Gói thầu mua sắm hàng hóa có cần giám sát năm 2024

Dự án luật Đấu thầu (sửa đổi) đã được xem xét, cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua. Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu trên các diễn đàn Quốc hội, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về hình thức mua sắm trực tiếp theo hướng tiếp tục duy trì hình thức này để đáp ứng yêu cầu mua sắm kịp thời, hiệu quả, đồng thời hạn chế, khắc phục các tiêu cực khi áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp.

HỘI NGHỊ ĐBQH CHUYÊN TRÁCH CHO Ý KIẾN VỀ BÁO CÁO THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT ĐẤU THẦU (SỬA ĐỔI)

Dự án luật Đấu thầu (sửa đổi) đã được xem xét, cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua. Trước đó, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra, Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Theo đó, có ý kiến đề nghị làm rõ về chỉ định thầu thuộc lĩnh vực quốc phòng, đồng thời phải làm rõ đối với việc bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bí mật an ninh để làm cơ sở cho việc áp dụng chỉ định thầu. Đại diện cơ quan thẩm tra cho biết, việc xác định gói thầu có mục tiêu bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bí mật an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh sửa, quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 dự thảo Luật chỉnh lý thành “gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước” thay cho “Dự án, gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia” tại dự thảo Luật trình Quốc hội.

Gói thầu mua sắm hàng hóa có cần giám sát năm 2024

Toàn cảnh hội nghị

Về chào hàng cạnh tranh (Điều 24), có ý kiến đề nghị làm rõ một số khái niệm “thông dụng, đơn giản”, “thông dụng, sẵn có trên thị trường”, “gói thầu xây lắp công trình đơn giản”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về điều kiện áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh như nêu trên đã được áp dụng ổn định từ Luật Đấu thầu năm 2013. Khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, người có thẩm quyền sẽ căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu để quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị được giữ như quy định của dự thảo Luật.

Về mua sắm trực tiếp (Điều 25), có ý kiến đề nghị bỏ quy định về mua sắm trực tiếp, vì bản chất của việc mua sắm trực tiếp cũng tương tự chỉ định thầu. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị giữ nguyên như quy định tại Luật Đấu thầu năm 2013 để tạo sự chủ động, kịp thời trong việc mua sắm, bổ sung hàng hóa, đặc biệt là mua thuốc, vật tư y tế, đồng thời tăng cường chế tài xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp cố tình áp đơn giá cao hơn trong mua sắm. Có ý kiến đề nghị cân nhắc giữ quy định áp dụng mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa như luật hiện hành.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về mua sắm trực tiếp đã được áp dụng ổn định trong thời gian qua nhưng trong thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng cố tình áp giá cao, gây thất thoát, lãng phí. Tình trạng này chủ yếu xuất phát từ quá trình thực thi Luật.

Gói thầu mua sắm hàng hóa có cần giám sát năm 2024

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn báo cáo

Do đó, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về hình thức mua sắm trực tiếp theo hướng tiếp tục duy trì hình thức này để đáp ứng yêu cầu mua sắm kịp thời, hiệu quả, đồng thời hạn chế, khắc phục các tiêu cực khi áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp theo hướng quy định: đơn giá áp dụng mua sắm trực tiếp không vượt đơn giá đã ký hợp đồng trước đó; chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với một loại hàng hóa đã trúng thầu trước đó; thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng…

Ngoài ra, dự thảo Luật đã bổ sung quy định cho phép mua bổ sung hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng mà không phải tổ chức đấu thầu (tùy chọn mua thêm). Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, quy định áp dụng mua sắm trực tiếp đối với mua sắm cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác; gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó đã được chỉnh lý tại điểm b khoản 2 Điều 25 như quy định của luật hiện hành.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định áp dụng mua sắm trực tiếp đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn; đề nghị quy định rõ cách xác định nhà thầu khác được mời đàm phán trong trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói để thuận lợi cho quá trình áp dụng Luật.

Gói thầu mua sắm hàng hóa có cần giám sát năm 2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, mua sắm trực tiếp chỉ áp dụng cho gói thầu mua sắm hàng hóa để mua bổ sung hàng hóa đã trúng thầu trước đó (là hàng hóa đã xác định cụ thể nhãn hiệu, kiểu loại, xuất xứ, thông số kỹ thuật, điều kiện giao hàng, bảo hành, bảo trì…). Do đó, việc áp dụng mua sắm trực tiếp đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn là không phù hợp do kết quả, chất lượng thực hiện dịch vụ tư vấn, phi tư vấn là không đồng nhất ở các gói thầu khác nhau.

Đối với trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu thì chủ đầu tư được phép mời nhà thầu khác để thương thảo hợp đồng. Việc xác định “nhà thầu khác” thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. Tuy nhiên, nhà thầu này phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, giá cả nêu trong hồ sơ mời thầu của gói thầu trước đó.

Cùng với đó, có ý kiến đề nghị chỉnh sửa quy định về thời hạn áp dụng mua sắm trực tiếp thành: “thời hạn kể từ khi ký hợp đồng gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng” cho phù hợp, đặc biệt là việc mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Có ý kiến đề nghị kéo dài thời gian áp dụng mua sắm trực tiếp để giảm bớt thủ tục đấu thầu.

Đại diện cơ quan thẩm tra cho biết, dự thảo Luật đã có quy định cho phép các chủ đầu tư được dự trù số lượng hàng hóa, dịch vụ cho thời gian dài (2-3 năm) và tổ chức đấu thầu cho 2-3 năm mà không nhất thiết phải tổ chức đấu thầu theo từng năm như hiện nay, kể cả đối với mua sắm thường xuyên. Dự thảo Luật đã có quy định về tùy chọn mua thêm để chủ đầu tư có thể mua bổ sung thêm hàng hóa, dịch vụ với điều kiện trong hồ sơ mời thầu phải quy định rõ về số lượng mua thêm để nhà thầu lường trước khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ và chào giá phù hợp.

Gói thầu mua sắm hàng hóa có cần giám sát năm 2024

Các đại biểu tại Hội nghị

Khi thực hiện hợp đồng, trường hợp có nhu cầu mua bổ sung thì chủ đầu tư được mua thêm bằng cách ký văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng mà không phải tổ chức đấu thầu. Dự thảo Luật đã có quy định đối với mặt hàng đặc thù như thuốc, vật tư tiêu hao, nếu chưa xác định chính xác số lượng thì áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định mà không bắt buộc phải áp dụng hợp đồng trọn gói. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định về thời hạn áp dụng mua sắm trực tiếp (12 tháng) như Luật Đấu thầu năm 2013.

Về tự thực hiện (Điều 26), có ý kiến góp ý về quy định chuyển nhượng cho nhà thầu khác và bỏ khái niệm “tổ chức quản lý gói thầu”. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, tại khoản 3 điều này tại dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng bổ sung cụm từ “chuyển nhượng cho nhà thầu khác”: “3.Tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này không được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác khối lượng công việc có giá trị từ 10% trở lên hoặc trên 50 tỷ đồng tính trên giá trị công việc quy định tại thỏa thuận giao việc”. Đồng thời bỏ khái niệm “tổ chức quản lý gói thầu”.