Chi phí nhân công là chi phí gì năm 2024

Chi phí nhân công là một trong những phí chính khi lậy dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Bài viết này dự toán Eta sẽ cùng quý vị tìm hiểu về chi phí này nhé. Khái niệm về chi phí nhân công trong dự toán, các cách tính chi phí nhân công.

Chi phí nhân công trong dự toán là gì

Khái niệm : Đơn giá ngày công của nhân công xây dựng là đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng; lái xe, thợ vận hành máy và thiết bị thi công, kỹ sư khảo sát; thuyền trưởng, thuyền phó, thợ điều khiển tàu sông, tàu biển, thủy thủ, thợ máy, kỹ thuật viên; nghệ nhân, thợ lặn làm việc trong điều kiện bình thường.

Qua khái niệm ta có thể thấy nhân công được chia làm các loại chính :

  • Nhân công trực tiếp sản xuất xây dụng
  • Lái xe, thợ điều khiển, vận hành máy
  • Kỹ sư khảo sát
  • Thuyền trường, thuyền phó, thợ máy điều khiển tàu biển, tàu sông.
  • Nghệ nhân
  • Thợ lặn

Các nhóm nhân công này đều được quy định cách tính, hệ số thông qua các thông tư, nghị định. Tùy từng thời điểm lập dự toán mà các bạn lựa chọn phương pháp tính phù hợp. Cụ thể những thông tư, nghị định hướng dẫn tính giá nhân công gần nhất :

  • Thông tư 01/2015/TT-BXD ngày 20 tháng 03 năm 2015.
  • Thông tư 05/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016.
  • Thông tư 15/2019/TT-BXD ngày 16 tháng 12 năm 2019.

Cụ thể từng thông tư sẽ hướng dẫn các cách tính khác nhau, hệ số nhân công khác nhau. Kèm theo đó các tỉnh/ thành phố sẽ tiến hành ban hành hướng dẫn, cũng như bảng giá nhân công tại địa phương mình theo tinh thần các thông tư của Bộ Xây dựng. Để nắm rõ hơn, ta sẽ tìm hiểu về thông tư mới nhất hiện tại về nhân công là thông tư 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 có hiệu lực từ ngày 15/2/2020.

Một số điểm của Thông tư 15/2019/TT-BXD

– Thông tư này gồm 7 Điều và 13 Phụ lục hướng dẫn chi tiết cách xác định đơn giá nhân công xây dựng. Riêng Phân nhân công trực tiếp sản xuất được xây dựng theo 11 nhóm chi tiết; nhân công tư vấn xây dựng theo 04 nhóm.

– Bộ xây dựng cũng ban hành khung đơn giá nhân công xây dựng theo 04 vùng; do đó các địa phương căn cứ khung này để khảo sát công bố giá nhân công xây dựng cho địa phương mình phục vụ xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Các nhóm nhân công được phân chia theo Thông tư 15/2019/TT-BXD

Chi phí nhân công là chi phí gì năm 2024

Chi phí nhân công là chi phí gì năm 2024

Chi phí nhân công là chi phí gì năm 2024

Chi phí nhân công là chi phí gì năm 2024

Chi phí nhân công là chi phí gì năm 2024

Giá các nhóm, bậc nhân công sẽ dựa vào nhân công trung bình của nhóm đó; mức giá này được các Xây dựng các tỉnh thành dựa theo hệ số. Cụ thể bảng hệ số như sau :

Về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp dựa vào đâu?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2019/TT-BLĐTBXH về các căn cứ xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công có nêu:

Căn cứ xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công
1. Chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định căn cứ vào định mức lao động (thuộc định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân công, định mức chi phí) do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, tiền lương và chi phí khác của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, lao động quản lý doanh nghiệp tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.
2. Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ xác định trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp lương của lao động thực hiện sản phẩm, dịch vụ công nhân với mức lương cơ sở do Chính phủ quy định và hệ số điều chỉnh tăng thêm theo từng vùng.
3. Tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp (gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban kiểm soát; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc; Kế toán trưởng) được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty.
4. Chi phí khác tính trong chi phí tiền lương, chi phí nhân công gồm: chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động được xác định theo quy định của pháp luật; chi phí ăn ca và chế độ khác của từng loại lao động (nếu có) theo quy định pháp luật.

Theo đó thì tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty.

Lao động quản lý doanh nghiệp ở đây bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban kiểm soát; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc; Kế toán trưởng.

Chi phí nhân công là chi phí gì năm 2024

Chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công (Hình từ Internet)

Xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo công thức thế nào?

Xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo công thức được quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2019/TT-BLĐTBXH, là:

Chi phí nhân công là chi phí gì năm 2024

Trong đó:

(1) Vql: là tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công. Đối với sản phẩm, dịch vụ công đang trích lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp được tính trong chi phí chung.

(2) m: số vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.

(3) Tqij: là tổng số ngày công định mức lao động của vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp thứ j do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.

(4) TLcbj: là mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty, tính theo tháng của vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp thứ j do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không vượt quá mức lương cơ bản quy định tại Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Mức lương cơ bản của lao động quản lý doanh nghiệp để xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được quy định thế nào?

Về mức lương cơ bản của lao động quản lý doanh nghiệp để xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được quy định Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

Chi phí nhân công là chi phí gì năm 2024

Ghi chú:

- Mức lương theo hạng tổng công ty và tương đương áp dụng đối với những sản phẩm, dịch vụ công đòi hỏi đơn vị thực hiện phải có quy mô lớn tương đương hạng tổng công ty.

Chi phí nguyên vật liệu chi phí nhân công là chi phí gì?

Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh. Chi phí nhân công: bao gồm các khoản tiền lương, thưởng, khoản trích lương tính vào chi phí trong kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất.

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm những gì?

Chi phí lao động trực tiếp hay Chi phí nhân công trực tiếp là một phần của hóa đơn tiền lương hay bảng lương là chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, một yêu cầu làm một việc cụ thể hoặc cung cấp một dịch vụ nào đó.

Chi phí nhân công là bao nhiêu phần trăm?

Nhìn chung, chi phí nhân công chiếm khoảng 20 – 30% tổng kinh phí xây dựng cho toàn công trình. Tùy theo từng giải pháp thi công và dòng vật liệu xây thô được ứng dụng mà có thể tính toán được tỷ lệ phần trăm chi phí cụ thể. Tuy nhiên, chi phí nhân công ngoài thực tế sẽ thường cao hơn.

Tiền lương công nhân sản xuất là chi phí gì?

Chi phí lao động sản xuất: Bao gồm các chi phí liên quan đến tiền lương và các lợi ích cho nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất. Công thức là: Chi phí lao động sản xuất = (Số giờ lao động cần thiết) x (Mức lương trung bình của lao động sản xuất)