Chỉ số đánh giá nhiễm khuẩn đất năm 2024

Bệnh Whitmore hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

BỆNH WHITMORE LÀ GÌ?

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 20 trường hợp mắc bệnh whitmore, trong đó riêng tháng 8 có 12 trường hợp, trong đó đã có 4 ca tử vong.

Vậy bệnh whitmore là gì? Và cách phòng tránh cũng như những biểu hiện mặc bệnh ra sao?

Bệnh melioidosis còn được gọi là bệnh whitmore, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei gây ra. Căn bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911.

Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong bùn đất và nước, lây truyền cho người và động vật chủ yếu qua vùng da tổn thương do tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Hiện ghi nhận rất hiếm các trường hợp lây bệnh từ người qua người hay từ động vật qua người.

Bệnh lưu hành chủ yếu tại vùng nhiệt đới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á, phổ biến nhất là Thái Lan, Malaysia, Singapore và bắc Australia.

Tại vùng đông bắc Thái Lan, nghiên cứu năm 2009 do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) phối hợp thực hiện cho thấy, tỉ lệ mắc whitmore trong dân số là 14,9/100.000 người, trong đó nam giới chiếm 60%.

Thời gian ủ bệnh whitmore từ 1-21 ngày, trung bình 9 ngày nhưng cũng có trường hợp chỉ vài giờ. Trong giai đoạn này thường không có triệu chứng.

Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa ẩm. Vi khuẩn có thể sống nhiều năm trong đất và nước bị ô nhiễm.

Loại vi khuẩn này cũng được coi là mối nguy tiềm tàng dẫn tới chiến tranh sinh học hay khủng bố sinh học. Đến nay, B. pseudomallei là một trong những vi khuẩn có bộ gene di truyền phức tạp nhất.

Người khoẻ mạnh cũng có thể mắc whitmore nhưng những trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu như người nhiễm HIV, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh gan, thalassemia, tiểu đường, bệnh thận... sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

DẤU HIỆU BỆNH WHITMORE

Theo CDC Hoa Kỳ, sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thường sau 2-4 tuần, các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết...

- Nhiễm trùng cục bộ: Bệnh nhân sẽ đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét, áp xe tại vị trí nhiễm trùng

- Nhiễm trùng phổi: Sốt cao, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn

- Nhiễm trùng máu: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng.

- Nhiễm trùng lan toả: Sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, co giật hoặc có các cơn động kinh.

Để chẩn đoán bệnh whitmore, bác sĩ phải thực hiện phân lập vi khuẩn từ máu, đờm, nước tiểu, dịch áp xe của bệnh nhân. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm kháng thể trong máu để chẩn đoán bệnh nhưng độ tin cậy thấp hơn so với cấy vi khuẩn.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH WHITMORE

Tuỳ từng loại nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc thích hợp để điều trị whitmore. Thông thường, điều trị chia làm 2 đợt: Đợt 1, tấn công bằng kháng sinh liều cao (thường truyền tĩnh mạch) trong 10-14 ngày. Đợt 2, dùng kháng sinh đường uống duy trì trong 3-6 tháng kế tiếp.

2 loại kháng sinh truyền tĩnh mạch điều trị whitmore phổ biến nhất là Ceftazidime, dùng mỗi 6-8 giờ hoặc Meropenem dùng mỗi 8 giờ. Các loại kháng sinh đường uống bao gồm: Trimethoprim-sulfamethoxazole hoặc Amoxicillin / axit clavulanic (co-amoxiclav) được thực hiện mỗi 8 giờ. Với những bệnh nhân nặng, bác sĩ có thể kết hợp cùng lúc nhiều loại thuốc.

Với những bệnh nhân áp xe phổi, nếu sau 6 tháng, bệnh nhân vẫn còn khối áp xe, khi đó bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật cắt bỏ.

Nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị, nguy cơ tái phát vẫn có thể xảy ra, khi đó tiên lượng điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.

Khi nhiễm whitmore, nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ diễn tiến nặng dẫn tới nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng rồi tử vong. Tỉ lệ tử vong chung khi nhiễm whitmore là 40%.

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh whitmore, nên phòng bệnh cần được trú trọng. Do vi khuẩn thường có trong bùn đất, nước nên người dân, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước ô nhiễm. Nông dân khi làm đồng nên đeo ủng, găng tay./.

Đó là trường hợp của anh C.H.Đ. (45 tuổi, quê Bình Dương). Theo bệnh sử, trước đó anh D. vào bệnh viện gần nhà mổ nội soi lấy sỏi niệu quản thất bại, nên được đặt ống dẫn nước tiểu để chờ phẫu thuật lần tiếp theo.

Sau đó, anh tiếp tục được nội soi để tán sỏi, nhưng vẫn không thành công và phải thay ống thông niệu quản khác. Trở về nhà, anh bị sốt cao, rét run cầm cập nên gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện ở TPHCM.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Phúc Liên, khoa Tiết niệu cho biết, người đàn ông nhập viện với biểu hiện mệt mỏi, tức ngực, tiểu rắt và buốt. Căn cứ vào các triệu chứng và việc bệnh nhân từng đặt ống thông tiểu để tán sỏi thận trước, bác sĩ nghĩ nhiều đến khả năng nhiễm trùng máu, do nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu.

Để cứu chữa, bác sĩ khoa Tiết niệu phối hợp với khoa Cấp cứu khẩn trương cho người bệnh truyền kháng sinh liều cao, phổ rộng kèm truyền dịch. Ngoài ra, người bệnh được chỉ định cấy nước tiểu, cấy máu trong lúc sốt để xác định mức độ và nguyên nhân nhiễm trùng.

Kết quả xét nghiệm máu cho thấy ,số lượng bạch cầu tăng gấp 2-6 lần bình thường, riêng chỉ số CRP (đánh giá tình trạng viêm, nhiễm trùng) cũng tăng rất cao, cho thấy vi khuẩn đã tấn công vào máu người bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn phát hiện anh Đ. bị đái tháo đường type 2.

Kết quả cấy nước tiểu phát hiện, tác nhân gây bệnh cho anh Đ. là Burkholderia cepacia, một loại vi khuẩn hiếm gặp làm nhiễm khuẩn tiết niệu, đề kháng rất nhiều loại kháng sinh.

Chỉ số đánh giá nhiễm khuẩn đất năm 2024

Vi khuẩn Burkholderia cepacia (Ảnh: BV).

Sau 12 ngày điều trị, truyền kháng sinh phổ rộng, liều cao gấp đôi, bệnh nhân hết sốt, hết rét run, ăn uống bình thường, vận động nhẹ. Lúc này, tình trạng nhiễm trùng giảm mạnh, số lượng bạch cầu trong máu và chỉ số CRP của bệnh nhân về mức bình thường.

Bệnh nhân đã được tán sỏi ngược dòng bằng ống soi mềm và xuất viện sau phẫu thuật 2 ngày.

Bác sĩ Liên cho biết, Burkholderia cepacia được tìm thấy trong nước, đất, bùn lầy. Vi khuẩn này xâm nhập cơ thể người thông qua đường hô hấp, đường ăn uống và qua vết thương hở, vết trầy xước trên da khi tiếp xúc với nguồn nước, đất ô nhiễm.

Burkholderia cepacia là vi khuẩn cơ hội. Khi hệ miễn dịch suy giảm, chúng có thể sinh sôi, ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, những người có đường huyết cao như bệnh nhân tiểu đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh.

Ở trường hợp bệnh nhân Đ., nếu không kịp thời điều trị đúng cách, chức năng phổi của người bệnh sẽ suy giảm nhanh chỉ trong vài ngày, gây nhiễm khuẩn máu, sốc nhiễm khuẩn và đe dọa tính mạng.

Để phòng tránh vi khuẩn trên xâm nhập cơ thể, bác sĩ khuyên người dân nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay dung dịch vệ sinh chứa cồn, nhất là trước khi chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với các vũng nước đọng, bùn lầy, đi vệ sinh...

Nhiễm khuẩn đường ruột kéo dài bao lâu?

Thường thì, nhiễm trùng đường ruột sẽ tự khỏi sau khoảng thời gian 2 - 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh có thể kéo dài từ 10 ngày đến vài tuần.

Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn xảy ra sau nhập viện bao lâu?

Do vậy, khái niệm về NKBV: Nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế (NKBV) là nhiễm khuẩn bắt đầu xày ra sau khi người bệnh nhập viện sau 48h (02 ngày) mà trước đó người bệnh không có biểu hiện nhiễm khuẩn hay bất kỳ dấu hiệu nào đang trong thời kỳ ủ bệnh (ngày nhập viện=ngày 1).

Nhiễm trùng và nhiễm khuẩn khác nhau như thế nào?

Nhiễm trùng là gì? Định nghĩa nhiễm khuẩn (còn gọi là nhiễm trùng) là sự tăng sinh của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng... đối với cơ thể, dẫn tới các phản ứng tế bào, tổ chức hoặc phản ứng toàn thân. Thông thường, biểu hiện trên lâm sàng là một hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

Whitmore là bệnh gì?

Bệnh melioidosis hay còn được gọi là bệnh Whitmore, đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nước và đất bị ô nhiễm.