khối: 171 g/mol

Chất tác dụng với dung dịch Ba(OH)2

Cấu tạo:

- Có tên là baryta, là một trong những hợp chất chính của bari.

- Cấu tạo gồm 1 nguyên tử Ba liên kết với 2 nhóm hiđroxit -OH.

Tính chất vật lí:

- Là chất rắn, có màu trắng, tan tốt trong nước, dễ hút ẩm.

Tính chất hóa học:

  • Mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ mạnh.

 - Làm đổi màu chất chỉ thị: quỳ tím chuyển sang màu xanh và phenolphthalein chuyển sang màu hồng.

- Tác dụng với các axit (phản ứng trao đổi):

            Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2+ 2H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O

- Tác dụng với oxit axit: SO2, CO2... → Tùy tỉ lệ có thể tạo thành 2 muối: muối trung hòa và muối axit.

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3↓ + H2O

Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2

- Tác dụng với muối:

Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)2↓

  • Ngoài ra, còn phản ứng với 1 số chất hữu cơ như: axit hữu cơ, este…

- Tác dụng với các axit hữu cơ → muối:

2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2H2O

- Phản ứng thủy phân este (phản ứng xà phòng hóa):

2CH3COOC2H5 + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2C2H5OH

  • Tác dụng một số kim loại mà oxit, hidroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn...):

Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑

- Tác dụng với hiđroxit lưỡng tính:

Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O

Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O

Ứng dụng:

- Về mặt công nghiệp, bari hidroxit được sử dụng làm tiền thân cho các hợp chất bari khác. Bari hiđroxit ngậm đơn nước (Monohydrat) được sử dụng để khử nước và loại bỏ sunfat từ các sản phẩm khác nhau.

- Ứng dụng này khai thác độ tan rất thấp của bari sunfat.

- Ứng dụng công nghiệp này cũng được áp dụng cho phòng thí nghiệm.

Điều chế:

- Bari hidroxit có thể được điều chế bằng cách hòa tan bari oxit (BaO) trong nước:

BaO + H2O → Ba(OH)2

Chất tác dụng với dung dịch Ba(OH)2

Nhận biết:

- Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh và dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng.

Dung dịch Ba OH 2  có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A.  FeCl 3 ,   MgO ,   SO 2 ,   H 2 SO 4

B.  CO 2 ,   Al OH 3 ,   Fe OH 3 ,   Na 2 CO 3

C.  ZnCl 2 ,   Cl 2 ,   P 2 O 5 ,   KHSO 4

D.  NH 3 ,   Zn OH 2 ,   FeO ,   NaHCO 3

Câu hỏi được lấy từ đề thi thử Hoá Học của trường THPT Chuyên Bến Tre có thời gian làm bài 50 phút.
Mã câu hỏi: HHPT01-CBT01 Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 , không thu được kết tủa?
A. Ca(HCO3)2
B. H2SO4
C. FeCl3
D. AlCl3

Ba(oh)2 có kết tủa không ?
Ba(OH)2 không kết tủa, nó được hòa với nước tạo thành dung dịch Bari Hidroxit. Do vậy, Ba(OH)2 có thể tác dụng được với các chất bên dưới.
Khi chúng ta nhìn vào một câu hỏi trắc nghiệm chúng ta nên tìm những từ khoá chính như trong đề bài trên có một số từ khoá giúp chúng ta xác định ngay được bản chất của câu hỏi như: "Phản ứng hoàn toàn" tác dụng khi mà chất tham gia còn "" và một từ khoá cũng quan trọng nữa ở đây là "Không".
Như vậy, chúng ta có thể hình dung là tìm dung dịch mà phản ứng hết với Ba(OH)2 trong khi Ba(OH)2 còn dư mà vẫn thu được kết tủa. Sau khi chúng ta phân tích, định hình được nội dung của câu hỏi thì chúng ta lại nhìn vào đáp án. Ở đây, chúng ta có 4 phương án lựa chọn nhưng lướt qua chúng ta có thể loại được đáp án B và đáp án C rồi đúng không nào.

Loại đáp án B vì:

Ba(OH)2 + H2SO4 => BaSO4↓ + H2O

Trong đó, BaSO4 rất khó tan ngay cả khi đó là H2SO4 hoặc HCl hay HNO3 nên dù cho có Ba(OH)2 có dư đi chăng nữa thì cũng còn kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn các bạn nhé!

Tiếp theo, chúng ta loại được đáp án C là vì:

Ba(OH)2 + FeCl3 => Fe(OH)3↓ + BaCl2

Ở trong phản ứng này, chúng ta sẽ thấy được kết tủa là Fe(OH)3↓ có màu nâu đỏ nhé các bạn. Fe(OH)3↓ không có tính chất lưỡng tính nên cho dù Ba(OH)2 có dư đi như thế nào nữa thì sau cùng mình vẫn thu được kết tủa thôi.

Đến đây, chúng ta còn đáp án A và đáp án D là hai đáp án sẽ khiến nhiều bạn học sinh phân vân nhưng các bạn đừng lo nhé. Khi mà chúng ta đã chắc chắn loại được 2 đáp án rồi thì khả năng ghi điểm đã rất cao rồi đó ạ. Nếu như không nắm được kiến thức trong trường hợp này thì chúng ta nên tư duy thế nào ạ?

Trước tiên nhất, chúng ta cần chú ý tới một số tính chất hoá học đặc biệt mà ở hai phương án này chính là tính chất lưỡng tính của AlCl3. Sau khi phản ứng với Ba(OH)2 để tạo thành kết tủa Nhôm Hidroxit (Al(OH)3) nhưng do Nhôm Hidroxit (Al(OH)3) có tính chất lưỡng tính nên kết tủa này lại tiếp tục bị hoà tan theo phương trình sau:

Ba(OH)2 + AlCl3 => BaCl2 + Al(OH)3
Ba(OH)2 + Al(OH)3 => Ba(AlO2)2 +H2O
Kết quả cuối cùng chúng ta sẽ không thu được kết tủa nào cả. CHỌN ĐÁP ÁN D Nhưng để giải thích rõ hơn, thì chúng ta nên loại trừ nốt đáp án A với lý do hợp lý nhất được không ạ ?

Do đáp án A muối ở đây là muối Axit nên chúng sẽ phản ứng với Ba(OH)2 các bạn ạ

Phương trình cụ thể được thực hiện như bên dưới các bạn nhé!

Ba(OH)2 + Ca(HCO3)2 => BaCO3 + CaCO3 + H2O

Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chúng ta thu được 2 kết tủa các em nhé. Kết luận: Hai muối kết tủa của Bari mà chúng ta thường gặp là BaSO4 có kết tủa màu trắng vàng và BaCO3 có kết tủa màu trắng. Một số câu hỏi khác sử dụng kiến thức như trên: Các dung dịch khi phản ứng với ba không thu được kết tủa là: A. HCl B. Na2SO4 C. K2CO3 D. Tất cả các đáp án trên. Như vậy, câu hỏi được giải đáp qua bài viết này đến đây là kết thúc. Xin được ghi nhận thắc mắc của các em học sinh cùng với những lời góp ý của quý thầy cô giáo qua bình luận ở bên dưới.