Chỉ số tcr của đá là gì năm 2024

Trong công tác nghiệm thu, về vấn đề đá đó là phong hóa cấp mấy, nặng hay nhẹ tôi khẳng định với bạn là không có văn bản nào hướng dẫn về việc phân loại đá phong hóa nặng hay nhẹ bằng mắt thường. Ở đây, tư vấn đang đưa bạn vào thế bí rồi! Vì họ bảo phong hóa nhẹ để nó khó đào nên được nhiều tiền hơn, còn họ bảo phong hóa nặng ( mềm hơn) để bạn được ít tiền hơn. Vậy, nếu bạn không có kết quả khảo sát địa chất hoặc thí nghiệm đá để cãi nhau thì có cách rất hay, nhanh và đảm bảo hiệu quả 100%. Đó là, bạn tính chênh lệch tiền giữa 2 phương án nặng và nhẹ rồi bảo anh tư vấn CamPuChia là xong thôi!

67% found this document useful (3 votes)

2K views

68 pages

Tổng-quan6-2017-về-chỉ-tiêu-cơ-lý-các-dấu-hiệu-nhận-biết-sua

Original Title

Tổng-quan6-2017-về-chỉ-tiêu-cơ-lý-các-dấu-hiệu-nhận-biết-sua

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

67% found this document useful (3 votes)

2K views68 pages

Tổng quan6 2017 về chỉ tiêu cơ lý các dấu hiệu nhận biết sua

Jump to Page

You are on page 1of 68

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Chỉ số tcr của đá là gì năm 2024

Dù vậy, trong cái được gọi là đơn giản của chỉ số RQD, có một số vấn đề khi thực tế xác định chỉ số mà có thể dẫn tới sai lệch RQD.

Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả RQD:

1. Đường kính nõn khoan. Lúc khởi đầu, Deer dùng loại nõn khoan có đường kính 55,7mm (cỡ NX - tên cỡ này do mấy ông tây nghĩ ra, Wasabi cũng chả hiểu tại sao lại thế, cũng chả quan trọng lắm, phỏng ạ? Mời tham khảo bảng 1 - tên cỡ nõn khoan và đường kính nõn). Cỡ nõn khoan để xác định RQD có thể từ BQ đến PQ, thích hợp nhất là khoảng kích thước từ NX đến PQ. Thực ra ảnh hưởng của đường kính nõn khoan tới RQD không đáng kể. Đường kính nõn khoan chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng lấy nõn. Khi kỹ thuật khoan cao, thì ảnh hưởng của kích nước nõn khoan tới RQD sẽ giảm đi. Điều đáng sợ nhất là kỹ thuật khoan kém, quá trình khoan làm đá vỡ vụ hết, không thể xác định được RQD, đôi khi khoan tệ còn phá tan mẫu đưa mùn theo dung dịch, mất luôn cả nõn khoan, đó mới là điều đáng ngại. Bảng 1 đường kính nõn khoan (mm) theo các cỡ

Thực tế để được nõn khoan như vậy, đường kính hố khoan phải to hơn, to như thế nào thì Wasabi cũng chả biết đâu , mời gúc, chỉ biết nó sẽ phụ thuộc vào loại mũi khoan.

2. Cách đo: không đo tùy tiện, cần thực hiện đúng quy cách - Theo từng mẩu nõn khoan, chiều dài được đo đúng theo tim nõn khoan: từ đầu mẩu đến đít mẩu. - Khi mẫu bị vỡ do quá trình khoan, mặt vỡ không tính là khe nứt, cần xếp các mẩu vỡ lại cho đến hết mặt gián đoạn (khe nứt). Việc phân biệt mặt vỡ và mặt khe nứt với đa số đá thông thường không khó, nhận diện thế nào khỏi cần diễn đạt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đá có tính phân phiến hay phân thớ thì sẽ không dễ chút nào. Lúc này cần cái đầu tỉnh táo của một nhà địa chất thực thụ. Còn khi khó phân biệt đến mức cái đầu địa chất cũng chịu thì hãy coi chỗ đứt đó là mặt khe nứt cho an toàn, lại khỏe đầu, hehe. Một số đá khác thì do một số lý do như ngấm nước - vỡ, tan rã, trương nở - vỡ, khi khoan lên tự vỡ do giải phóng ứng suất làm cho RQD bằng không... tất nhiên cũng chả nên lăn tăn gì mà ghi RQD=0. Tuy nhiên, cần ghi lại các đặc điểm đó như một lưu ý cho các kỹ sư thiết kế. - Với các mẩu đá nõn khoan có chiều dài hơn 10cm, dù cầm lên là một mẩu đá nhưng nếu xét thấy có dấu hiệu của mặt không liên tục kiểu như có khe nứt nhưng chưa đứt rời hay đá bị phong hóa mạnh thì cũng không xét để tính RQD. Đó cũng là kiến nghị của Bieniawski (1974). Wasabi theo phương án này, càng an toàn.

3. Chiều dài hiệp khoan: hiệp khoan càng ngắn, RQD càng thấp, tất nhiên. Deer kiến nghị lấy chiều dài hiệp khoan thực tế không lớn hơn 1,5m. Lưu ý khi mô tả cũng cần ghi lại cả chiều dài hiệp khoan. Khi gặp đới đá yếu hay khu vực đới phá hủy kiến tạo, chiều dài hiệp khoan sẽ được rút ngắn để đảm bảo tỷ lệ mẫu, điều này được chấp nhận bởi với những đới yếu RQD thấp, nếu thu ngắn hiệp khoan để đảm bảo lấy nõn cũng đồng nghĩa RQD sẽ thấp hơn, thiên về an toàn hơn.

Tài liệu tham khảo:

Deere, D.U. 1963. Technical description of rock cores for engineering purposes. In Rock mechanics and engineering geology 1(1): 18. Vienna: Springer