Chi phí vào trang trai hạch toán vào đâu năm 2024

là một hệ thống quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các quá trình kinh tế để quản lý các quá trình này chặt chẽ hơn.

  • Quan sát: Được tiến hành đầu tiên nhằm ghi nhận lại đối tượng cần thu thập.
  • Đo lường: Được tiến hành thứ hai để lượng hóa các đối tượng bằng các đơn vị đo lường thích hợp.
  • Tính toán: Được tiến hành thứ ba thông qua các phép tính và phương pháp phân tích tổng hợp để xác định mức độ thực hiện và hiệu quả của mỗi quá trình kinh tế.
  • Ghi chép: Được tiến hành cuối cùng nhằm ghi nhận và xử lý kết quả của các quá trình kinh tế để có cơ sở đưa ra các quyết định phù hợp.

2. Hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp thế nào?

Chi phí vào trang trai hạch toán vào đâu năm 2024
Hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp thế nào?

2.1 Các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp

Chi phí vào trang trai hạch toán vào đâu năm 2024
Các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp

Trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập, sẽ ghi nhận các chi phí thành lập công ty cho các hoạt động sau:

Bảng thông kê các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp

NỘI DUNG CHI PHÍ Lệ phí đăng ký thành lập công ty (1) 100.000 VND/lần Phí công bố thông tin khi thành lập (2) 100.000 VND Phí khắc dấu (3) 160.000 – 1.000.000 VND

chi phí sẽ khác nhau, tùy thuộc vào các loại con dấu.

Chi phí làm biển hiệu công ty (4) 200.000 – 1.500.000 VND/SP

(tùy thuộc vào các loại)

Chi phí mua chữ ký số (Token) (5) 1.800.000 – 3.100.000 VND

(Tùy thuộc vào thời hạn sử dụng từ 01 – 03 năm)

Lệ phí công bố mẫu dấu (6) Doanh nghiệp được miễn phí khi công bố mẫu con dấu qua mạng điện tử Lệ phí môn bài (7) Lệ phí môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ/doanh thu Phí mở tài khoản ngân hàng (8) 1.000.000 VND chi phí ký quỹ ngân hàng Phí phát hành hóa đơn điện tử (9) 950.000 – 3.000.000 VND Chí phí khác (10) Tùy vào ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sẽ có thêm những loại chi phí khác TỔNG CHI PHÍ Khoảng từ 8.500.000 – 14.000.000 VND

Tùy thuộc vào thời hạn sử dụng chữ ký số và mức vốn điều lệ/doanh thu của doanh nghiệp mà mức tổng chi phí sẽ khác nhau

Xem thêm: bao gồm những gì?

2.2 Quy định hạch toán chi phí thành lập công ty

Chi phí vào trang trai hạch toán vào đâu năm 2024
Quy định hạch toán chi phí thành lập công ty

2.2.1 Quy định về hạch toán chi phí cho doanh nghiệp mới thành

Quy định về hạch toán chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được nêu rõ ở Chương II, Điều 3, Khoản 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC. Cụ thể:

3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

2.2.2 Quy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Khấu trừ thuế GTGT đầu vào là số thuế được khấu trừ trên số hàng hóa doanh nghiệp phải chịu thuế khi mua vào. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào = giá mua chưa thuế x % thuế suất GTGT. Doanh nghiệp được hạch toán số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào cho các khoản chi này được chiếu theo nội dung tại Điều 14, Khoản 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể:

b) Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.

Như vậy, trường hợp các thành viên ủy quyền cho cá nhân chi hộ một số khoản tiền liên quan đến hoạt động thành lập công ty, mua sắm hàng hóa, thì công ty được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

3 Hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp vào đâu?

Chi phí vào trang trai hạch toán vào đâu năm 2024
Hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp thế nào?

Tại Khoản 3, Điều 3, Thông tư 45/2013/TT-BTC, chi phí thành lập doanh nghiệp không phải là tài sản cố định vô hình.

Như vậy, Các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp, bào gồm cả chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo hay chi phí phát sinh sẽ được hạch toán như sau:

  • Nợ TK 242, 142
  • Nơ: TK 133
  • Có: TK 111, 112

Định kỳ

  • Nợ: TK 642
  • Nợ: TK 242, 142

4. Hoạch toán chi phí trước thành lập doanh nghiệp

Chi phí vào trang trai hạch toán vào đâu năm 2024
Hạch toán chi phí trước thành lập doanh nghiệp

Các chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Chi phí thuê văn phòng hoạt động kinh doanh.
  • Chi phí mua sắm trang thiết bị và máy móc cần thiết như máy tính, máy in, và các thiết bị khác.
  • Chi phí quảng cáo và tiếp thị kinh doanh.
  • Lệ phí đăng ký và nộp hồ sơ thành lập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Chi phí liên quan đến việc thuê và đào tạo nhân viên cho công ty.
  • Chi phí phát sinh trước khi hoạt động khác

Chiếu nội dung tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cổ định như sau:

Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.”

Tài khoản 242 – Chi phí trả trước

Theo như quy định trên, trong thời hạn 03 năm thì chi phí trước thành lập doanh nghiệp được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp thanh toán các dịch vụ trước khi thành lập và không có văn bản ủy quyền rõ ràng hoặc không có đầy đủ hóa đơn chứng từ liên quan đến chi phí thì sẽ không được tính vào chi phí có thể khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

5. Các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định mới nhất

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) như sau:

  • Sản phẩm nông nghiệp, thủy sản trước khi chế biến.
  • Giống vật nuôi và cây trồng.
  • Dịch vụ nông nghiệp và thu hoạch.
  • Muối sản xuất từ nước biển hoặc muối tự nhiên.
  • Nhà ở do nhà nước bán cho người đang thuê.
  • Vận chuyển hành khách công cộng.
  • Hàng hóa trong nước chưa sản xuất.
  • Vũ khí và khí tài chuyên dùng.
  • Hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu.
  • Chuyển giao công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ.
  • Vàng nhập khẩu chưa chế tác.
  • Sản phẩm xuất khẩu tài nguyên và khoáng sản.
  • Sản phẩm nhân tạo thay thế cho bộ phận cơ thể.
  • Hàng hóa và dịch vụ của hộ cá nhân kinh doanh nhỏ.
  • Các loại hàng hóa được quy định cụ thể.
  • Phân bón và máy móc nông nghiệp.
  • Chuyển quyền sử dụng đất.
  • Bảo hiểm và dịch vụ y tế.
  • Dịch vụ bưu chính và viễn thông công ích.
  • Duy trì công viên, vườn thú, cây xanh, và dịch vụ tang lễ.
  • Sửa chữa công trình văn hóa và xây dựng cho đối tượng xã hội.
  • Giáo dục và đào tạo.
  • Phát sóng truyền hình và xuất bản sách.

6. Dịch vụ thành lập công ty trọng gói AZTAX

AZTAX là đơn vị chuyên cung cấp uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong mọi bước của quá trình thành lập công ty, từ lập kế hoạch, thủ tục pháp lý, cho đến hoàn thiện tài chính và tiến tới hoạt động kinh doanh.

Với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, AZTAX sẽ giúp bạn tối ưu hóa thời gian và nguồn lực cũng như đảm bảo rằng mọi yêu cầu về pháp lý và thuế được tuân thủ một cách chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi hiểu rằng việc thành lập công ty có thể đầy rắc rối, nhưng với AZTAX, quá trình này sẽ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn bao giờ hết.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy để hỗ trợ việc thành lập công ty tại Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi. AZTAX sẽ giúp bạn biến giấc mơ kinh doanh của bạn thành hiện thực một cách dễ dàng và hiệu quả.

7. Câu hỏi thường gặp

Sau khi phân tích một số quy định, dưới đây là một số câu hỏi phổ biến về hạch toán chi phí cho doanh nghiệp mới thành lập.

Chi phí vào trang trai hạch toán vào đâu năm 2024
Câu hỏi thường gặp về hạch toán chi phí thành lâp doanh nghiệp

7.1 Công ty mới thành lập hạch toán như thế nào?

Nội dung tại Chương II, Điều 3, Khoản 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về cách hạch toán chi phí cho doanh nghiệp mới thành lập như sau:

  • Chi phí thành lập doanh nghiệp
  • Chi phí đào tạo nhân viên
  • Chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp
  • Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu
  • Chi phí chuyển dịch địa điểm
  • Chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh

Các khoản phí này không được xem là tài sản cố định vô hình và sẽ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong vòng 03 năm.

Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu được thực hiện theo Điều 14, Khoản 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể:

Doanh nghiệp uỷ quyền cho cá nhân/tổ chức chi hộ các khoản liên quan tới hoạt động thành lập doanh nghiệp thì sẽ được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên được ủy quyền. Đồng thời, doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng cho người được uỷ quyền với các hoá đơn có trị giá từ 20.000.000 đồng trở lên.

7.2 Chi phí thành lập doanh nghiệp là tài khoản nào?

Theo như nội dung đã phân tích ở phần trên thì tài khoản để khai báo chi phí thành lập doanh nghiệp là tài khoản 642.

Hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp là nội dung chính được AZTAX tổng hợp và phân tích trong bài viết trên. Liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan tới thành lập doanh nghiệp.