Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ 2023

Hiện nay, ở Việt Nam doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm số lượng rất lớn. Do vậy các doanh nghiệp này cần có chế độ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính cũng như bộ máy kế toán cần đơn giản, gọn nhẹ để doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ 2023

Hơn 300 cán bộ thuế đến từ các cục thuế, chi cục thuế khu vực phía Bắc tham dự hội nghị. Ảnh: PL

Ngày 5/4, tại Bộ Tài chính, Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (QLKTKT) - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Tham dự hội nghị có hơn 300 đại biểu đến từ các cục thuế, chi cục thuế khu vực miền Bắc.

Theo ông Trịnh Đức Vinh - Phó Cục trưởng Cục QLKTKT, hiện nay ở Việt Nam doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm số lượng rất lớn, đặc điểm các doanh nghiệp này là số lượng lao động ít, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế nên chính sách quy định cho các doanh nghiệp này trong đó có chế độ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính cũng như bộ máy kế toán cần đơn giản, gọn nhẹ để doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ thực tế này, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và ban hành chế độ kế toán theo hướng rất đơn giản, áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định tại Thông tư số 132/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/4/2019.

Ông Vinh cho rằng, Thông tư số 132/2018/TT-BTC được đánh giá sẽ là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp tích cực cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và những năm tiếp theo, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, việc ban hành chế độ kế toán đơn giản cho doanh nghiệp siêu nhỏ là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy các hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, hỗ trợ mục tiêu của Chính phủ đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, ông Vinh cho biết.

Giới thiệu những điểm mới được quy định tại Thông tư số 132/2018/TT-BTC, bà Phạm Thị Loan - Trưởng phòng Chế độ kế toán doanh nghiệp cho biết, thông tư được xây dựng bao gồm phần quy định chung và 2 phần hướng dẫn cụ thể cho đối tượng áp dụng là doanh nghiệp siêu nhỏ, gồm: Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế (doanh thu trừ chi phí) và doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính trên tỷ lệ doanh thu.

Theo đó: Quy định áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp doanh thu trừ chi phí được quy định tại Chương II của thông tư, bao gồm các nội dung về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính. Phần tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ còn có 7 tài khoản kế toán so với 49 tài khoản kế toán quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa và so với 76 tài khoản kế toán tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Quy định áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính trên tỷ lệ doanh thu tại Chương III của thông tư, trong đó về phương pháp kế toán không quy định tài khoản kế toán mà chỉ hướng dẫn đơn vị ghi đơn trên sổ kế toán; không quy định báo cáo tài chính mà chỉ quy định đơn vị lập báo cáo theo quy định của pháp luật về thuế. Nội dung Chương III tập trung vào hướng dẫn ghi sổ kế toán theo hướng mở, bao gồm các sổ kế toán bắt buộc và sổ kế toán hướng dẫn.

Hội nghị là cơ hội để cán bộ thuế được trao đổi, thảo luận và nắm bắt được các quy định mới và nâng cao kiến thức, kỹ năng về chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

Tiếp theo hội nghị này, Cục QLKTKT sẽ triển khai Hội nghị tập huấn hướng dẫn Thông tư số 132/2018/TT-BTC cho cán bộ đến từ các cục thuế, chi cục thuế khu vực miền Nam (tại TP.Hồ Chí Minh) và khu vực miền Trung (tại TP. Đà Nẵng)./.

PV (theo Mof.gov.vn)

Thời gian trở lại đây, Luật quy định các nội dung, kế hoạch, chương trình hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, quản lý nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp; nâng cao nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • I. Những tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • II. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp
  • III. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng
  • IV. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • V. Hỗ trợ thuế, kế toán
  • VI. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất
  • VII. Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung
  • VIII. Hỗ trợ mở rộng thị trường
  • IX. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
  • X. Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh
  • XI. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
  • XII. Quỹ phát triển doanh nghiệp
  • XIII. Kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • Là bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa mà có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 200 người, đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
    • Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
    • Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
  • Xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

II. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp

  • Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
    • Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước;
    • Tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;
    • Hỗ trợ từ miễn, giảm thuế,… và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
    • Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

III. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

1. Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.

3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 9 của Luật này.

IV. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Quỹ này thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

V. Hỗ trợ thuế, kế toán

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn: mức thuế, suất thuế thu nhập doanh nghiệp < mức thuế suất thông thường theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản cho các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.

VI. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ 2023

Hiểu được sự khó khăn về thuê mướn mặt bằng để kinh doanh sản xuất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.Thời gian hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng.

Lưu ý: Việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất quy định tại Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn nhà nước.

VII. Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

  • Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
  • Cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung được hưởng các hỗ trợ sau đây:
    • Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
    • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

VIII. Hỗ trợ mở rộng thị trường

  • Doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được hưởng các hỗ trợ sau đây:
    • Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
    • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

IX. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được:

  • Miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

X. Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Nội dung hỗ trợ bao gồm:

  • Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;
  • Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu;
  • Miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
  • Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
  • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.

XI. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ 2023

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ khi:
    • Có thời gian hoạt động không quá 05 năm;
    • Chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với công ty cổ phần.
  • Nội dung hỗ trợ bao gồm:
    • Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ;
    • Hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật;
    • Hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;
    • Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;
    • Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
    • Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;

XII. Quỹ phát triển doanh nghiệp

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện các chức năng sau đây:

  • Cho vay, tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
  • Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

XIII. Kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân tài trợ kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:

  • Việc lựa chọn đối tượng hỗ trợ; việc thực hiện trình tự, thủ tục và nội dung hỗ trợ;
  • Việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ, tài trợ;
  • Việc thực hiện công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 29 của Luật này.

Qua đó, Nhà nước đang tạo động lực để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội phát triển nhiều hơn, xây dựng một chính sách ưu đãi hơn dành cho khối doanh nghiệp này.

Để cần tư vấn thêm về các quy định cũng như thông tin liên quan để thành lập công ty, bạn có thể liên hệ với Việt Luật tại.

  • Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

  • Điện thoại: 028.7777.5678 – 028 3517 2345 (20 lines) 

  • Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

  • Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: 

Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ 2023