Chi phí ăn uống hạch toán vào đâu năm 2024

Ở bài viết này, Đại Lý Thuế Hữu Trí muốn chia sẻ một số thông tin hữu ích về hạch toán kế toán dịch vụ ăn uống đối với hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào. Chúng tôi là công ty dịch vụ kế toán – thuế, chuyên hỗ trợ về báo cáo thuế GTGT, dịch vụ khai thuế thu nhập cá nhân, dịch vụ kế toán nội bộ… Với từng lĩnh vực kinh doanh riêng sẽ có những lưu ý khác nhau khi làm hạch toán kế toán. Vậy trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thì sao? Chúng ta cần làm hạch toán như thế nào?

Hạch toán kế toán đối với hóa đơn đầu ra và đầu vào

Nhìn chung, hạch toán trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống với các hóa đơn đầu ra – đầu vào cần có những lưu ý như sau:

Hoá đơn đầu ra

  • Các hóa đơn đầu ra thường là hóa đơn thức ăn, nước uống, tiếp khách… cần được tính toán sao cho giá tổng của tất cả các món ăn (và thức uống) tương đương với khoảng 90% doanh thu trên hóa đơn đó
  • Dựa vào từng loại hóa đơn để tính toán cho hợp với doanh thu
  • Bút toán hạch toán khi xuất kho nguyên vật liệu: nợ TK 621 (theo thông tư 200), nợ TK 154 (theo thông tư 133), có TK 152 (nguyên vật liệu)
  • Chi phí lương nhân viên: nợ TK 622 (theo thông tư 200), nợ TK 154 (theo thông tư 133), có TK 334
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: nợ TK 154, nợ TK 6274, có TK 214
  • Các chi phí chung khác (như phí công cụ dụng cụ): nợ TK 6273, nợ TK 154, có TK 242
  • Giá thành nhập kho thành phẩm: nợ TK 155, có TK 154
  • Xuất kho thành phẩm: phản ánh doanh thu (nợ TK 111 và 131, có TK 5112, có TK 3331), phản ánh giá vốn (nợ TK 632, có TK 155)

Chi phí ăn uống hạch toán vào đâu năm 2024

Hóa đơn đầu vào

  • Phân biệt nội dung của hóa đơn đầu vào để hạch toán đúng đối tượng: đâu là hóa đơn công cụ dụng cụ, đâu là hóa đơn nguyên vật liệu, đâu là hóa đơn tài sản cố định?
  • Cần căn cứ vào loại hình ẩm thực mà nhà hàng kinh doanh để hạch toán nguyên vật liệu cho phù hợp
  • Hạch toán hóa đơn công cụ dụng cụ (bếp ga, tủ mát, tủ động…): nợ TK 242, nợ TK 331, có TK 111 – 112 – 331
  • Với các hóa đơn tài sản cố định có giá trị cao hơn hoặc bằng 30 triệu: nợ TK 1332, nợ TK 211, có TK 331
  • Những chi phí khác thì có thể hạch toán vào chi phí sản xuất chung: nợ TK 6277, nợ TK 154, nợ TK 133, có TK 111 – 112 – 331

Cùng với công việc hạch toán thì nhân viên kế toán còn phải thực hiện in những bảng kê chi tiết sau khi chế biến món ăn vào các hóa đơn xuất bán để có nội dung làm quyết toán thuế sau này. Ngoài ra, cần lập bảng kê đối với những thực phẩm không có hóa đơn khi mua, cân đối chi phí phù hợp, sắp xếp hóa đơn – chứng từ khoa học, lập tờ khai quyết toán thuế và báo cáo lưu chuyển tiền tệ…

Chi phí ăn uống hạch toán vào đâu năm 2024

Đại Lý Thuế Hữu Trí giới thiệu về hạch toán kế toán dịch vụ ăn uống

Như các thông tin đã trình bày ở trên, việc hạch toán kế toán dịch vụ ăn uống không hề đơn giản mà cần phải có nhân viên kế toán đã được đào tạo bài bản với khả năng chuyên môn cao trực tiếp thực hiện. Trong trường hợp bạn không có thời gian để tuyển dụng, quản lý nhân sự kế toán; cũng như muốn tiết kiệm chi phí cho vấn đề này thì hãy cân nhắc đến việc thuê dịch vụ kế toán ngoài nhé!

Đại Lý Thuế Hữu Trí là công ty cung cấp dịch vụ kế toán đáng tin cậy hàng đầu hiện nay dành cho bạn. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết, rất hân hạnh được chào đón và hỗ trợ tất cả các khách hàng.

Chi phí tiếp khách là một khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm mục đích duy trì và phát triển quan hệ với các đối tác, khách hàng, cơ quan chức năng… Tuy nhiên, không phải chi phí tiếp khách nào cũng được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh và được khấu trừ thuế. Có những điều kiện và giới hạn cần tuân thủ theo quy định của cơ quan thuế.

Trước khi đi vào cách hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa cho người lao động thì Kế Toán Thiên Ưng tham khảo 1 vài các quy định liên quan đến tiền ăn như sau:

Quy định về tiền ăn:

1. Thuế TNCN với tiền ăn ca, ăn trưa:

* Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua phiếu ăn, xuất ăn cho nhân viên thì được Miễn toàn bộ.

* Nếu doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn - mà chi tiền cho người lao động (phụ cấp vào lương) thì được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng (Theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

\=> Nếu mức chi cao hơn quy định trên thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

2. Thuế TNDN với chi phí tiền ăn ca, ăn trưa:

Theo công văn Số: 66920/CT-HTr V/v trả lời chính sách thuế của Cục thuế thành phố Hà Nội thì

Theo quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC không khống chế tiền ăn trưa trả cho người lao động.

Công ty có các khoản chi tiền ăn trưa thì để được tính vào chi phí được trừ phải đáp ứng được các điều kiện về hóa đơn chứng từ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.

Cách hạch toán tiền ăn trưa, ăn giữa ca

Tùy vào hình thức doanh nghiệp chi trả tiền ăn ca, ăn trưa cho cán bộ công nhân viên mà chúng ta sẽ có những cách hạch toán khác nhau. Cụ thể như sau:

* Trường hợp 1: Tiền ăn ca, ăn trưa được phụ cấp vào lương (Phụ cấp bằng tiền, hàng tháng tính trên bảng lương)

Chi phí ăn uống hạch toán vào đâu năm 2024

Căn cứ vào bảng tính lương: Khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca của nhân viên bộ phận nào thì cho vào chi phí tương ứng bộ phận đó:

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có các TK 111, 112,...

(Lưu ý: Theo Thông tư 133 thì: + Các TK 622, 623, 627 hạch toán vào TK 154 + Chi phí bán hàng hạch toán vào TK 6421 + Chi phí quản lý DN hạch toán vào TK 6422

* Trường hợp 2: Doanh nghiệp mua phiếu ăn, xuất ăn cho NLĐ:

Hạch toán chi phí:

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)

Có TK 111/112/331

* Trường hợp 3: Doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn (mua thực phẩm về tự chế biến)

Điều kiện:

- Về cơ sở vật chất: có dụng cụ nấu ăn: nồi, bếp...

- Về chứng từ: có hóa đơn, chứng từ theo quy định, đối với chi phí thực phẩm mua không có hóa đơn thì cần lập bảng kê 01/TNDN

Hạch toán chi phí:

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)

Có TK 111/112/331

* Trường hợp 4: có tạm ứng tiền ăn cho người đi mua thực phẩm vào đầu tháng để đi mua thức ăn, thực phẩm trong tháng thì hạch toán: