Chênh lệch thanh khoản tự do là gì năm 2024

Từ quan điểm của giới đầu tư, tồn tại rủi ro thanh khoản đối với tổ chức tài chính và có phương pháp đo lường tương ứng. Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản cơ bản nhất của một tổ chức tài chính là khoảng cách thanh khoản (liquidity gap). Thước đo rủi ro này đơn thuần là các tài sản nợ ngắn hạn trừ đi các tài sản với thanh khoản cao trong khu vực công, tuy nhiên để tính toán đòi hỏi có đầy đủ dữ liệu về những bất cấn xứng giữa thời điểm cần thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ và thời điểm có tiền mặt (Lienert, 2009). Phương pháp kiểm nghiệm rủi ro thanh khoản này xem xét các dòng tiền ròng trong tương lai với tần suất hàng ngày và qua đó xác định những ngày có dòng tiền ròng với mức âm lớn (2). (3)Một thước đo khác về rủi ro thanh khoản của một quốc gia là độ co giãn rủi ro thanh khoản (liquidity risk elasticity). Thước đo này đánh giá độ nhạy của một tổ chức trước những thay đổi về phí bù đắp thanh khoản (liquidity premium) (là khoản tiền mà các nhà cung cấp tín dụng đòi hỏi khi cho vay những khoản với kỳ hạn dài của thị trường, hoặc phần điểm chênh lệch bổ sung đối với các trái phiếu không có quy mô chuẩn - là quy mô đủ lớn để tiến hành giao dịch trên thị trường thứ cấp - bất kể trái phiếu có kỳ hạn gì). Độ co giãn rủi ro thanh khoản của mức độ rủi ro danh mục nợ được tính theo công thức sau (Culp, 2001, trang 424–429):

Thay vì sử dụng tần suất hàng ngày, thước đo này có thể áp dụng theo các khoảng đáo hạn, như 0-1 tháng, 1-3 tháng, 3-6 tháng.v.v. hoặc dựa trên thời điểm các dòng tiền thực đến hạn nhận được/thanh toán.

Một cách khác, có thể xem xét thước đo giai đoạn tồn tại (survival period), nghĩa là tổ chức có thể tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu mà không tiếp cận thị trường/nguồn tái cấp vốn

Ngoài ra, thanh khoản thị trường của các công cụ nợ chính phủ, tức là khả năng giao dịch chứng khoản chính phủ trên các thị trường, thường được ghi nhận rộng rãi là khái niệm đa chiều mà sử dụng một thước đo khó có thể thể hiện đầy đủ. Thanh khoản thị trường đối với nợ chính phủ thường được mô tả thông qua một số các thước đo như khối lượng giao dịch, tỷ lệ vòng quay (turnover ratio), chênh lệch giá đặt mua-chào bán (bid-ask spread) (5). (6)Tuy nhiên, các nghiên cứu giữa các nước chỉ ra rằng thanh khoản tương đối không giải thích được quy mô chênh lệch lợi tức giữa các nhà phát hành khác nhau (Bangia, Diebold, Schuermann, và Stroughair, 1999; và Neofotistos, 2002). Điều này hàm ý là có những yếu tố không liên quan đến thanh khoản, như rủi ro tín dụng, có ảnh hưởng quan trọng đến chênh lệch lợi tức giữa các quốc gia. Theo thông lệ, giới nghiên cứu đã phân tích mức chênh lệch hàng ngày (daily spread) và hoạt động giao dịch của một trái phiếu riêng lẻ (hoặc trung bình của một số trái phiếu) giao dịch ở một sàn cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định trong quá khứ.

Một chỉ số phân tích nữa là Chỉ số Rủi ro Cơ sở nhà Đầu tư (IRI), chỉ số này phản ánh xác suất một loại nhà đầu tư trong cơ sở nhà đầu tư nắm giữ nợ chính phủ sẽ rút vốn đột ngột. IRI được xây dựng dựa trên 3 bước: (1) mối tương quan lịch sử giữa thay đổi về giá trị nắm giữ nợ của nhà đầu tư và lợi tức trái phiếu, (2) điểm rủi ro cho mỗi nhà đầu tư dựa trên những mối tương quan trước đây, và (3) tính toán chỉ số rủi ro nhà đầu tư bằng cách đưa ra tổng điểm cho cơ sở nhà đầu tư (Arslanalp và Tsuda, 2012). Tuy chỉ số IRI cung cấp những thông tin quan trọng giúp quản lý rủi ro tái cấp vốn, tức là khả năng chịu đựng tương đối đối với tình trạng các khoản nợ đáo hạn tập trung vào một số giai đoạn, chỉ số này ở mức cao còn cho thấy khó khăn về thanh khoản mà các thị trường mới nổi thường phải đối mặt.

Tài liệu tham khảo:

Bangia, A., F. Diebold, T. Schuermann, and J. Stroughair, 1999, “Modeling Liquidity Risk, with Implications for Traditional Market Risk Measurement and Management,” Working Paper 99–06 (Philadelphia: The Wharton School of University of Pennsylvania).

Culp, C.L., 2001, The Risk Management Process, (New York: Wiley).

Lienert, Ian, 2009. “Modernizing Cash Management,” IMF Technical Notes and Manuals, October 5 (Washington: International Monetary Fund).

Papaioannou, Michael, 2006, “A Primer for Risk Measurement of Bonded Debt from the Perspective of a Sovereign Debt Manager,” IMF Working Paper 06/195 (Washington: International Monetary Fund).

(1) Rủi ro thanh khoản vốn của chính phủ cần được phân biệt so với rủi ro mất khả năng trả nợ của một nước, là rủi ro phát sinh từ khả năng không huy động được vốn trong thời gian dài (mang tính chất lâu dài).

(2) Thay vì sử dụng tần suất hàng ngày, thước đo này có thể áp dụng theo các khoảng đáo hạn, như 0-1 tháng, 1-3 tháng, 3-6 tháng.v.v. hoặc dựa trên thời điểm các dòng tiền thực đến hạn nhận được/thanh toán.

(3) Một cách khác, có thể xem xét thước đo giai đoạn tồn tại (survival period), nghĩa là tổ chức có thể tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu mà không tiếp cận thị trường/nguồn tái cấp vốn

(4) Khi áp dụng định nghĩa này, cần lưu ý chỉ sử dụng những chứng khoán đồng nhất (homogenous securities) khi xây dựng đường cong lãi suất.

(5)Như đã đề cập ở bài viết trước, khái niệm thanh khoản có nhiều ý nghĩa khác nhau, bao gồm số dư tiền mặt tại thời điểm đáo hạn và khả năng giao dịch hoặc thanh khoản của từng công cụ nợ. Những khái niệm này cũng có các phương pháp đo lường khác nhau.

(6)Chênh lêch giá đặt mua-chào bán thường được coi là một trong những khía cạnh của thanh khoản. Khối lượng nợ tại giá đặt mua-chào bán có thể đạt được mà không bóp méo thị trường được coi là thể hiện điều kiện thanh khoản tốt hơn.