Chi phí dự phòng bao nhiêu phần trăm năm 2024

Quan trọng là chủ đầu tư; các khối lượng em tính toán tăng giảm phải bám sát theo công trình thực tế. Ngoài ra mình còn phải bám sát theo chi phí dự phòng :

Chi phí dự phòng bao nhiêu phần trăm năm 2024

– Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định; quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

– Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh. Được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí hạng Mục chung của gói thầu thi công xây dựng.

– Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian thi công xây dựng của gói thầu và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

– Mức tỷ lệ phần trăm (%) sử dụng được xác định chi phí dự phòng theo Điểm a; b Khoản này không vượt mức tỷ lệ % chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt.

Trên đây là nội dung về xác định chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này. Bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 06/2016/TT-BXD.

Chi phí dự phòng là một khái niệm khá khó và không có tính phổ biến, nếu không làm trong lĩnh vực xây dựng thì khái niệm này không có nhiều người nắm được.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Chi phí dự phòng bằng bao nhiêu %?

Chi phí dự phòng là gì?

Chi phí dự phòng là một trong những nội dung của dự toán xây dựng, chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Chi phí dự phòng bao nhiêu phần trăm năm 2024

Nội dung dự toán xây dựng

Căn cứ quy định tại Điều 8 – Thông tư số 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quy định về nội dung dự toán xây dựng như sau:

“ 1. Nội dung dự toán xây dựng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Các thành phần chi phí trong dự toán xây dựng được quy định cụ thể từ khoản 2 đến khoản 7 Điều này.

2. Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và được quy định cụ thể như sau:

  1. Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.
  1. Chi phí gián tiếp gồm:

– Chi phí chung gồm: Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng, chi phí bảo đảm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp.

– Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công.

– Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế như: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quan; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên.

[…] 3. Chi phí thiết bị của công trình, hạng mục công trình gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 68/2019/ND-CP.

4. Chi phí quản lý dự án gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Thông tu này.

5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

6. Chi phí khác trong dự toán xây dựng gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Thông tư này. Đối với dự án có nhiều công trình thì chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình không bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá sản phẩm thu hồi được); các khoản phí, lệ phí và một số chi phí khác đã tính cho dự án.

7. Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.”

Chi phí dự phòng bằng bao nhiêu %?

Căn cứ quy định tại khoản 7 – Điều 9 – Thông tư số 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quy định về phương pháp xác định dự toán xây dựng, cụ thể:

– Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

– Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình, thời gian thực hiện gói thầu, kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng (tính bằng tháng, quý, năm) phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

– Đối với dự án có nhiều công trình hoặc dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng (tổng dự toán) là tổng chi phí dự phòng của các công trình hoặc các gói thầu xây dựng và chi phí dự phòng còn lại của dự án chưa phân bổ vào từng công trình, gói thầu xây dựng thuộc dự án. Chi phí dự phòng phân bổ cho từng công trình đối với dự án có nhiều công trình hoặc các gói thầu xây dựng đối với dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xác định dựa trên tính chất công việc, độ dài thời gian thực hiện công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thực tế và các yếu tố khác. Việc quản lý chi phí dự phòng thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

Bên cạnh đó, theo Khoản 5 Điều 14 Thông tư số 09/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng:

“ 5. Chi phí dự phòng trong giá gói thầu xây dựng được xác định phù hợp với tính chất công việc, thời gian thực hiện và hình thức hợp đồng của gói thầu gồm:

  1. Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí của gói thầu trước chi phí dự phòng. Trường hợp đối với những gói thầu khối lượng các công việc được xác định cụ thể, chính xác thì chủ đầu tư quyết định tỷ lệ dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh và không vượt quá 5%.
  1. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian thực hiện của gói thầu và chỉ số giá xây dựng phù hợp với tính chất, loại công việc của gói thầu xây dựng, có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
  1. Tùy từng gói thầu xây dựng, mức chi phí dự phòng trong giá gói thầu không được vượt mức chi phí dự phòng trong sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu đã được phê duyệt.
  1. Phương pháp xác định chi phí dự phòng cho gói thầu xây dựng được thực hiện tương tự như đối với chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng.”

Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể chi phí dự phòng bằng bao nhiêu %, tuy nhiên có hướng dẫn về phương pháp xác định nên Quý vị cần chú ý để đảm bảo khi xác định trong dự toán của mình.

Như vậy, Chi phí dự phòng bằng bao nhiêu %? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số nội dung liên quan đến vấn đề Chi phí dự phòng.

Chi phí dự phòng không quá bao nhiêu phần trăm?

Sau đó căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, thậm chí từng công trình cụ thể để có công thức cụ thể để đảm bảo độ chính xác cao. Thứ hai, dẫu áp dụng công thức nào thì phần trăm chi phí dự phòng không nên vượt quá 5%.

Chi phí dự phòng trong xây dựng là gì?

Trong ngành xây dựng, chi phí dự phòng là một khoản tiền mà các doanh nghiệp xây dựng thường đưa ra để dự phòng cho các tình huống không mong muốn hoặc không dự kiến có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án xây dựng, được tính sẵn vào dự toán chi phí của công trình.

Chi phí dự phòng rủi ro là gì?

6. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

Chi phí dự phòng do khối lượng phát sinh được tính trong tổng mức đầu tư như thế nào?

Chi phí dự phòng trong giá gói thầu xây dựng được xác định theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 09/2019/TT-BXD, cụ thể như sau: - Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí của gói thầu trước chi phí dự phòng.