Chiết khấu thanh toán bao nhiêu hợp lý

Cục Thuế Long An hướng dẫn Công ty 4 ORANGES Co., Ltd (huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) về việc chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với khoản chi chiết khấu thanh toán như sau:

Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về thuế GTGT quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền”.

Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính về thuế TNDN (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty có chương trình chiết khấu thanh toán cho khách hàng thì khi chi tiền chiết khấu thanh toán căn cứ mục đích chi Công ty lập chứng từ chi theo quy định. Khách hàng nhận tiền chiết khấu thanh toán lập chứng từ thu và xác định thu nhập khác. Chi phí chiết khấu thanh toán Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu khoản chiết khấu thanh toán này được quy định trong quy chế của Công ty và thể hiện trong hợp đồng mua bán với khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân hay thắc mắc không phân biệt được thế nào là chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán. Hôm nay, hãy cùng Kaike.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chiết khấu thanh toán bao nhiêu hợp lý

1.1. Chiết khấu thương mại:

Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản chiết khấu thương mại thường được hạch toán vào TK 521 và ghi giảm trừ doanh thu.

Khi bạn mua hàng số lượng lớn, được giảm giá theo như thỏa thuận hoặc điều khoản đã ghi rõ trong hợp đồng, thì đây là khoản chiết khấu thương mại:

– Bên bán:

Nợ 111/112/131 Tổng số tiền phải thu

Có 511 Doanh thu bán hàng (giá trị trên hóa đơn đã trừ chiết khấu thương mại; giá trị chưa thuế)

Có 3331 Thuế GTGT đầu ra

– Bên mua:

Nợ 156 Giá trị hàng hóa chưa thuế

Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111/112/131 Số tiền đã bao gồm thuế

1.2. Chiết khấu thanh toán:

Chiết khấu thanh toán chính là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua khi thanh toán trước thời hạn (không liên quan gì đến hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa người mua và người bán nên không thể ghi giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn được)

Khi bạn mua hàng và thanh toán trước thời hạn, được giảm giá như đã thỏa thuận hoặc theo điều khoản đã ghi rõ trong hợp đồng, thì đây là khoản chiết khấu thanh toán:

– Bên bán:

Nợ 635 Chi phí tài chính

Có 111/112/131 Giá trị chiết khấu thanh toán trả bằng tiền mặt/TGNH/bù trừ khoản phải thu

– Bên mua:

Nợ 111/112/331 Giá trị chiết khấu thanh toán được nhận bằng tiền mặt/TGNH/ bù trừ khoản phải trả

Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính

\>> Chỉ 2.000.000đ – Sở hữu ngay công cụ hỗ trợ kế toán ưu việt

Chiết khấu thanh toán bao nhiêu hợp lý

2. Thời điểm phát sinh chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thương mại: Phát sinh khi đơn hàng được tạo lập.

Ví dụ: Công ty A mua mặt hàng ván ép của công ty B với giá bán lẻ 4,500,000 đồng/tấm. Khi mua số lượng trên 100 thì giá bán là 4,400,000 đồng/tấm.

Chiết khấu thanh toán: Phát sinh khi bên mua tiến hành thanh toán.

Ví dụ: Công ty A mua 100 ván ép của công ty B với giá 4,500,000 đồng/tấm, tổng tiền phải thanh toán là 450,000,000 đồng, được trả chậm trong vòng 30 ngày. Hai bên thỏa thuận, nếu bên A thanh toán 100% trước ngày thứ 15 thì sẽ được nhận chiết khấu 1% là 4,500,000 đồng.

3. Quy định về cách xuất hóa đơn có chiết khấu thương mại và chiết khấu hóa đơn thanh toán

Theo khoản 2.5 Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn “Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào”.

  • Theo quy định trên thì đối với bên bán, giá bán là giá sau chiết khấu thương mại, từ đó làm giảm thuế GTGT đầu ra, đồng thời giảm thuế TNDN phải nộp. Đối với người mua, chiết khấu thương mại sẽ được giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn, giảm trực tiếp giá trị hàng hóa dịch vụ và thuế GTGT đầu vào của bên mua.
  • Còn đối với chiết khấu thanh toán, khoản này được ghi nhận như khoản chi phí tài chính đối với bên bán và là doanh thu hoạt động tài chính với bên mua.

4. Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán bao nhiêu hợp lý

4.1. Giống nhau

Nội dung đều là khoản lợi của người mua được hưởng do giảm giá trị phải thanh toán tiền hàng.

4.2. Khác nhau

Khi xét về bản chất thì chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán khác nhau hoàn toàn.

Chiết khấu thanh toán (Cash discount)

Chiết khấu thương mại (Trade discount)

Khái niệm

Khoản giảm trừ cho người mua khi thanh toán tiền hàng trước thời hạn hợp đồng

Khoản giảm giá cho khách hàng khi mua hàng hóa với một số lượng lớn

Đặc điểm

Không làm giảm doanh thu ghi nhận

Làm giảm doanh thu ghi nhận

Xuất hóa đơn

Không được trừ vào giá trị hóa đơn (Do hóa đơn đã được xuất ngay tại thời điểm hoàn thành việc cung ứng hàng hóa)

Được trừ vào giá trị hóa đơn, xuất hóa đơn với giá trị đã được trừ đi chiết khấu thương mại

Tác động đến các tài khoản thuế (GTGT, TNCN,…)

– Không được giảm thuế GTGT

– Là khoản chi phí tài chính của bên cung cấp và là doanh thu hoạt động của bên mua → Tăng thuế TNDN của bên mua và giảm thuế TNDN của bên mua (ghi nhận vào chi phí)

– Nếu người nhận là cá nhân kinh doanh thì khoản chiết khấu phải được khấu trừ 1% thuế TNCN và miễn thuế TNCN nếu người nhận là người tiêu dùng.

– Được giảm thuế GTGT

– Là khoản làm giảm doanh thu ghi nhận của bên bán → Giảm thuế TNDN và giảm thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp

– Nếu người nhận là cá nhân kinh doanh thì chiết khấu trả bằng tiền phải được khấu trừ 1% thuế TNCN và miễn thuế TNCN nếu người nhận là người tiêu dùng.

Tài khoản chiết khấu hạch toán theo Thông tư 200

TK 625 (Người bán)

TK 515 (Người mua)

TK 521 (Người bán)

Mục đích sử dụng

Phù hợp với những doanh nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi nợ

Phù hợp với những doanh nghiệp cần đẩy mạnh năng suất bán hàng tồn kho, góp phần hạn chế thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp

Trên đây là những thông tin cơ bản về phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về hai khái niệm này, từ đó áp dụng một cách chính xác và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.